Cách phân biệt chào mào trống mái chuẩn xác nhất
Dùng chào mào mái kích trống CÓ TỐT KHÔNG? Dùng chào mào mái kích trống CÓ TỐT KHÔNG? Chào mào là loại chim cảnh được nhiều người ưa thích và lựa chọn nuôi. Mình đã giới thiệu cho các bạn kinh nghiệm nuôi chào mào dành cho người mới rồi, chắc các bạn đã có…
Chào mào là loại chim cảnh được nhiều người ưa thích và lựa chọn nuôi. Mình đã giới thiệu cho các bạn kinh nghiệm nuôi chào mào dành cho người mới rồi, chắc các bạn đã có một chút kinh nghiệm rồi nhỉ. Tuy nhiên trước khi bắt tay vào chăm sóc một chú chào mào thì việc đầu tiên các bạn cần phải biết được cách phân biệt chào mào đực, cái.
Để chọn được chú chào mào đẹp quý thì việc lựa chọn chào mào khá quan trọng, đặc biệt là việc lựa chọn chào mào đực cái ngay từ lúc còn nhỏ. Nhiều anh em còn chưa phân biệt được điều này thì nhiều khi bị lừa, chọn nhầm… muốn chọn con đực lại ra con cái, chọn cái lại ra đực. Lúc nuôi lớn lên biết thì đã mất bao nhiêu công sức rồi. Sau đây là một số kinh nghiệm chọn chào mào mà mình sẽ chia sẻ với anh em.
Sự khác nhau của chào mào đực và chào mào cái
Chỉ cần một chút tinh ý là bạn có thể phân biệt được chào mào trống với chào mào mái.
Chào mào mái thường thì nhỏ hơn chào mào trống chỉ bằng khoảng 2/3 đến 3/4 chim trống thôi. Chào mào trống có mào nhọn đỉnh uy nghiêm còn chào mào mái thì đầu nhỏ, mào thấp và cui. Bàn chân chim mái nhỏ,móng mỏng nhìn mảnh mai, con trống thì lại ngược lại. Còn đặc điểm nữa là lông chim mái khá mềm, mịn hơn chim trống.
Trong một bầy chào mào, các bạn cứ thấy em nào hay đứng một chỗ, mắt nhìn ngang nhìn dọc như đang cảnh giác thì đây là chào mào mái. Nhìn nó ngơ ngơ ngác ngác và trông rất hiền. Chào mào mái so với chim trống thì nhỏ hơn, gọn gẽ và ít hoạt động. Nếu chọn chào mào trong bầy thì bạn nên chú ý những điểm này.
Quan sát kỹ hình dáng chào mào
Các bạn nhìn cái tách đỏ của con chào mào. Nếu mà chào mào có tách to hơn thường sẽ là em chào mào trống. Cách này được khá nhiều anh em nuôi chim thời gian đầu sử dụng để phân biệt. Thế nhưng cách này vẫn không hoàn toàn chính xác bởi nhiều em chào mào mái nhưng tách đỏ vẫn to như em trống. Chính vì thế chúng ta cần tiếp tục xem các đặc điểm khác của chào mào.
Phần lông đầu phía sau chim trống sẽ đậm hơn chim mái. Tuy nhiên cách này chỉ được sử dụng khi có em chim mái để so sánh.
Phần đầu chim trống thường thì sẽ to hơn chim mái. Cái này cũng tương đối bởi nhiều em chim mái thì đầu cũng to lắm.
Nếu chim trống thì tướng sẽ to và dài đòn. Cách này thì khá chính xác nhưng lại cần phải quan sát thật kỹ. Cái này bạn nào nuôi chim lâu ngày thì sẽ nhận biết rất rõ.
Lông mào, đây là cách phân biệt cũng rất chính xác và được nhiều anh em sử dụng. Tuy nhiên chào mào bổi không phải lúc nào cũng còn nguyên vẹn khi ở ngoài tự nhiên. Trong quá trình bẫy, vận chuyển thì chim đã bị rụng bớt lông mào đi rồi.
Một số anh em còn có cách phân biệt bằng xem lưỡi chào mào. Đoạn cuối lưỡi có 2 chấm đen trở lên thì là chim trống. Tuy nhiên cũng có trường hợp chim mái cũng có đến 2, 3 chấm đen.
Xem lông tơ sau gáy chào mào. Đây là cách phân biệt khá chính xác nếu bạn muốn chọn chim chào mào trống. Chào mào trống thường có một vài cọng lông tơ đằng sau gáy (nó được ví như râu của anh em mình ấy) anh em mà thấy mấy cọng này thì chim khả năng cao sẽ là chim trống.
Ngoài ra các bạn quan sát chim và nghe giọng hót của nó sẽ giúp bạn chọn chào mào chính xác hơn rất nhiều. Chào mào trống có giọng dài, nhiều giọng và hay đảo giọng. Còn chào mào mái thì siêng hót và chỉ hót điệu wit …wiu,wit wit wit, giọng chào mào cái ngắn hơn chào mào trống tầm 3 4 âm.
Phân biệt chào mào qua lông má đỏ là một cách mà nhiều anh em sử dụng và khá là chuẩn xác.
- Con mái: lông đỏ ngắn hơn con trống, chiều dài cánh ngắn hơn (kích thước do được là 78 – 85 mm), dáng nhỏ con.
- Con trống: Chiều dài cánh dài hơn, kích thước từ 83 – 91 mm, lông đỏ dài và dày hơn.
Phân biệt bằng cách tác động ngoại lực
Khi đã quan sát hình dáng bên ngoài chào mào, để chắc chăn thì các bạn bắt con chim ra. Dùng tay cầm chào mào trong lòng bàn tay, hướng bụng chào mào xuống đất. Sau đó các bạn thả lỏng tay (vừa vừa thôi không là mất chim đấy) rồi bất ngờ lật ngửa bụng nó lên. Lúc này các bạn sẽ nhận biết được chim trống và chim cái khá chính xác.
- Nếu là con chào mào mái thì khi các bạn lật ngửa bụng nó bất ngờ thế thì nó sẽ rụt đầu vào một tý, bộ lông đuôi vẫn xếp gọn và không phản ứng. Dạng dạng như kiểu cam chịu, không chống đối ấy.
- Còn nếu là chim trống nó sẽ rướn đầu ra, đồng thời khi đó lông đuôi sẽ xòe rộng ra như để lấy thăng bằng. Các bạn sẽ nhận biết chim rất chính xác.
Nhiều bạn có hỏi là chim non hay chim ít lông đuôi quá thì phải làm thế nào bởi nó chỉ hơi bung đuôi và lông không xòe hẳn ra. Lúc này các bạn hãy nhìn vào mắt con chim, con chim mái thì mắt tròn còn chim trống sẽ méo hơn. Phần dưới mi mắt chim trống tròn đều nhưng vành trên thì nó bằng ngang hoặc méo lõm xuống.
Khi kết hợp 2 cái trên bạn sẽ xác định được chim trống và chim mái lên đến 90%, nếu xác định sai là do bạn lật không đúng cách hay nhìn lầm mắt chim mà thôi.
Trên đây là một số kinh nghiệm phân biệt chào mào khá chuẩn xác. Được đúc kết từ những kinhnghiệm chơi chào mào, chọn chào mào của rất nhiều cao thủ chơi chim. Nếu là một người mới bước chân vào thú vui đầy gian nan và thử thách với những chú chim thì bạn cần phải trải qua rất nhiều khó khăn đấy (nhất là việc chọn chim). Tuy nhiên không khó khăn nào có thể khiến anh em mình nản lòng được phải không nào. Chúc anh em thành công và có thể chọn được chú chim ưng ý cho mình.