Cách trồng cây lưỡi hổ trồng nước – Bạn đã biết chưa

CÂY LƯỠI HỔ Sẽ RƯỚC ĐẠI HỌA VÀO NHÀ, Tiền Vàng Đội Nón Ra Đi Nếu Rơi Vào Tay Con Giáp Này CÂY LƯỠI HỔ Sẽ RƯỚC ĐẠI HỌA VÀO NHÀ, Tiền Vàng Đội Nón Ra Đi Nếu Rơi Vào Tay Con Giáp Này Cách trồng cây lưỡi hổ trồng nước là phương pháp mới…

CÂY LƯỠI HỔ Sẽ RƯỚC ĐẠI HỌA VÀO NHÀ, Tiền Vàng Đội Nón Ra Đi Nếu Rơi Vào Tay Con Giáp Này
CÂY LƯỠI HỔ Sẽ RƯỚC ĐẠI HỌA VÀO NHÀ, Tiền Vàng Đội Nón Ra Đi Nếu Rơi Vào Tay Con Giáp Này

Cách trồng cây lưỡi hổ trồng nước là phương pháp mới được nhiều người áp dụng với mong muốn mang đến bầu không khí trong lành, giúp cho tinh thần luôn thoải mái. Đây là cách trồng cây lưỡi hổ rất đơn giản, dễ chăm và không mất nhiều thời gian chăm sóc đất hay thay chậu.

Cách trồng cây lưỡi hổ trồng nước liệu có được không?

Lưỡi hổ là cái tên chưa bao giờ hết hot trong nhóm cây nội thất, đặc biệt với những người mới tập chăm cây. Ai cũng biết Lưỡi hổ là loài cây mọng nước, ưa khô và không cần tưới nhiều nước. Cũng bởi lý do này nên lưỡi hổ rất dễ chăm sóc, phù hợp cho người mới chơi cây cảnh.

Cây Lưỡi hổ có trồng trong nước được không là băn khoăn của nhiều người, sẽ có nhiều người nghĩ là không. Nhưng thật ra là cây Lưỡi hổ có thể sống trong nước giống như những loại cây thủy sinh khác! Chỉ cần không để cây bị ngập úng nước thì lưỡi hổ có thể hoàn toàn phát triển tốt trong môi trường thủy canh.

Cách trồng cây lưỡi hổ bằng nước mang vẻ đẹp độc lạ, có giá trị thẩm mỹ cao nên thích hợp trang trí văn phòng hoặc ngoài ban công. Đặc biệt, khi trồng cây lưỡi hổ thủy canh ta có thể dễ dàng quan sát rễ của chúng.

Cách trồng cây lưỡi hổ trồng nước – Bạn đã biết chưa

Cách trồng cây lưỡi hổ trong nước ngay tại nhà

Cây Lưỡi hổ thủy sinh cần kỹ thuật trồng cực kỳ đơn giản và dễ chăm sóc. Loại cây này có thể trưng bày ở nhiều nơi từ cây nội thất trong nhà, ban công, phòng khách hoặc phòng làm việc.

Cách nhân giống cây lưỡi hổ thủy sinh

Cây lưỡi hổ thủy sinh bạn có thể chọn bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng tốt nhất nên vào cuối xuân hoặc vào mùa hè. Bạn có thể lựa chọn một lá lưỡi hổ vừa phải có màu sắc khỏe mạnh, tiến hành cắt ngang sát gốc. Sau đó, bạn hãy cắt thành từng khúc dài khoảng 5cm và sử dụng các loại thuốc và keo liền sẹo để bôi vào giúp lưỡi hổ nhanh chóng liền sẹo.

Cách trồng cây lưỡi hổ trồng nước

Sau khi đã nhân giống được cây lưỡi hổ bằng nước ở bước trên, chúng ta sẽ thực hiện trồng cây. Bạn hãy chuẩn bị một chậu hoặc lọ thủy tinh, cho nước vào bên trong khoảng ⅔ chiều cao của lọ, tiếp tục nhỏ vào chậu cây một vài giọt dinh dưỡng thủy canh để bổ sung nhiều dưỡng chất hơn cho lưỡi hổ.

