Cách tạo dáng cây cảnh bonsai đẹp và hiệu quả

Toàn Cảnh Triển lãm Cây cảnh Nam Dương (Đền Ghin) Nam trực Trước giờ khai mạc Toàn Cảnh Triển lãm Cây cảnh Nam Dương (Đền Ghin) Nam trực Trước giờ khai mạc Bạn đang tìm cách tạo thế cây cảnh bonsai đẹp cho người không chuyên? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từng bước…

Toàn Cảnh Triển lãm Cây cảnh Nam Dương (Đền Ghin) Nam trực Trước giờ khai mạc
Toàn Cảnh Triển lãm Cây cảnh Nam Dương (Đền Ghin) Nam trực Trước giờ khai mạc

Bạn đang tìm cách tạo thế cây cảnh bonsai đẹp cho người không chuyên? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từng bước tạo thế cây cảnh bonsai đẹp mà ai cũng có thể làm được sau đây.

1. Cây cảnh bonsai là gì?

Cây Bonsai thường được biết đến là một nghệ thuật cây cảnh đến từ Nhật Bản. Nghĩa Hán – Việt của nó là “bồn tài”. Tức là “cây trồng được trong chậu” có dáng cổ thụ. Hay có thể phân tách từ để hiểu như sau:

+ Bon: cái khay, cái chậu.

+ Sai: cây, trồng cây.

Tuy nhiên, thật chất trong lịch sử cây Bonsai lại có xuất thân từ Trung Quốc. Nhật Bản được xem là nơi nghệ thuật Bonsai phát triển mạnh, nhưng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng từ Trung Quốc.

Một trong những truyền thuyết về Bonsai là vào đời Hán (Trung Quốc) (khoảng 206 TCN – 220 SCN), hoàng đế ra lệnh tạo 1 phong cảnh trong sân với những ngọn đồi, thung lũng, sông, hồ và cây cối. Nhằm mục đích mô phỏng toàn bộ vương quốc của ông cai trị.

Mỗi ngày, vị hoàng đế này ngắm nhìn phong cảnh nơi đây như nhìn thấy cả đất nước của mình với niềm tự hào vô cùng lớn. Chính lẽ đó, ông coi nó là vật sở hữu đặc biệt của riêng mình và không cho phép ai có những cảnh vật tương tự như vậy. Cho dù chỉ là giống nhau 1 phần rất nhỏ nhưng người đó cũng sẽ bị gán vào tội chết.

Tuy chỉ là 1 truyền thuyết, nhưng câu chuyện trên cũng đã thể hiện rõ nét tính triết lý của cây cảnh nghệ thuật Bonsai. Đó là:

– Nghệ thuật Bonsai là một bức tranh tuyệt hảo phác thảo thiên nhiên. Bonsai ẩn chứa tâm hồn, nét độc đáo của thiên nhiên.

– Bonsai chính là nghệ thuật thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên. Thiên nhiên là bà mẹ nuôi dưỡng, bao bộc con người. Và con người là một phần trong thiên nhiên, sống hài hòa với thiên nhiên chứ không phải là trung tâm của vũ trụ.

– Khi chơi cây cảnh Bonsai, nó không chỉ đơn thuần là việc chăm sóc cây mà nó còn là sự rèn luyện đức tính khiêm nhường, giản dị, kiên nhẫn tin tưởng vào cuộc sống, biết cố gắng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống hiện tại. Điều này được thể hiện rõ nét ở những dáng thế của cây, ví như dáng Bạt Phong (thế như 1 con người đang vượt qua bão táp), thế Nhất Trụ Kình Thiên (Nói về thế lực nhỏ bé nhưng dũng ảm chống lại thế lực tiêu cực rất to lớn,… ),…

2. Hướng dẫn kĩ thuật uốn cây tạo dáng bonsai đẹp

Ở dáng nguyên liệu mỗi cây đều có một dáng dấp cơ bản của một kiểu Bonsai nào đó, nhưng chưa được rõ nét. Dù là cây thu hái từ thiên nhiên, hay trồng từ hột, từ cành giâm hay cành chiết, ghép v.v… tất cả đề phải cần cắt tỉa, uốn nắn, sửa chữa để đưa vào một thế kiểng mỹ thuật nào đó. Vì vậy, trong phần hướng dẫn kĩ thuật uốn cây tạo dáng này, mình sẽ dựa vào kĩ thuật uốn cây tạo dáng của cây Bonsai để chia sẻ với các bạn. Các bạn có thể áp dụng tương tự với các cây có đặc tính giống Bonsai.

