CÁCH XỬ LÝ AO NUÔI CÁ KHI TẢO LAM PHÁT TRIỂN QUÁ NHIỀU
KHẮC PHỤC ĐÀN ONG O LÊN ẤU TRÙNG KHẮC PHỤC ĐÀN ONG O LÊN ẤU TRÙNG 3. Cách xử lý tảo? – Tảo lam khó tiêu diệt hơn những loài tảo khác nhờ khả năng phục hổi quần thể nhanh chóng. – Bước 1: Ngừng cung cấp dinh dưỡng vào ao nuôi, thay nước, tăng…
3. Cách xử lý tảo?
– Tảo lam khó tiêu diệt hơn những loài tảo khác nhờ khả năng phục hổi quần thể nhanh chóng.
– Bước 1: Ngừng cung cấp dinh dưỡng vào ao nuôi, thay nước, tăng cường oxy.
+ Ngừng bón phân chuồng vào ao
+ Giảm ½ lượng thức ăn cho cá.
+ Nếu cá nổi đầu và bỏ ăn, nên tạm ngừng cho cá ăn 1 ngày.
+ Tính toán lại lượng thức ăn cho cá cho vừa đủ, tránh tình trạng thức ăn tích tụ dưới đáy.
+ Thay 30 – 40% nước tầng đáy và bổ sung nước tầng mặt.
+ Khi tảo tàn, quá trình phân hủy sinh ra khí độc NH3, H2S, NO2. Cần khởi động quạt khí để tăng cường oxy và đẩy khí độc ra khỏi ao.
+ Vệ sinh ao, vớt vắng tảo ra khỏi ao mỗi ngày (bỏ xa ao nuôi).
– Bước 2: Diệt tảo và làm sạch môi trường nước
+ Dùng một trong những thuốc diệt tảo: BIO – GREEN CUT, SEAWEED…
+ Lưu ý: Dùng vôi cũng có thể diệt tảo trong thời gian cấp bách nhưng sẽ tạo mùi tanh, bẩn. Trời nắng nóng không nên sử dụng vôi để tiêu diệt tảo.
+ Sau 3 – 5 ngày dùng NB – 25 để ổn định màu nước và giảm sự hình thành các khí độc.
+ Sau 7 – 10 ngày dùng Zeofish để phân hủy xác tảo, chất thải mùn bã hữu cơ ở đáy ao.
– Bước 3: Phòng bệnh cho cá
+ Sau khi tảo được xử lý xong bổ sung C FEED, BIO – VIZYME New For Fish để cá tăng sức đề kháng và chống sốc.
+ Định kì sử dụng vôi bột hòa nước té đều khắp mặt ao để phòng bệnh cho cá.
+ Duy trì độ trong nước ao ổn định trong khoảng 30 – 40 cm.
+ Ao nuôi cá thịt đảm bảo độ sâu từ 1.5 – 2 m để ổn định môi trường nước.