Cách trồng trầu bà kết hợp nuôi cá cảnh siêu dễ thương
Hướng dẫn trồng trầu bà thủy canh cho hồ cá và làm chậu cây trưng bài Hướng dẫn trồng trầu bà thủy canh cho hồ cá và làm chậu cây trưng bài Cách trồng trầu bà kết hợp nuôi cá cảnh – không gian sống lý tưởng mà bạn không hề hay biết. Bạn đã…
Cách trồng trầu bà kết hợp nuôi cá cảnh – không gian sống lý tưởng mà bạn không hề hay biết. Bạn đã thử cách trồng trầu bà mới lạ này chưa?
Hiện nay, rất nhiều người nuôi cá cảnh và trồng trầu bà thủy sinh. Vậy, vì sao chúng ta không kết hợp chúng lại với nhau? Cá sống trong nước, nước trồng nên cây, cây lọc khí cho cá. Quả thực là một sự kết hợp vô cùng độc đáo và thú vị.
Sự kết hợp với vô vàn lợi ích
Sự kết hợp giữa nuôi cá và trồng cây không chỉ đơn giản tạo nên một sự độc đáo, mới lạ cho không gian sống của bạn. Mà còn mang theo những lợi ích vô cùng đặc biệt. Giúp bạn tiết kiệm tài chính lẫn công chăm sóc.
Máy lọc nước miễn phí
Thường khi nuôi cá cảnh, các bạn sẽ tốn một khoản chi phí kha khá để mua máy lọc không khí trong bể. Nhưng, nếu nuôi tích hợp cùng trồng cây trầu bà thì bạn sẽ tiết kiệm được số tiền đó đấy.
Bởi lẽ, cây trầu bà có khả năng làm thoáng nước trong bể cá cảnh nhà bạn. Lượng CO2 mà cá thải ra, qua quá trình quang hợp, cây trầu bà sẽ chuyển chúng thành O2, duy trì môi trường sống cho cá.
Xử lí Nitrat thông minh
Cây trầu bà rất cần Nitrat để phát triển. Trong khi đó, nước trong bể cá thì thường xuyên có một hàm lượng nitrat lớn gây hại cho cá. Nếu dư Nitrat, cá có thể sẽ bị sốc Nitrat, biếng ăn, lờ đờ. Việc nuôi trồng kết hợp sẽ làm giảm hàm lượng Nitrat có trong bể, giúp cá lẫn cây duy trì đủ về dinh dưỡng và sức khỏe.
Kẻ thù số 1 của tảo
Trong bể cá, tảo sẽ mọc và phát triển rất nhanh. Vừa chiếm chỗ ở của cá, lại gây bẩn nước, ảnh hưởng thẩm mỹ và sức khỏe đàn cá nhà bạn. Cây trầu bà sẽ xua tan nỗi lo đó giúp bạn. Cây giúp giảm lượng trảo, ngăn sự sinh trưởng của tảo, làm sạch nguồn nước.
Môi trường sống tuyệt vời nhất của cá
Rễ của cây trầu bà khi trồng trong bể sẽ giúp sản sinh nên những vi khuẩn tốt cho cá. Tạo môi trường kích thích vi khuẩn có lợi phát triển nhanh hơn.
Không những thế, màu xanh của lá và rễ cây sẽ tạo cho cá cảm giác được sống trong môi trường tự nhiên. Chúng sẽ không còn cảm thấy bí bách mà dần thích nghi với môi trường sống trong bể hơn. Đồng thời, khi cá còn nhút nhát, chúng có thể tận dụng rễ cây để lẩn trốn. Thật thú vị phải không nào?
Cách trồng trầu bà cùng nuôi cá cảnh
Chọn những cây trầu bà thích hợp để trồng thủy sinh, nhất là những loại không ở vùng nhiệt đới. Cây được chọn phải là cây khỏe mạnh, dễ ra rễ, có nhiều cành, nhánh. Lá cây bóng khỏe, xanh tốt, không bị sâu bệnh hại.
Tại gốc của cây, bạn cắt bỏ một phần của thân. Sau đó thực hiện định kì như vậy để cây có kịp thời gian bổ sung những phần đã bị cắt bỏ. Hoặc bạn có thể giữ nguyên cây sau khi lấy ra khỏi chậu. Chỉ cắt bỏ đi một phần nhỏ ra khỏi rễ và thân.
Khi trồng vào bể nước, bạn có thể buộc cây trầu bà được chọn vào một khúc gỗ, thân cây lớn có tạo hình đặc biệt. Sau đó đặt chúng vào đáy bể. Rễ cây sẽ dần mọc và cây nhanh chóng leo quanh khúc gỗ ấy. Chú ý, tỉa bớt lá khi cây mọc quá sum suê. Không để cây lấn án diện tích sống của cá.
Hoặc, bạn có thể lắp trên miệng bể một cái khay có lỗ. Sau đó trồng cây trầu bà lên chiếc khay ấy sao cho rễ cây buông thõng xuống mặt nước.
Ngoài ra, bạn cũng hoàn toàn có thể thực hiện cách trồng trầu bà thủy sinh. Sau đó thả cá vào. Hoặc trồng thủy sinh ngay trong bể cá. Nhưng tuyệt đối, trong quá trình trồng, khi cắm cây vào bể không được làm tổn thương đến cá.
Cách trồng trầu bà mới lạ như này thật là một sự kết hợp trên cả tuyệt vời phải không nào? Hãy thử ngay nhé!