– Cắt tỉa cây cảnh hay cây Bonsai:

Mục đích chính của việc cắt tỉa là tạo hình dáng cho cây Bonsai theo ý định. Tuy nhiên các biện pháp này cũng có hiệu quả làm giảm sự tăng trưởng của các phần trên mặt đất (khí sinh), nhằm duy trì sự cân bằng với sự tăng trưởng của rễ. Khi các nhánh đang tăng trưởng bị cắt tỉa đi thì sự phát triển của rễ cũng giảm bớt. Ngược lại cắt tỉa bớt rễ thì cũng hạn chế được phần nào sự phát triển của các phần khí sinh.Tỷ lệ các phần của cây Bonsai (thân, nhánh, làng lá) phải phù hợp với dáng dấp của cây trong thiên nhiên. Kết quả này chỉ đạt được sau nhiều lần cắt tỉa, uốn nắn. Tinh thần của Bonsai là chỉ giữ lại những gì cốt yếu mà thôi, nghĩa là một dáng cây đã được hóa cách.

Đối với cây kiểng Bonsai thì cắt tỉa là một công việc thật quan trọng, cần phải duy trì suốt đời sống của cây.
Chúng ta phân biệt có hai giai đoạn cắt tỉa là Cắt tỉa được tạo dáng (hay là đưa vào một thế kiểng Bonsai) và Cắt tỉa để tu bổ duy trì dáng (thế) kiểng đã chọn. Hai giai đoạn này cần những dụng cụ rất chuyên biệt phù hợp với các thao tác chính xác.

– Tạo hình trong chậu:

Để tạo một chậu cảnh mang tính cách thiên nhiên thu nhỏ gồm có cây, đá, nước, cầu, các nghệ nhân phải nắm chắc nghệ thuật tạo hình, kĩ thuật về tạo hình, tỉa cành cho cây và nghệ thuật phối cảnh.Cái tinh tuý của nghệ thuật bonsai là ở chỗ có thể dùng những kĩ thuật đặc sắc để tạo ra một cây cảnh mang dấp cổ thụ cả trăm năm cho nên ngoài vấn đề am hiểu sâu sắc về nghệ thuật tạo hình cho cây mà nghệ nhân cũng phải là những nghệ sĩ biết cách thổi hồn vào cây sao cho người thưởng ngoạn cảm thấy trong chốc lát khi ngắm nhìn bỗng quên đi đây là một cây cảnh mà chỉ thấy hiện lên một thiên nhiên kỳ vĩ, hài hoà, huyền ảo.Tất nhiên nếu chúng ta đơn thuấn muốn có ngay một bốn cảnh thì rất dễ dàng. Một chậu cạn, một thân cây đã uốn sẵn, các vật liệu…lúc nào cũng có thể mua bán cây cảnh non bộ.

– Thao tác uốn cành Bonsai bằng dây:

Đầu tiên ta chuẩn bị dụng cụ để uốn cành gồm có cưa tay kéo tỉa cành,kéo tỉa lá, dao chiết cành, kìm, búa và cả khoan điện. Ngoài ra còn phải có các bình tưới, bình xịt nước, vật liệu thì cần đất sạch, đá, các loại dây thép để uốn cành.Trước khi uốn, cần tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây. Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vỉ chúng làm mất vẻ thẩm mỹ của tổng thể cảnh quan.Thời gian thích hợp cho việc uốn cành bonsai thường là cuối hè hoặc đầu tháng 8. Thời gian giữa hè cây bắt đầu phát triển mạnh và cho ra đời những chồi non và lá mới rất thích hợp cho việc uốn cành. Những cây bonsai có nhựa nhiều như thông thì thời điểm thích hợp nhất trong việc uốn cành cây vào cuối hè.

Đối với những loài cây có nhựa, có quả hình nón như cây thông hay cây gỗ vân sam, thời điểm thích hợp nhất để uốn cây là vào cuối hè, khi lượng nhựa lưu thông giảm đi. Còn đối với những loài sớm rụng lá, có khả năng sẽ chảy nhựa nhiều, bạn không nên uốn vào đầu hay giữa mùa xuân trước khi cây rụng lá và mọc chồi non.

Đối với việc chọn dây cuốn: Dây cuốn có thể mua tại cửa hàng sắt, cửa hàng dụng cụ cây cảnh, loại dây đồng tái sử dụng từ động cơ là rẻ nhất. Thường có sẵn loại dây đồng và dây kẽm. Dây chì thường dễ làm hơn và có thể tái sử dụng. Ngoài ra còn có loại dây có quấn vải vòng quanh, ưu điểm và bảo vệ cây, tránh ánh sáng mặt trời làm nóng dây dẫn tới bỏng cây, tuy nhiên nhược điểm là dễ gây nấm mốc ở những vùng mưa nhiều.