Trước khi cho cây lưỡi hổ vào lọ thì bạn cần cắt tỉa rễ cho cây con trước. Bạn cần chú ý loại bỏ những rễ già, rễ bệnh hay những chiếc lá bị úa vàng. Sau đó, bạn hãy dùng nước để rửa sạch lại phần rễ lưỡi hổ để đảm bảo khi trồng nguồn nước sẽ không bị ô nhiễm. Cuối cùng trong cách trồng cây lưỡi lưỡi trong nước là hãy đặt cây ở nơi có đủ ánh sáng và thoáng gió.

Cách trồng cây lưỡi hổ trồng nước – Bạn đã biết chưa

Những lưu ý trong cách chăm sóc cây lưỡi hổ thủy sinh

Để cây lưỡi hổ thủy sinh có thể phát triển khỏe mạnh nhất, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Đặt cây lưỡi hổ ở nơi có đủ ánh sáng nhưng không được để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây. Điều này sẽ khiến cây lưỡi hổ dễ gặp tình trạng bị cháy lá và giảm khả năng quang hợp của cây.
  • Mực nước trong lọ trồng lưỡi hổ thủy canh cần ở mức không quá ½ độ dài của rễ, tránh ngâm rễ lưỡi hổ ngập trong nước bởi cây có thể bị ngập úng.
  • Cây lưỡi hổ không ưa nắng, thế nhưng chúng cần được trồng trong môi trường có nhiệt độ ấm. Nếu nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao thì lưỡi hổ sẽ không thể phát triển hoặc sẽ bị khô héo mà dẫn đến chết.
  • Thực hiện thay nước cho cây lưỡi hổ mỗi lần một tuần hoặc khi thấy nước bắt đầu đục thì nên thay nước ngay. Bạn cũng cần chút ý tỉa bớt phần lá già úa và phần rễ héo để tránh cây bị lây qua các phần còn lại của cây.
  • Cách trồng cây lưỡi hổ trồng nước đạt hiệu quả là bạn hãy bổ sung thêm dung dịch thủy canh để tăng thêm lượng dinh dưỡng cho cây.

Cách trồng cây lưỡi hổ trồng nước – Bạn đã biết chưa

Dấu hiệu nhận biết lưỡi hổ thủy sinh bị bệnh

Đối với cây lưỡi hổ trồng trong nước cần lưu ý cây thường mắc bệnh đốm nâu trên lá, thối ở gốc. Nguyên nhân cây bị các bệnh này là do có thể đã để dư quá nhiều nước, cũng có thể bị lá bị thâm đen và mềm do để nhiệt độ quá thấp.

Ngoài ra, bạn cũng cần quan sát xem ngọn lá có bị khô, từng mảng nâu rải rác hay không. Nếu cây lưỡi hổ sinh sinh gặp vấn đề này hãy xem ánh nắng chiếu vào qua cửa kính có quá nhiều làm cây có tình trạng vậy thì cần phải đưa vào nơi có bóng râm.

Cây lưỡi hổ trồng nước cũng thường hay gặp phải tình trạng bạc lá. Đây là dấu hiệu của lưỡi hổ bị thiếu ánh sáng, điều này ta cần phải khắc phục sớm. Nếu bạn thấy bộ lá quá mềm phần lớn là do trong quá trình chăm sóc ta bón quá nhiều phân bón, sẽ khiến cho lưỡi hổ bị ngộ độc sẽ làm ảnh hưởng tới bộ lá của cây.

Nhìn chung, cách trồng cây lưỡi hổ trồng nước không quá phức tạp, đối với người mới cũng có thể dễ dàng trồng được. Cây lưỡi hổ thủy sinh luôn có vẻ đẹp độc đáo, nhìn rõ bộ rễ nên thích hợp trang trí bàn học, bàn làm việc giúp thanh lọc không khí và tăng sự tập trung nên càng được nhiều người yêu thích. Chúc bạn sớm có một cây lưỡi hổ thủy sinh phát triển tốt nhé!

Bạn đang xem bài viết: Cách trồng cây lưỡi hổ trồng nước – Bạn đã biết chưa. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts