CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ RỆP SÁP TRÊN CÂY TIÊU
Diệt RỆP APHIDS – Cần biết 4 điều này. Diệt RỆP APHIDS – Cần biết 4 điều này. Bài Viết Chọn Lọc CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ RỆP SÁP TRÊN CÂY TIÊU Posted On September 5, 2017 at 4:13 pm by lovetadmin / Comments Off on CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ RỆP SÁP TRÊN CÂY TIÊU Lượt…
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ RỆP SÁP TRÊN CÂY TIÊU
Posted On
September 5, 2017
at 4:13 pm
by lovetadmin / Comments Off on CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ RỆP SÁP TRÊN CÂY TIÊU
Lượt Xem: 13
Rệp sáp giả (tên khoa học Pseudococcus sp) còn gọi là rệp bông hay rệp sáp phấn, là một trong các đối tượng sâu bệnh hại nghiêm trọng trên cây tiêu, đặc biệt là vào mùa khô nắng nóng là điều kiện tốt nhất cho rệp sáp phát sinh và gây hại mạnh.
Rệp sáp gây hại nặng ở các gié bông, cuống lá, đặc biệt là vào thời gian nắng nóng chúng xuất hiện càng nhiều.
Rệp sáp cái trưởng thành có hình bầu dục, không cánh, dài khoảng 2,5- 5 mm, ngang 2-3 mm, màu hồng, thân có phủ lớp sáp trắng, xung quanh thân có các tia sáp dài trắng xốp.
Rệp đực trưởng thành nhỏ hơn rệp sáp cái, dài chỉ khoảng 1 mm, màu xám nhạt, có một đôi cánh mỏng. Rệp trưởng thành hầu như không di chuyển mà nhờ kiến cộng sinh mang đi từ nơi này sang nơi khác.
Rệp thích sống tập trung và chích hút dinh dưỡng ở các bộ phận non của cây như ở các ngọn non, cuống lá, gié bông, gié trái, kẽ cành và mặt dưới lá. Cây bị rệp chích hút làm sinh trưởng và phát triển kém, khô héo và rụng dần từng bộ phận như lá, hoa quả non.
Đồng thời chất bài tiết của của rệp lại là nguồn thức ăn dồi dào của nấm bồ hóng, gây trở ngại khả năng quang hợp, làm giảm năng suất và chất lượng hạt tiêu.
Đối với các vườn tiêu lâu năm chăm sóc kém hay vườn mới trồng, nhưng không làm đất kỹ thì rệp sáp thường tấn công và gây hại nặng.
Muốn hạn chế tác hại của rệp sáp bà con nên áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:
Cần chăm sóc vườn cây thường xuyên, cắt bỏ những cành mọc sát mặt đất để tránh rệp sáp từ đất lây lan. Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên để loại trừ kiến.
Thường xuyên theo dõi vườn cây bị bệnh rệp sáp để có những biện pháp phòng trừ thích hợp nhất. Đối với những cành nhánh tiêu bị rệp sáp nặng cần cắt bỏ và tiêu hủy ra khỏi vườn.
Không trồng tiêu lên những vùng đất đã bị rệp sát gây hại nặng.
Khi phát hiện kiến ở những vùng có tiêu bị rệp sáp cần dùng các thuốc có hoạt chất diệt kiến như fipronil (Regent 5SC) để phòng trừ.
Đối với những cây bị rệp sáp gây hại trên các bộ phân thân, cành, lá, gié hoa thì có thể sử dụng các loại thuốc như Suprathion 40EC (0,3%), Supracide 40EC (0,3%), Actara 25WG (1g/8 lít nước), Subatox 75EC (0,3%), Pyrinex 20EC (0,3%) phun vào những bộ phận đã bị tiêu gây hại nặng, cần chú ý phun kỹ vào các gié bông hoặc bên dưới bề mặt lá để loại trừ rệp sáp tận gốc.
Đối với những cây bị rệp sáp hại rễ cần kiểm tra phần cổ rễ nếu phát hiện có rệp sáp thì nên sử dụng các loại thuốc như: Chlophot 500 EC, Dathyphot 600EC, Tadagon 700 EC, Tungcydun 60EC, Fotox 600 EC (liều lượng bà con có thể tham khảo trên hướng dẫn bao bì ) kết hợp với 0,5% dầu khoáng Enspay 99EC hoặc dầu lửa tưới vào gốc tiêu với liều lượng 1- 2 lít dung dịch một gốc, tưới 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày. Trước khi phun thuốc cần đào đất ra để thấy rệp rồi phun thuốc trực tiếp lên rệp để có hiệu quả cao nhất. Đào đất đến đâu thì phun thuốc đến đó, sau khi phun đợi thuốc ngấm vào đất rồi lấp đất lại.