Lưu ý, không nên dùng dây sắt vì dễ bị gỉ sét, đối với một số loại cây lá kim, dây sắt sẽ phản ứng với nhựa cây, gây độc, làm chết cây.

Kĩ thuật uốn cành: Để đạt hiệu quả cao nhất người chơi thường lấy dây kẽm để uốn cành cây bonsai. Khi uốn cành cần cắt tỉa bớt lá hoặc những cành quá sát vào nhau gây khó khăn cho việc tạo dáng cây bonsai. Uốn thân trước rồi sau đó đến cành chính, tiếp theo là uốn những cành quanh thân cây bonsai tính từ gốc lên đến ngọn cây. Uốn cành lớn trước rồi cành nhỏ sau. Để tạo dáng cây bonsai, quấn dây kẽm theo những hình dáng đã được định hình từ trước, cắm một đầu dây kẽm vào mâm tạo điểm cố định.

Khi quấn dây kẽm, không nên quấn chặt hay lỏng quá và đường quấn chéo phải hình thành những góc 45 độ với trục thẳng đứng của thân cây bonsai. Sau khi quấn xong ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng dây kẽm để dây kẽm luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Thời gian thích hợp để tháo dây kẽm đối với những cây bonsai sớm rụng lá thường là 3 đến 4 tháng. Riêng đối với những cây gỗ lớn thường là 1 năm. Và có thể uốn cành lại lần hai nếu cây trở lại hình dáng ban đầu.

Kỹ thuật uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy:

Cần xác định độ chịu đựng được của cành cây vì không kể về đặc điểm mềm dẻo khác nhau của từng loại cây thì bất cứ cây nào cũng vậy, mỗi cành cây đều có một độ cong nhất định tùy vào vị trí và hướng của nó mọc trên thân cây. Nó sẽ không chịu được sức bẻ ngược lại. Đối với những cành này, nếu cố sức uốn thì cần phải làm thật chậm, hoặc nếu cảm thấy không đủ kiên nhẫn thì nên nghĩ đến một phương án khác để xử lý nó chứ tuyệt đối không được vội vàng mà “sôi hỏng bỏng không”.Để tạo dáng già nua cho cây, gọt bỏ vỏ một số cành rồi rắc hỗn hợp vôi – lưu huỳnh vào chỗ gọt để chúng đổi sang màu trắng. Trong thiên nhiên, rễ của cây già thường lộ trên đất, bò ngoằn ngoèo. Để tái tạo cảnh kỳ dị đó, rút rễ cây thật nhẹ nhàng hàng năm khi ta trồng lại cây vào mâm hay chậu khác, cây sẽ dần dần phô bày rễ trên mặt đất. Ta dùng kỹ thuật uốn rễ vào thời gian còn ít tuổi cũng bằng cách cuốn dây kẽm sẽ mục trong đất, nhưng những rễ ngoằn ngoèo sẽ giữ nguyên hình dáng.

Tháo dây
Tháo dây khi dây đã ăn hơn 1/3 đường kính vào vỏ cây. Đây là lúc thích hợp nhất vì cành đã tương đối định hình. Tháo dây quá muộn sẽ để lại những vết hằn sâu khó khắc phục. Khi gỡ dây, gỡ từ ngọn trở về gốc, ngược lại với quá trình quấn.

3. Cách tạo thế cho cây cảnh đẹp

3.1 Lựa chọn thời điểm thích hợp để tạo thế cây cảnh

Theo kinh nghiệm cách tạo thế cây cảnh từ các nghệ nhân chơi Bonsai, thời điểm tạo thế cây thích hợp nhất là vào cuối Hạ (có thể là vào cuối tháng 7) để thực hiện tạo thế cho cây cảnh. Chính bởi đó là thời gian sinh sôi nảy nở của các loại cây cối. Với những cây sớm rụng lá, có khả năng ra nhựa cây nhiều thì bạn không nên chọn thời điểm đầu hay giữa xuân để thực hiện tạo thế cây cảnh.

Lựa chọn thời điểm thích hợp để tạo thế cây cảnh

3.2 Cách tạo thế cây cảnh khi lựa chọn dây uốn cây đúng

Một trong những bước quan trọng nhất trong hướng dẫn tạo thế cây cảnh của các bậc thầy chơi cây đó chính là chọn dây uốn thế cây cảnh. Một số loại dây uốn cành mà những người chơi cây thường chọn đó là: dây kẽm, chì, đồng, hay dây có vải quấn xung quanh. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy tại các cửa hàng chuyên dụng dành cho việc chơi cây.

Cách tạo thế cây cảnh khi lựa chọn dây uốn cây đúng

Một gợi ý khác là dây đồng, hoặc dây chì. Hai loại kể trên dễ làm, có thể tái sử dụng, giá thành lại khá thấp. Đặc biệt, bạn cũng nên tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời để bảo vệ cây khỏi bị cháy nắng nhé!

Lưu ý: Không nên dùng dây làm bằng sắt vì chúng dễ bị gỉ, in hình lên thân cây không đẹp mắt. Đặc biệt, với những cây lá kim, dây sắt sẽ phản ứng với nhựa làm chết cây.

4. Cách tạo tán cho cây cảnh đẹp

Chuẩn bị

– Kéo cắt cành cây

– Kéo cắt bấm tỉa lá

4.1. Tạo tán cổ

Từ một cành chính tạo nhiều nhánh được co kéo và ép thành một tầng nằm ngang. Mặt bông tán thường là hình tròn, phía dưới bằng phẳng, phía trên tạo nhánh dăm cho phát triển lá để có hình mâm xôi; tất cả các bông tán đều phải nằm ngang đồng thời song song với nhau cũng như song song với mặt đất.

Chú ý là không được nghiêng ngã; đường kính các tán phù hợp với cỡ cây, tán cách nhau đều không loãng và túm tụm, tán trên cùng phải tròn đều không nhọn như chọc lên trời sẽ làm cho cây phân tán trở nên thô vụng và sai kỹ thuật của cây có tán cổ.

Hình thể cây có tán cổ ở mỗi vùng mỗi khác, phía Bắc đa số các cây tán cổ cành nhánh gần như áp sát còn phía Nam thì thoáng hơn có vẻ như phản ánh về đất đai và lối sống thoáng đãng. Tuy nhiên về hình thể kiểu tạo tán cổ đều cho nội dung về sự nề nếp, nét trang nghiêm thích hợp với đình chùa, công sở…

Cây tạo tán cổ thường là các loại cây có mủ như Sanh, Si, Gừa, Sộp, Bồ đề và những cây cho hoa như Bông Giấy, Mai Chiếu thủy, Tùng…

4.2. Tạo tán cách tân

– Kiểu tán thưa thoáng: Cành và ngọn giống tán cây cổ nhưng không cần nhánh dày mà cắt tỉa cho thưa thoáng tạo cho cành, nhánh, lá phô ra nét đẹp.

– Kiểu hình tròn: Cành và nhánh uốn lượn uyển chuyển, tầng tán hình tròn bè rộng, lá nhỏ và ít tạo nên chi tiết mềm mại dưới mắt người thưởng ngoạn. Cách này thường dùng phương pháp quấn dây thép để uốn cành như hình dấu ngã trong thời gian dài rồi tháo dây, nẹp cành.

– Kiểu tán đa dạng: Dạng cây tán này thường phá cách, không cần phải một cành nhánh hình tròn hay phân đều theo từng tầng một với tán lẻ từ 3, 5, 7 tán tròn theo tên gọi (Ông bà, Cha mẹ, Con cái- Sinh; Lão; Bệnh; Tử; Sinh…). Loại tán đa dạng chơi cành là chủ yếu, có cành tạo nhánh vươn dài, nhánh buông, nhánh vươn ngắn và không đỉnh ngọn. Loại cây tạo tán thường là Sam, Trắc, Mai, Liễu…Nét cấu tạo tán loại này cần sự tự do, ít dùng dây thép buộc hay nẹp sắt. đường nét tán đa dạng có vẻ đẹp tự do, mang tính nghệ thuật hội họa phù hợp vườn cảnh tư gia, quán cà phê vườn.

Có rất nhiều cách tạo tán cây cảnh mà mỗi nghệ nhân làm theo ý tưởng riêng mình, tuy vậy kiểu nào cũng đáng trân trọng và tùy theo nơi cần trưng bày, tùy theo ý thích của người chơi mà chọn hình thể phù hợp cho dù quy vào các kiểu tán trên. Và chắc chắn rằng, mỗi vùng miền, mỗi nghệ nhân sẽ còn tiếp tục sáng tạo nên các hình tán trong nghệ thuật cây cảnh, nhằm phát huy không ngừng thú chơi sinh vật cảnh của mọi người.

Bạn đang xem bài viết: Cách tạo dáng cây cảnh bonsai đẹp và hiệu quả. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts