Cách trồng cây đu đủ lùn trong chậu chơi xuân

THU HOẠCH TRÁI ĐU ĐỦ VƯỜN NHÀ TOÀN TRÁI SIÊU TO KHỔNG LỒ QUÁ ĐÃ!!! THU HOẠCH TRÁI ĐU ĐỦ VƯỜN NHÀ TOÀN TRÁI SIÊU TO KHỔNG LỒ QUÁ ĐÃ!!! Trong ký ức của người con Nam Bộ Việt Nam, hình ảnh mâm ngủ quả sẽ luôn hiện hữu mỗi khi tết đến xuân về,…

THU HOẠCH TRÁI ĐU ĐỦ VƯỜN NHÀ TOÀN TRÁI SIÊU TO KHỔNG LỒ QUÁ ĐÃ!!!
THU HOẠCH TRÁI ĐU ĐỦ VƯỜN NHÀ TOÀN TRÁI SIÊU TO KHỔNG LỒ QUÁ ĐÃ!!!

Trong ký ức của người con Nam Bộ Việt Nam, hình ảnh mâm ngủ quả sẽ luôn hiện hữu mỗi khi tết đến xuân về, cùng với đó là mong ước “cầu sung vừa đủ xài”, mong năm mới gia đình sẽ được đủ đầy và sung túc. Chữ “Đủ” ở đây chính là trái đủ đủ thân quen với chúng ta.

Hiện nay, trồng đu đủ cảnh đang được nhiều gia đình ưa chuộng, không những mang nhiều ý nghĩa, cây đu đủ lùn còn rất đẹp. Với một chậu cây đu đủ lùn sai trái, không gian nhà bạn sẽ sinh động, và gia đình sẽ gặp nhiều may mắn trong năm mới. Cùng Vườn Sài Gòn tìm hiểu ngay cách trồng và chăm sóc cây đu đủ lùn trong chậu chơi xuân nhé.

Cách trồng cây đu đủ lùn trong chậu chơi xuân

1. Khái quát về cây đu đủ lùn

Tên khoa học: Carica papaya

Cây thân thảo không có nhánh, có thể cao đến hơn 3m.

Hiện nay, với giống cây đu đủ lùn chỉ cao từ 1m, đặc biệt nhiều cây chỉ cách mặt đất từ 20cm – 30cm đã bắt đầu ra quả, được nhiều người trồng chậu tại nhà như một loại cây kiểng vào dịp tết.

Quả đu đủ khi chín sẽ có vỏ màu vàng tươi rất đẹp, thịt quả dày màu vàng tươi hoặc màu đỏ, ngọt và thơm. Bỏ qua công dụng đặt vào mâm ngủ quả thì đu đủ là nguồn cung cấp vitamin C, A, B1, B2 cùng nhiều khoáng chất cho cơ thể.

2. Cách trồng và chăm sóc cây đu đủ lùn trong chậu tại nhà

Là loài có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, cây đủ đủ có thể được trồng quanh năm ở Việt Nam, tuy nhiên để chưng vào dịp tết, bạn nên trồng vào khoảng tháng 10 – 11 dương lịch, bởi sau khi trồng khoảng 4 – 5 tháng cây đu đủ sẽ bắt đầu ra quả.

2.1 Chuẩn bị

– Hạt giống: Cây đu đủ thường được trồng bằng hạt giống.

Ngâm hạt giống trong nước ấm 30 – 40 độ C (2 sôi : 3 lạnh) khoảng 4 tiếng, rồi vớt ra đem hạt đi ủ cho đến khi hạt nảy mầm thì đem gieo.

– Giá thể gieo hạt: bạn có thể sử dụng xơ dừa đã xử lí. Hàng ngày, bạn phun nước để giữ ẩm cho giá thể, sau khoảng 5 – 7 ngày hạt giống sẽ nảy mầm.

Cây con đu đủ

Khi cây con cao khoảng 15cm – 30cm, có từ 3 – 5 lá thật thì bạn đem cây con trồng vào chậu. Bạn nên trồng cây vào ngày có thời tiết mát mẻ hoặc trồng vào buổi chiều mát.

– Đất trồng: dùng loại đất tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng và sạch mầm bệnh. Bạn dùng Đất sạch Orgamix Bazan chuyên trồng hoa và cây ăn trái đã được phối trộn đầy đủ dinh dưỡng để tiết kiệm thời gian và công sức.

– Chậu: trồng cây đu đủ lùn nên là chậu có đường kính tối thiểu từ 50cm thì mới đảm bảo đủ lượng đất và dinh dưỡng để cây sinh trưởng và phát triển. Bạn có thể dùng chậu truyền thống, chậu vuông cao 63,…..

2.2. Trồng và chăm sóc cây đu đủ lùn

Sau khi đã chuẩn bị chậu và đất trồng xong, bạn cho đất vào ¾ chậu, sau đó nhẹ nhàng trồng cây vào giữa chậu. Khi đặt cây con, bạn nên đặt thân nằm nghiêng xuôi theo chiều gió để hạn chế bộ rễ ăn sâu, đồng thời giúp cây chống lại gió lớn và tránh đọng nước.

Sau khi trồng, bạn tưới nước để cấp ẩm cho bộ rễ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Acid Humic 322, Org Hum hoặc N3M,… hòa với nước tưới để giúp cây con nhanh hồi phục và ra rễ mới tốt hơn.

a. Tưới nước

Đu đủ tuy cần nhiều nước nhưng lại sợ bị ngập úng và dễ chết do úng nước, vì vậy bạn cần cấp đủ nước vào mùa nắng và chủ động tiêu nước vào mùa mưa, mỗi ngày bạn tưới 1 – 2 lần với lượng nước vừa đủ.

b. Uốn cây

Sau khi trồng cây vào chậu khoảng 25 – 30 ngày, bạn có thể tiến hành uốn cây. Dùng dây mềm như kẽm uốn đồng, kẽm uốn cây chắc và không co dãn, buộc tại vị trí ¾ thân cây, sao cho cây ngả về hướng đã định, ghim cố định dây xuống đất.

Sau khoảng 3 tháng uốn thì cây sẽ nghiêng khoảng 30 – 35 độ so với mặt đất. Trong quá trình uốn cây bạn cần uốn cong từ từ, tránh làm gãy thân, xước vỏ. Quá trình uốn cây đu đủ cần được thực hiện trong nhiều giai đoạn phát triển của cây.

c. Phân bón

Cây đu đủ lùn trồng chậu cần được bổ sung dinh dưỡng định kỳ để phát triển. Cứ 20 – 30 ngày/ lần, bạn dùng các loại phân hữu cơ như phân bò, phân gà đã xử lí,…. rải xung quanh gốc cây.

Đồng thời khoảng 15 – 20 ngày/ lần bạn phun các loại phân bón lá để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây. Khi cây còn nhỏ, bạn dùng các loại phân có hàm lượng đạm cao như NPK 30-10-10, phân bánh dầu, …

Khi cây bắt đầu nuôi quả, bạn chuyển sang dùng phân bón có hàm lượng kali cao để vỏ quả lên màu đẹp, thịt quả dày, thơm, ngọt như Growmore NPK 6-30-30, Growmore 10-55-10…

d. Phòng trừ sâu bệnh

Khi trồng cây đu đủ tại nhà, cây dễ bị rệp sáp và nhện đỏ tấn công. Bạn có thể phung phòng bằng chế phẩm sinh học Neem Chito, hoặc trị bằng thuốc Movento, Bihopper để xử lý kịp thời.

Để trị bệnh thán thư, vàng lá, đốm lá… bạn nên phun thuốc Bordeaux, Ridomil Gold.

Cách trồng cây đu đủ lùn trong chậu chơi xuân

Bên trên là cách trồng cây đu đủ lùn trong chậu tại nhà mà Vườn Sài Gòn muốn chia sẻ đến các bạn. Hãy trồng ngay một vài chậu đu đủ lùn để tết này thêm đủ đầy, sung túc nhé.

Bạn đang xem bài viết: Cách trồng cây đu đủ lùn trong chậu chơi xuân. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts