Cách trồng cây lưỡi hổ bằng nước, có cần tưới nhiều nước?
Tuổi Này Trồng Cây Lưỡi Hổ Sẽ HÚT TIỀN VỀ Ầm Ầm, Giàu Sang Nứt Vách Tuổi Này Trồng Cây Lưỡi Hổ Sẽ HÚT TIỀN VỀ Ầm Ầm, Giàu Sang Nứt Vách Bạn đang muốn trồng cây lưỡi hổ nhưng không biết bắt đầu từ đâu, không biết chăm sóc chúng có dễ không, có…
Bạn đang muốn trồng cây lưỡi hổ nhưng không biết bắt đầu từ đâu, không biết chăm sóc chúng có dễ không, có cần tưới nước nhiều cho cây hay cách trồng và chăm sóc cây như thế nào đúng cách? Để giải đáp các thắc mắc này cũng như trang bị cho mình kiến thức cần thiết khi trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ, hãy cùng Việt Nông tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.
Cây lưỡi hổ là cây gì?
Cây lưỡi hổ hay còn được gọi là cây lưỡi cọp và có tên khoa học là Sansevieria trifasciata thuộc họ măng tây. Cây lưỡi hổ có thân hình dạng dẹp, khá là mọng nước, Trên thân cây có 2 màu lá xanh và vàng dọc từ gốc đến ngọn. Thông thường cây lưỡi hổ có chiều cao từ 50 đến 60 cm. Trông nhìn hơi sắc nhọn nhưng rất mềm nên không gây ra tổn thương.
Đặc biệt cây lưỡi hổ có tới 70 loài khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là cây lưỡi hổ thái và lưỡi hổ cọp.
Những lợi ích tuyệt vời của cây lưỡi hổ
Nói về lợi ích của cây lưỡi hổ thì cây mang lại hai lợi ích về phong thuỷ và sức khỏe.
Phong thuỷ của cây lưỡi hổ
Trong dân gian, cây lưỡi hổ có tác dụng trong việc trừ tà, xua đuổi ma quỷ và chống lại những điều không may mắn trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, cây sở hữu lá cây mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người, với dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây là biểu tượng cho sự uy quyền, danh gia vọng tộc khi được chưng trong nhà.
Lợi ích của lưỡi hổ đối với sức khoẻ
Có thể bạn chưa biết rằng, cây lưỡi hổ vô cùng tốt cho sức khỏe chúng ta. Cụ thể:
- Cây lưỡi hổ có tác dụng trị được bệnh hen suyễn hiệu quả. Bạn chỉ cần pha gel với nước nóng, sau đó lấy lợi nước đang bốc lên sẽ giúp bạn hô hấp dễ dàng hơn.
- Bạn có thể lấy lá cây lưỡi hổ để dùng làm nước ép uống, sẽ trị được chứng trào ngược axit, đầy hơi, khó tiêu, giảm nóng trong người.
- Đối với những ai đang bị căng thẳng cần một giấc ngủ ngon thì cây lưỡi hổ thường nhả khí CO2, ban đêm cây hấp thụ độc tố qua lá và nhả ra oxy tinh khiết, cho môi trường trong lành giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn và cây còn có khả năng hấp thu các chất ô nhiễm trong môi trường và 107 độc tố khác.
- Đặc biệt, cây lưỡi hổ có thể lấy trị được cháy nắng thậm chí bị xước do va chạm thì đây chính là phương pháp tự nhiên để có thể sát khuẩn phòng chống hiệu quả.
Hướng dẫn cách trồng cây lưỡi hổ bằng nước
Khi trồng cây lưỡi hổ đối với đất thì khá là dễ dàng nhưng để trồng cây lưỡi hổ bằng nước thì không hề đơn giản. Sau đây là 4 bước để trồng cây lưỡi hổ dưới nước:
Chuẩn bị
- Lọ thuỷ tinh.
- Nước.
- Cây lưỡi hổ.
Hướng dẫn trồng cây lưỡi hổ bằng nước
Bước 1: Nếu bạn đã nhân được giống thì chỉ cần tiến hàng bước trồng cây, nhưng nếu chưa được nhân giống thì bạn cần cắt một chiếc lá từ cây lưỡi hổ đã phát triển, có độ dài tối thiểu là 15cm, lá càng lớn thì sẽ càng dễ thực hiện. Sau đó, dùng kéo cắt một hình chữ V ngược ở phần dưới của lá.
Bạn cần chuẩn bị một chiếc lọ hoặc bình thủy tinh có chứa nước, mức nước cao tầm khoảng 7-8cm. Tiếp theo đặt chiếc lá đã cắt ở trên vào trong bình, sao cho phần chữ V ngược ngập hẳn bên trong nước.
Sau đó bạn đem lọ/bình đặt ở nơi thoáng gió, có ánh sáng, tiến hành thay nước và tráng bình một lần mỗi tuần. Sau tầm 2 tháng, ngay tại phần chữ V sẽ bắt đầu mọc rễ.
Bước 2: Khi trồng cây lưỡi hổ, bạn cần cắt tỉa rễ con trước và loại bỏ những rễ già yếu đi. Sau đó rửa thật sạch.
Bước 3: Khi cây đã có rể bạn cần cho nước vào bên trong khoảng ⅔ chiều cao của lọ, tiếp tục nhỏ vào một vài giọt dinh dưỡng thủy canh để bổ sung nhiều dưỡng chất hơn cho cây.
Cách chăm cây lưỡi hổ bằng nước
Cơ bản cây lưỡi hổ không cần chăm sóc quá nhiều nhưng bạn cần nắm được những lưu ý sau:
- Mặc dù lưỡi hổ không ưa nắng lắm, nhưng nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đối với loại cây này thì cây sẽ không thể phát triển hoặc sẽ bị khô héo mà chết. Vì vậy, cần lưu ý trồng cây trong môi trường có nhiệt độ ấm đủ.
- Với cây lưỡi hổ bạn cần đặt cây ở nơi có đủ ánh sáng nhưng không được để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây. Điều này sẽ khiến cây lưỡi hổ dễ bị cháy lá, đồng thời giảm khả năng quang hợp của cây.
- Lưu ý mực nước trong lọ cần được duy trì ở mức không quá ½ độ dài của rễ, vì nếu vậy dễ gây ngập úng.
- Tuy rằng chăm sóc không quá cực nhưng bạn cần thay nước cho cây mỗi lần một tuần hoặc nước đục phải thay ngay tránh trường hợp cây bị úng do nước dơ.
- Thường xuyên tỉa bớt những rễ già yếu không thể hấp thu được.
- Bổ sung thêm các loại phân bón để cây luôn tươi xanh.
- Cây lưỡi hổ chịu rét rất kém cây sẽ phát triển khỏe mạnh ở trong nhà hay nơi có bóng râm.
Việt Nông hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có được những chậu cây lưỡi hổ thuỷ sinh thật đẹp. Chúc bạn trồng và chăm sóc lưỡi hổ bằng nước thành công. Mọi thắc mắc về trồng và chăm sóc lưỡi hổ hay bất cứ cây trồng nào khác, liên hệ Việt Nông để được giải đáp nhanh chóng nhé.
Có thể bạn quan tâm: