Cách nuôi Kỳ giông Axolotl: Setup bể và chăm sóc
Thử thôi miên kỳ nhông và kỳ tôm, BẤT NGỜ con ấu trùng hôm trước đã hoá thành con xén tóc / Bảo pet Thử thôi miên kỳ nhông và kỳ tôm, BẤT NGỜ con ấu trùng hôm trước đã hoá thành con xén tóc / Bảo pet Kỳ giông Axolotl với hình dạng có…
Kỳ giông Axolotl với hình dạng có phần “kỳ quặc” chắc hẳn là một vật nuôi độc đáo trong bể thủy sinh của bạn. Cách nuôi Kỳ giông Axolotl để chúng luôn khỏe mạnh? Tất cả thông tin sẽ được cung cấp qua bài viết sau đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
MỤC LỤC
Giới thiệu về Kỳ giông Axolotl
Kỳ giông Axolotl là loài Kỳ giông “tân sinh” có kiểu hình tương tự Kỳ giông Hổ với tên khoa học là Ambystoma mexicanum được tìm thấy rộng rãi ở các sông, hồ ở thành phố Mexico như hồ Xochimilco và hồ Chalco. Từ “Tân sinh” có nghĩa là Kỳ giông Axolotl phát triển và trưởng thành mà không trải qua quá trình biến thái như các loài lưỡng cư khác.
Theo thông tin từ website www.axolotl.org, tên gọi Axolotl có nguồn gốc từ đế chế Aztec – Tây Ban Nha với “atl” nghĩa là nước và “xolotl” mang nghĩa là chó để mô tả Kỳ giông Axolotl như một loài chó sống dưới nước.
Tổng quan về loài Kỳ giông Axolotl:
- Tên tiếng Anh: Axolotl, Mexican walking fish.
- Tên khoa học: Ambystoma mexicanum (Shaw & Nodder 1798).
- Nguồn gốc: Mexico.
- Kích thước trưởng thành: 15 – 45cm (mặc dù kích thước >30cm rất hiếm).
- Tuổi thọ: 10 – 15 năm.
Đặc điểm và phân loại Kỳ giông Axolotl
Kỳ giông Axolotl sở hữu những đặc điểm điển hình của Kỳ giông ở giai đoạn ấu trùng bao gồm mang bên ngoài và vây đuôi kéo dài đến hậu môn. Trên thực tế, hình thái mang bên ngoài thường tiêu biến khi Kỳ giông trưởng thành nhưng Kỳ giông Axolotl vẫn duy trì đặc điểm này. Dưới đây là những đặc điểm đặc biệt của Kỳ nhông Axolotl.
Đặc điểm nhận diện
- Kỳ giông Axolotl trưởng thành khi đạt 18 – 27 tháng tuổi.
- Kích thước phổ biến: khoảng 23cm.
- Đầu rộng với 3 cặp mang lộ ra ngoài ở phía sau. Đôi mắt nhỏ không có mí mắt.
- Tứ chi kém phát triển, với các ngón dài và mỏng.
- Răng nhỏ, mềm và khó nhìn thấy bằng mắt thường.
- Kỳ giông Axolotl đực và cái được phân biệt qua đặc điểm: khu vực nhú cloacae ở con đực sẽ hơi phồng hơn; trong khi con cái có khoang bụng rộng hơn để mang trứng.
Kỳ giông Axolotl sở hữu 4 gen sắc tố khác nhau; trải nhiều quá trình lai tạo phức tạp, các gen này đột biến và cho ra các loại Kỳ giông Axolotl có màu sắc khác nhau.
Phân loại Kỳ nhông Axolotl
Kỳ giông Axolotl có độc không?
Đối với nhiều người chưa từng nuôi qua hoặc chưa biết cách nuôi Kỳ giông Axolotl, chắc hẳn sẽ thắc mắc rằng liệu chúng có độc hay không? Câu trả lời là “CÓ”, vì Kỳ giông Axolotl không phải là cá, mà chúng là Kỳ giông – một loài lưỡng cư.
Tuy nhiên, bạn nên yên tâm vì độc tính của Kỳ giông Axolotl không có nhiều tác dụng với con người nên việc bị Axolotl cắn khi chăm sóc chúng cũng không đáng lo ngại.
Cách nuôi Kỳ giông Axolotl
Chọn bể nuôi Axolotl
Bể nuôi Kỳ giông Axolotl nên có thể tích từ 15 – 20 gallon với nắp đậy kín ở phía trên để tránh chúng nhảy ra ngoài. Mực nước trong bể nên cao hơn chiều dài của Axolotl, mực nước cao hơn sẽ giống chất lượng nước duy trì lâu hơn và các chú Axolotl cũng có thêm thiều không gian di chuyển.
Môi trường nuôi Axolotl
Nguồn nước nuôi Kỳ nhông Axolotl nên sử dụng nước máy đã bay hơi clo với pH nên được duy trì trong khoảng 6,5 – 7,5. Nhiệt độ nước đảm bảo khoảng 14 – 20 độ C. Mặt khác, một bộ lọc trên bể tốc độ lọc phải chậm là cần thiết để duy trì chất lượng nước.
Bên cạnh hệ thống lọc, bạn nên vệ sinh bể định kỳ bao gồm thay 20% nước mỗi tuần, cũng như hút chất thải từ đáy bể. Nếu không sử dụng bộ lọc, bạn có thể sẽ phải thay 20% nước hàng ngày hoặc cách ngày. Không nên thay 100% nước, vì điều này có thể làm cho Kỳ nhông Axolotl bị sốc.
Trang trí bể nuôi Axolotl
Kỳ giông Axolotls không yêu cầu nhiều về điều kiện ánh sáng. Trên thực tế, chúng cần một nơi ẩn nấp tối tăm, chẳng hạn như một chậu hoa rỗng hoặc hốc đá nhân tạo.
Một số người chơi thích để trống đáy bể, mặc dù những người chơi khác lại nói rằng điều này có thể gây căng thẳng cho Axolotl nếu nó không thể có được chỗ đứng trên đáy nhẵn. Bạn nên cho một ít sỏi dưới nền, lưu ý chọn loại sỏi thô có kích thước lớn hơn đầu của Axolotl. Sỏi mịn có thể bị lầm tưởng là thức ăn và gây tắc nghẽn đường ruột khi chúng nuốt phải.
Chế độ ăn dành cho Kỳ giông Axolotl
Trong tự nhiên, Kỳ nhông Axolotls ăn ốc sên, giun, động vật giáp xác, cá nhỏ và động vật lưỡng cư nhỏ. Trong điều kiện nuôi cảnh, chúng có thể được cho ăn nhiều loại thức ăn như Artemia trưởng thành, thịt bò hoặc gan cắt nhỏ, giun đất, trùn chỉ, trùn huyết, thức ăn đông lạnh và thức ăn viên cho cá.
Lưu ý, không cho ăn giun hoặc cá mà bạn tự bắt được vì chúng có thể mang ký sinh trùng. Nói chung, không cần bổ sung vitamin hoặc khoáng chất.
Bạn cùng bể với Axolotl
Kỳ giông Axolotl đa phần nằm yên một chỗ và rất ít khi hoạt động. Tuy nhiên, chúng khá hung hăng và có thể tấn công các loài cá khác trong bể. Chính vì thế, Axolotl không thể nuôi chung với các loài cá khác. Bên cạnh đó, Axolotl cũng sống khá đơn độc và chỉ hoạt động tốt khi được một mình một cõi.
Các vấn đề về sức khỏe ở Kỳ giông Axolotl
Một đặc điểm đặc biệt của Kỳ nhông Axolotls là sức mạnh tái tạo của chúng. Trong trường hợp vết thương không nguy hiểm đến tính mạng, chúng có thể mọc lại tứ chi, đuôi và thậm chí các bộ phận cơ thể khác, chẳng hạn như mô tim và mắt.
Nhưng khả năng đặc biệt này không bảo vệ chúng khỏi tất cả các vấn đề sức khỏe. Điều kiện bể không đảm bảo vệ sinh có thể dẫn đến nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn, các dấu hiệu của bệnh bao gồm hoạt động kém và bỏ ăn.
Ngoài ra, sự tích tụ amoniac từ chất thải trong bể có thể làm Axolotl ngộ độc. Nếu điều này xảy ra, nó có thể cản trở quá trình hô hấp gây tổn thương cho mang cũng như tổn thương thần kinh.
Hơn nữa, việc chúng nuốt sỏi nhỏ hoặc viên lót nền sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa. Nếu Kỳ nhông Axolotl bị tắc nghẽn đường ruột, nó có thể sẽ chậm chạp và bỏ ăn. Và nếu không được cấp cứu kịp thời, tử vong có thể xảy ra nhanh chóng.
Mặt khác, Kỳ nhông Axolotls hiếm khi trải qua quá trình biến thái thành dạng sống trên cạn. Các nguyên nhân của điều này vẫn chưa được hiểu rõ, mặc dù nó có thể liên quan đến hormone hoặc đặc tính của nước. Quá trình biến thái này có thể rút ngắn đáng kể tuổi thọ của nó.
Nếu bạn nhận thấy những thay đổi bất thường trên cơ thể con vật, chẳng hạn như nó bắt đầu phát triển lớn hơn, hãy nhờ bác sĩ thú y chuyên về vật nuôi ngoại lai khám càng sớm càng tốt.
Sinh sản ở Kỳ giông Axolotl
Điều kiện sinh sản của Axolotl
Những thay đổi theo mùa về nhiệt độ và độ dài ngày thường sẽ làm cho Kỳ nhông Axolotl bắt đầu sinh sản sinh (trong tự nhiên, thường vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân). Trong môi trường sinh sản nhân tạo, có thể kích thích Axolotl sinh sản bằng cách thay nước một phần bằng nước lạnh đặc biệt hoặc bằng cách thêm một ít đá vào bể.
Quá trình sinh sản ở Axolotl
Kỳ nhông Axolotl đực thể hiện sự quan tâm đến con cái bằng cách dùng mũi thúc vào chân sau của nó. Nếu con cái chấp nhận, Axolotl đực sau bơi sát phía trước mặt con cái và dắt nó đi khắp bể.
Trong khi bơi, Kỳ nhông Axolotl được sẽ phải phóng một “gói” tinh trùng được gọi là chất chứa tinh trùng, và sau đó nó sẽ dẫn con cái về phía trước cho đến khi âm đạo của nó nằm ngay phía trên gói tinh trùng này. Sau đó, Axolotl cái đưa tinh trùng vào ống dẫn tinh của mình. Axolotl đực tiếp tục dẫn con cái về phía trước, và nó sẽ giải phóng thêm một vài gói tinh trùng trong khoảng một giờ hoặc lâu hơn.
Quá trình đẻ trứng diễn ra từ 12 – 72 giờ sau đó. Mỗi lứa Kỳ giông Axolotl cái có thể đẻ tới 1.500 trứng. Sau khi chúng đẻ xong, bạn nên tách ngay Axolotl bố mẹ ra khỏi để chúng không ăn trứng. Trứng nở sớm hơn và Axolotl con sẽ phát triển nhanh hơn khi điều kiện nhiệt độ được ổn định. Ở nhiệt độ khoảng 22 độ C, trứng sẽ nở trong khoảng 15 ngày.
Cách nuôi Kỳ giông Axolotl con
Sau khi trứng nở, bạn nên chia nhỏ bầy Axolotl con với mật độ 100/bể. Và cho ăn mỗi ngày 2 lần.
Kỳ nhông Axolotls mới nở sẽ không kiếm ăn ngay. Trong thời gian này, chúng sử dụng chất dinh dưỡng ở lòng đỏ trứng còn lại trong bụng. Sau 48 giờ, nên cho Axolotl con ăn Atermia, rận nước Daphnia sống hoặc trùn chỉ non cắt nhỏ.
Khi Kỳ nhông Axolotl non phát triển chân trước, chúng sẽ hoạt động nhiều hơn và tích cực săn tìm thức ăn. Axolotl bây giờ đã có thể ăn trùn huyết đông lạnh cắt nhỏ. Kể từ thời điểm này, tốt nhất nên cho chúng ăn với tần suất 1 – 2 lần/ngày bởi vì ở những giai đoạn đầu này, Axolotl rất “máu” ăn thịt đồng loại.
Mặc dù Kỳ nhông Axolotl con được ăn uống đầy đủ cũng ít có nguy cơ hình thành bong bóng khí trong ruột của chúng. Nếu bạn gặp phải sự cố này, hãy bỏ con non bị bệnh vào một dụng cụ chứa riêng và đổ nước vừa đủ để đậy nắp. Lúc này cho thức ăn vào miệng chúng bằng nhíp nhỏ. Trong khoảng 1 – 2 ngày sau chúng sẽ tự khỏi.
Lưu ý, luôn theo dõi chặt chẽ chất lượng nước, đặc biệt là trong vài tuần đầu tiên. Một Axolotl phát triển chân sau là có thể chăm sóc tương tự như con trưởng thành. Đồng thời, xu hướng ăn thịt đồng loại của chúng sẽ giảm dần, khi chúng lớn dần lên.