Cách làm hồ cá bằng thùng xốp đẹp tiết kiệm đơn giản tại nhà
Búp Bê Trò Chơi Con Mực Vs Búp Bê Barbie Có Thai || Những Tình Huống Mang Thai Vui Nhộn bởi Gotcha Búp Bê Trò Chơi Con Mực Vs Búp Bê Barbie Có Thai || Những Tình Huống Mang Thai Vui Nhộn bởi Gotcha Nuôi cá bằng thùng xốp giúp bạn tiết kiệm nhiều chi…
Nuôi cá bằng thùng xốp giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí hơn so với việc nuôi bằng hồ xi măng, bể kính, Thiết kế hồ cá Koi bằng thùng xốp cũng không quá khó mà vẫn rất thẩm mỹ.
Trong bài viết này, Hocmay.vn sẽ gợi ý cách làm hồ cá bằng thùng xốp đẹp tiết kiệm đơn giản tại nhà, hãy cùng xem qua nhé.
Bạn đang xem bài viết: Cách làm hồ cá bằng thùng xốp đẹp tiết kiệm đơn giản tại nhà
Những lợi ích của việc nuôi cá bằng thùng xốp
Chi phí rẻ
Chỉ với vài chiếc thùng xốp thừa là bạn có thể tạo ra một ngôi nhà mới cho những chú cá Koi của mình. Đương nhiên, bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí thi công, xây dựng, lắp đặt, xử lý như hồ cá Koi bằng xi măng hay hồ koi gắn kính.
Đặc biệt, bạn có thể tự làm hồ bằng thùng xốp mà không tốn quá nhiều thời gian, công sức hay vật liệu. Cũng không phải thuê các đơn vị xây dựng.
Trọng lượng nhẹ
Do làm từ chất liệu xốp nên hồ cá này sẽ tương đối nhẹ, dễ di chuyển khi cần thiết. Bạn cũng dễ xử lý hơn khi hồ cá xảy ra các vấn đề như cá bị bệnh, tắm thuốc cho cá, Cá sẽ được chuyển một cách nhanh chóng mà không tốn nhiều công sức.
Khi bạn không có nhu cầu nuôi cá nữa, bạn chỉ cần dời các thùng xốp là đi là được. Trái lại nếu sử dụng hồ xi măng hay bể cá lắp chắc chắn thì việc dọn dẹp sẽ trở nên vô cùng khó khăn.
Giúp cá dễ đẻ hơn
Nuôi bằng thùng xốp có một ưu điểm là nhiệt độ trong thùng xốp cao hơn so với các loại hồ cá khác. Điều này kích thích cá Koi dễ sinh sản hơn. Vì vậy, những người chơi cá đang muốn nuôi cá cái và muốn kích thích chúng đẻ thì hãy thử nuôi cá trong thùng xốp.
Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn phải xem xét nhiệt độ trong thùng, nhiệt độ nước sao cho phù hợp để cá có thể sống khỏe mạnh. Không nên áp dụng nhiệt độ nước ở hồ cá xi măng, bể cá kính vào thùng xốp, như vậy nhiệt độ sẽ bị cao hơn mức cần thiết.
Chuẩn bị làm hồ cá bằng thùng xốp
Để làm hồ thủy sinh bằng thùng xốp điều đầu tiên chính là nguyên vật liệu và dụng cụ để thực hiện. Cụ thể bạn cần chuẩn bị:
cách làm hồ thủy sinh bằng thùng xốp
Chọn mua 2 thùng xốp có cùng kiểu dáng, kích cỡ và quan trọng là phải sạch sẽ.
- Thước, bút : Để kẻ đường khoét giữa 2 thùng.
- Dao dọc giấy: Khoét, tỉa, gọt. Nên dùng bản dao to để lưỡi dao không bị cong khi khoét.
- Súng silicon: Để gắn 2 thùng lại với nhau. Nên mua loại tốt vì giá loại silicon thường và tốt chênh nhau không nhiều.
- Băng dính: Để dán và cố định bể sau khi silicon đã khô mặt.
- Bay: Trát xi măng trong lòng bể.
- Xi măng: 4kg. Có thể mua nhiều hơn nếu muốn thiết kế mái hiên cho cá và khu vực trồng cây thủy sinh.
- Cát: để trộn với xi măng. Nếu chỉ có trát xi măng thì bể sẽ bị khô và dễ nứt bể.
- Xô hoặc chậu hoặc bạt to… để trộn xi măng cát.
- Đồ trang trí: sỏi, đá, tượng hoặc bất cứ thứ gì mà các bạn muốn cho vào bể.
Chi tiết cách làm hồ cá bằng thùng xốp
Bước 1
Lau lại 1 lượt cho sạch sẽ cả 2 thùng để đảm bảo silicon và băng dính sẽ bám chặt lấy mặt thùng.
Đo và kẻ vị trí muốn khoét sao cho khớp.
Sau khi khoét xong, dùng súng bắn silicon trát 2 mặt tiếp xúc giữa 2 thùng. trát nhiều 1 chút tránh trường hợp bị toác dẫn đến việc gỉ nước hoặc vỡ thùng, vì lượng nước khi đổ đầy sẽ lên khoảng hơn 100 lít nước.
Đợi silicon khô mặt, lấy băng dính dán kín bề mặt (kể cả phần đáy). Việc này ngoài cố định được 2 thùng còn giúp việc vệ sinh sau này được dễ dàng hơn.
Bước 2
Sau khi silicon khô và cố định bể bằng băng dính, cắt nắp thùng xốp để làm những chi tiết bên trong bể, xách xô vác xi đi trộn. Anh Trộn xi măng cát với tỉ lệ 1/4 (4 bay xi măng với 1 bay cát). Tiếp đó, đổ nước từ từ để không bị vón cục hoặc quá loãng.
Đầu tiên phải trát xi măng kín lòng bể trước, rồi đến thành bể, rồi các chi tiết cần xây và lượng xi măng còn lại sẽ dồn hết vào đoạn nối giữa 2 bể (Đắp càng dày càng tốt, vì đoạn nối này là quan trọng nhất, nên đắp dày 3cm).
Lưu ý:
Do xi măng rất ăn tay và làm ở diện tích nhỏ nên cần sử dụng găng tay nilon, y tế hoặc găng tay cao su…
Khi việc trát hoàn thành, đặt bể tại nơi có nắng để bể khô nhanh hơn nhưng cũng không nên đặt bể chỗ có nắng quá nhiều sẽ làm xi măng bị khô và nứt. Để nguyên bể tại vị trí đó khoảng 1 ngày 1 đêm.
Khi thấy bể đã khô, xả nước dần dần vào bể. Lần đầu nên xả khoảng 1/3 bể để kiểm tra bể có bị nứt hay bị gỉ nước hay không. Sau 1 ngày không có hiện tượng bất thường thì tiếp tục xả nước lên 2/3 bể rồi tiếp tục chờ thêm 1 ngày. Nếu vẫn không nứt thì xả đầy bể và chờ thêm 2 – 3 ngày nữa. Ngâm đầy bể nước từ 2 – 3 ngày ngoài việc giúp chúng ta biết chắc chắn mình đã thành công, thì cũng là thời gian để những chất độc của xi măng được đào thải ra ngoài.
Ngâm bể xong thì lượng nước đó nên đổ hết. Sau đó dùng nước sạch tráng và cọ lại lần cuối.\
Bước 3
Do là bể ngoài trời và không dùng máy lọc nước nên chủ yếu trồng các loại cây thủy sinh có tác dụng lọc nước và có tán rộng để che nắng cho cá như lưỡi mèo, lưỡi mác, rong đuôi chó, rong la hán, thủy trúc, sen tròn…
Nếu các bạn thích cây phát triển mạnh hơn trong bể thì có thể dải 1 lớp đất nền (đất vi sinh) rồi trồng cây. Nếu không thì dải đất bình thường nhưng cần có thời gian thì đất mới lắng xuống đáy và trong veo (thường từ 7 – 10 ngày). Nếu không thích đất có thể thả luôn cây vào bể vì cây ngoài chợ người ta bán là kèm luôn cái lọ con con rồi, về chỉ việc thả vào thôi.
