Cách làm ra mật của các chú ong
Hướng dẫn cho người mới nuôi ong- Nuôi thùng ong đầu tiên phải làm những gì? Hướng dẫn cho người mới nuôi ong- Nuôi thùng ong đầu tiên phải làm những gì? Mật hoa là thành phần chính của mật ong và cũng là nguồn năng lượng chính cho ong. Những con ong dùng chiếc…
Mật hoa là thành phần chính của mật ong và cũng là nguồn năng lượng chính cho ong. Những con ong dùng chiếc lưỡi dài như ống hút gọi là vòi, để hút các giọt mật hoa từ bộ phận đặc biệt tạo ra mật của hoa gọi là tuyến mật. Khi mật hoa chui vào đến dạ dày của ong, dạ dày bắt đầu phân tách các loại đường phức hợp của mật hoa thành các loại đường đơn giản hơn và ít có xu hướng tinh thể hóa, tức là không bị đông rắn lại. Khi một con ong trở về đàn, nó chuyển lượng mật này sang cho một con ong khác trẻ tuổi hơn gọi là ong nhà. Ong nhà là ong có 12 – 17 ngày tuổi.
cụ thể quá trình sẽ như sau
Cách làm ra mật của ong theo quá trình sau:
Một đội quân ong thợ sẽ bay đi hút mật hoa, hút khi nào đầy diều sẽ mang về tổ. Khi mang mật hoa về đến tổ sẽ có đội quân ong thợ khác tiếp nhận mật hoa ở vòi mật của nó và nuốt vào trong diều của mình. Mật hoa trong diều của con ong tiếp nhận mật được nhào trộn 120 – 240 lần, sau đó chúng tìm lỗ tổ ong còn trống nhỏ giọt mật vào.
Tuy nhiên, loại mật này chưa đạt độ chín, vì mới luyện nên sẽ chứa nhiều nước 40-80%. Để có được mật ong hoàn chỉnh, con ong phải thực hiện quá trình làm sánh mật, khi nào mật ong sánh lại chỉ còn 18-20 % nước thì mới đạt chuẩn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng muốn chế 100g mật, con ong phải có 12.000 – 15.000 chuyến vận chuyển mật hoa và muốn có mật đầy diều được một chuyến con ong phải hút mật của 75 – 85 bông hoa.
Quá trình cô đặc mật được con ong thợ thực hiện theo 3 quá trình:
Thứ nhất:
quá trình hút nước của diều khi giọt mật đang ở trong diều (các tế bào của thành diều hút nước chuyển thành hồng bạch huyết, qua ống Marnphighi vào ruột để bài tiết ra ngoài).
Thứ hai:
Các chú ong sẽ di chuyển giọt mật trên miệng lỗ, việc di chuyển giọt mật từ lỗ này qua lỗ khác sẽ khiến quá trình bốc hơi diễn ra nhanh chóng.
Thứ ba:
một số con ong thợ làm nhiệm vụ vỗ cánh tạo ra gió để tăng sự bốc hơi trong mật non. Mỗi con ong cụ thể vỗ cánh 26.400 lần trong một phút để góp phần tăng nhanh bốc hơi nước trong mật.
Khi mật ong trong lỗ tổ đạt đến độ già (18 – 20% nước) thì con ong dùng sáp ong vít nắp lỗ tổ lại. Như vậy là con ong đã hoàn thành quá trình chế tạo mật hoa thành
mật ong
.
Khi mật ong đã khô, chúng đậy nắp lên lỗ sáp đó bằng một lớp sáp tươi làm cho lỗ sáp trở thành một lọ mật ong tí hon. Vào mùa đông khi hoa không còn nở nữa và không có nhiều mật hoa để kiếm về thì những con ong có thể mở những lọ mật của chúng ra và cùng chia nhau ăn chỗ mật để dành này.
Ong nào làm được mật
Ong mật màu vàng chỉ là một trong hơn 20.000 loài ong trên thế giới không? Và chỉ có một số loài ong biết làm mật mới được gọi là
ong mật
.
Trên thế giới chỉ có gần 20 loài ong mật. Ong mật ở Đông Nam Á chủ yếu là ong Apis cerana do người nuôi ở vùng nông thôn và núi cao hẻo lánh. Ở Nepal và Indonesia còn có ong mật khổng lồ Apis dorsata chỉ sống trên những vách đá cao và cây cổ thụ. Một số ong mật chỉ có ở Úc, như là Tetragonula carbonaria và Austroplebeia australis
Cũng giống như vật nuôi trong nhà, ong cũng cần được chăm sóc. Vì thế, trồng thêm những loài cây ra hoa lúc nào cũng là việc nên làm, để chúng ta không chỉ được nhìn và ngửi những bông hoa thơm tươi đẹp mà còn giúp cho ong và nhờ ong là cả chúng ta cũng có thêm nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng.
Nguồn tham khảo Internet