Dải 1 lớp sỏi nhỏ để chất thải của cá lắng xuống giúp nước luôn được trong.
Thêm vào bể 2 cục xỉ than để hỗ trợ lọc nước. Xỉ than nên ngâm bên ngoài từ 2 – 3 ngày trước khi thả vào bể.
Có thể thả ít vỏ ốc, ếch, rùa vào bể để tăng phần sinh động.
Xem thêm bài viết Cách làm hình dán bằng giấy cute làm sticker đẹp mà đơn giản tại nhà
Một số lưu ý khi làm hồ cá bằng thùng xốp ngoài trời
- Set up hệ thống lọc tự nhiên cho hồ: Bạn có thể dùng men vi sinh, sứ lọc, đá nham thạch, … sẽ cung cấp chỗ ở cho các vi sinh vật và các vi sinh vật sẽ đảm nhiệm vai trò phân hủy chất hữu cơ trong nước, giúp nước trong bể cá luôn sạch. Việc tạo hệ thống lọc tự nhiên vô cùng quan trọng vì hồ cá ngoài trời không có hệ thống lọc nước nhân tạo.
- Về phần phân nền bạn có thể chọn phân nền công nghiệp hoặc đất vườn. Ưu điểm của phân nền công nghiệp là tiện lợi, rẻ, không tan nên không làm bẩn nước. Còn nếu bạn dùng đất vườn thì có thể hạn chế việc làm bẩn nước bằng cách rải 1 lớp sỏi hoặc đá nham thạch phía trên gốc cây.
- Lựa chọn cây thủy sinh: Bạn nên trồng những cây thủy sinh có tốt độ tăng trưởng chậm. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn những loại cây cắt cắm giá mềm. Khi trồng cây cắt cắm cần lưu ý mật độ để tránh cây phát triển quá rậm khiến cây bị thiếu ánh sáng dẫn đến thối rửa và nên cắt tỉa định kỳ 1 – 2 lần/tuần.
- Về cá: lưu ý nên nuôi ít cá và cho cá ăn vừa phải và phải luôn chú ý đến vệ sinh trong bể cá vì thùng xốp không thể set up được hệ thống lọc nước. Nước bẩn sẽ ảnh hưởng đến cây thủy sinh và cả cá nửa.
- Thay nước 1 – 2 tuần/lần. Bạn có thể dùng bơm tay hút nước để thay nước tuy nhiên cần lưu ý chừa lại 1/2 lượng nước cũ rồi bổ sung nước mới để tránh việc cá bị sốc do thay đổi môi trường đột ngột. Song song với việc thay nước, bạn nên bổ sung thêm vi sinh.
Cách làm hồ cá cảnh bằng thùng xốp đơn giản ngay tại nhà
Chuẩn bị vật liệu làm bể cá cảnh bằng thùng xốp
- 1 thùng xốp
- 2 cục xỉ than
- 5 kg đất nền
- 2 kg sỏi nhỏ
- 1 kg cát trắng
- 1 số cây thủy sinh
- 1 chai vi sinh
- 1 chai khử clo cho nước máy
7 bước làm hồ cá cảnh bằng thùng xốp tại nhà
Bước 1: Cho đất nền vào thùng xốp
Ở bước này, bạn cho một lượng đất nền vừa đủ vào thùng xốp để có thể cắm cây thủy sinh. Lượng đất nền có độ dày từ 2 đến 3 cm tùy vào chiều cao của thùng xốp. Đất nền bạn có thể tự trộn hoặc mua ở các cửa hàng thủy sinh.
Đất nền khi cho vào thùng xốp bạn chỉ cần rải đều tay, không nên nén lại. Khi nén đất sẽ làm cho đất cứng, cây thủy sinh khó bén rễ, phát triển chậm.
Bước 2: Cho xỉ than và sỏi nhỏ vào thùng xốp
Xỉ than làm thay nhiệm vụ của bộ lọc, giúp nước trong bể cá cảnh luôn trong và sạch. Xỉ than với những lổ nhỏ xốp sẽ là nơi ở và phát triển của những vi sinh vật có lợi. Trước khi cho xỉ than vào thùng xốp làm bể cá, bạn cần đập nhỏ xỉ than ra. Xỉ than đập nhỏ có kích thước bằng hoặc lớn hơn một chút so với viên sỏi nhỏ.
Sau khi đập nhuyễn xỉ than ra, bạn trộn chung với sỏi theo tỉ lệ 1:1, rồi rải đều trên lớp nền có sẵn trong thùng xốp.
Bước 3: Cho cát trắng lên trên cùng
Cát trắng là lớp trên cùng của phần nền bể, cát trắng giúp bể trông thẩm mỹ hơn khi che đi lớp xỉ than và sỏi phía dưới. Lớp cát trắng phía trên không nên quá dày, thường chỉ từ 0.5 đến 1 cm là vừa đủ. Ở bước này bạn thực hiện hoặc bỏ qua đều được.
Sau khi xong bước 3, các bạn có thể thêm lũa hoặc đá để tăng thêm vẻ đẹp, hấp dẫn cho bể cá của mình.
Bước 4: Cho nước vào thùng xốp
Ở bước này bạn sẽ thực hiện cho nước vào thùng xốp. Khi cho nước vào lần đầu, bạn nên để nước đầy tràn ra ngoài, bụi bẩn khi thao tác ở những bước trên sẽ theo nước trôi ra. Sau khi đã trôi các bụi bẩn ra ngoài, các bạn múc bớt nước ra, tránh những loại cá hiếu động sẽ nhảy ra ngoài.
Bách hóa review mách bạn một mẹo nhỏ, bạn nên để một cái đĩa hoặc bịch nilon trong nền bể khi cho nước vào. Điều này giúp nước không làm đục và nền bể thùng xốp không bị xói mòn xuống phía dưới.
Bạn lưu ý nếu nước bạn là nước máy, bạn nên châm 1 ít dung dịch khử clo vào tron bể xốp. Lượng clo trong nước máy sẽ ảnh hưởng đến đàn cá và vi sinh trong bể của bạn. Dung dịch này sẽ giúp bạn khử bớt lượng clo có trong nước máy.
Bước 5: Cắm cây thủy sinh vào bể cá bằng thùng xốp
Bạn thực hiện cắm cây thủy sinh vào bể cá, bạn nên lựa những cây thủy sinh dễ sống để trồng khi chưa có nhiều kinh nghiệm. Gợi ý cho bạn một số loại thủy sinh dễ trồng như là các loại bèo, rong đuôi chó, tiểu bảo tháp, cỏ ngưu mao chiên, thủy cúc, cỏ thìa, ngô công thảo…
Để dễ dàng trong việc cắm cây xuống nền, bạn nên chuẩn bị cho mình một cây nhíp. Khi cắm cây thủy xinh, bạn không nên cắm quá sâu hoặc nén quá chặt gốc. Chỉ cần cắm nhẹ xuống nền, cây giữ nguyên vị trí không bị bật gốc là được.
Bước 6: Châm vi sinh
Chai vi sinh bạn có thể mua ở các tiệm cá cảnh, châm vi sinh giúp bể bạn ngay lập tức có 1 lượng vi sinh có lợi. Vi sinh giúp cân bằng hệ sinh thái, phân hủy chất thải của cá và đảm bảo hồ bạn luôn luôn sạch trong. Bạn cho 1 lượng vi sinh vừa đủ vào bể cá cảnh làm bằng thùng xốp, theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bước 7: Thả cá
Các bạn lưu ý không nên thả cá ngay khi vừa làm xong hồ cá bằng thùng xốp. Hồ cá của bạn lúc này chưa có được sự ổn định, cũng như nước vẫn còn đục.
Đợi sau từ 2 đến 3 ngày hoặc lâu hơn, khi nước đã lắng xuống, độ pH đã dần ổn định, lượng clo trong nước không còn, là bạn có thể thả cá rồi.
Bạn nên nuôi những loại cá cảnh có sức sống cao, không cần oxy trong bể. Một số loại cá khỏe như: các dòng cá 7 màu (guppy), lia thia (betta), cá sặc cảnh, đuôi kiếm…
Mua cá về bạn cũng không nên lập tức thả cá vào thúng xốp, vì khi đó cá dễ bị sốc nhiệt, sốc nước. Hãy để bịch cá mua về trên mặt nước bể cá, đợi khoảng 30 phút rồi từ từ thả cá ra.
Vậy là qua 7 bước thực hiện vô cùng đơn giản và nhanh chóng, bạn đã biết cách làm bể cá bằng thùng xốp rồi. Vậy còn chần chờ gì, mà bạn chưa tự tạo cho mình một nơi thư giản đầy thú vị này?
Xem thêm bài viết Cách làm cây thông noel bằng bìa carton đẹp xinh lung linh cho noel
Cách làm hồ cá Koi bằng thùng xốp
Bước 1: Tìm thùng xốp có kích thước phù hợp
Bạn có thể những thùng xốp to nhỏ theo kích thước mong muốn, dựa vào số lượng cá và kích cỡ cá định nuôi. Hãy chuẩn bị 1-4 thùng tùy ý.
Bước 2: Dán các thùng xốp lại bằng băng dính hoặc keo cho chắc chắn.
Sau đó cắt phần cạnh của 2 thùng xốp một hình chữ nhật đủ to để cá có thể bơi qua lại. Nếu chỉ sử dụng 1 thùng thì bạn có thể bỏ qua bước này.
Cắt khoảng trống giữa 2 thùng xốp
Bước 3: Ghép mặt kính
Chuẩn bị một miếng kính hình chữ nhật có diện tích nhỏ hơn cạnh của 1 thùng xốp. Đo kích thước miếng kính và vẽ một hình chữ nhật bên trong mặt cạnh của thùng xốp bằng với kích thước đó. Làm tương tự với các mặt còn lại.
Cắt xốp để ghép kính vào
Sau đó ghép miếng kính vào và đảm bảo nó được giữ chắc bởi xốp. Dùng keo cố định miếng kính với thùng xốp để không có những lỗ hổng, làm nước rò rỉ ra ngoài.
Cố định miếng kính với keo
Để cho chắc chắn, bạn có thể dán thêm băng dính điện bên ngoài xung quanh viền kính ở mặt trong và ngoài của thùng xốp.
Bước 4: Tráng xi măng
Dán băng dính lên mặt kính phía bên trong để xi măng không dính vào. Quét xi măng bằng một chiếc chổi quét sơn. Quét một lượt trong thùng, đảm bảo các mặt trong của thùng xốp đều được tráng xi măng đều. Điều này sẽ chống thấm nước ra ngoài và giúp cá cô môi trường sống tương tự như hồ xi măng.
Tráng xi măng trong thùng xốp
Sau đó dùng xẻng nhỏ, trát thêm một lớp xi măng dày hơn. Đợi cho xi măng khô cứng lại, bóc băng dính ở kính ra và vệ sinh lại cho sạch sẽ.
Trét lớp xi măng dày hơn
Bước 5: Trang trí
Bạn có thể sử dụng sơn màu sắc để quét lên hoặc vẽ, trang trí thùng theo ý thích. Sau đó bạn thả cá vào là xong.
Thành quả
Đối với việc nuôi koi thì điều quan trọng nhất là bộ lọc nước hồ cá koi, do vậy bạn nên tự làm bộ lọc để tiết kiệm chi phí. Bộ lọc cá hồ koi làm đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị vật liệu lọc hồ cá sau đó sắp xếp phù hợp. Xem chi tiết hơn tại: Hướng dẫn làm bộ lọc nước cho hồ cá koi
Như vậy, cách làm hồ cá Koi bằng thùng xốp không quá khó và mất thời gian. Đây sẽ là giải pháp tuyệt vời khi bạn muốn nuôi cá mà vẫn tiết kiệm diện tích, chi phí.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số cách thiết kế hồ cá koi giá thành rẻ, dễ làm khác như:
- Nuôi cá koi bằng hồ nhựa
- Nuôi cá koi bằng hồ lót bạt
Tổng kết
Hi vọng qua bài viết hướng dẫn cách làm hồ cá bằng thùng xốp dễ dàng mà phân mục Kiến thức Handmade cuả Hocmay.vn đã chia sẻ, bạn có thể tự làm cho mình những hồ cá xịn xò và dễ thương nháta nhé.