Cách xử lý nước thải ao nuôi tôm mới nhất

XỬ LÝ TẢO XANH TRONG AO NUÔI QUÁ DỄ DÀNG | THỦY SẢN 365 XỬ LÝ TẢO XANH TRONG AO NUÔI QUÁ DỄ DÀNG | THỦY SẢN 365 Cách xử lý nước thải ao nuôi tôm mới nhất Nước ta có điều kiện thời tiết cùng thổ nhưỡng đặc biệt thuận lợi cho công tác…

XỬ LÝ TẢO XANH TRONG AO NUÔI QUÁ DỄ DÀNG | THỦY SẢN 365
XỬ LÝ TẢO XANH TRONG AO NUÔI QUÁ DỄ DÀNG | THỦY SẢN 365

Cách xử lý nước thải ao nuôi tôm mới nhất

Nước ta có điều kiện thời tiết cùng thổ nhưỡng đặc biệt thuận lợi cho công tác nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã phát triển vươn lên dẫn đầu trong các nước ở khu vực về lĩnh vực xuất khẩu tôm. Chính vì thế mà có rất nhiều mô hình trang trại ao hồ nuôi tôm đã được nhân rộng để phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh tạo ra nguồn thu nhập ổn định và việc làm cho người dân thì vấn đề ô nhiễm môi trường do việc xả nước thải ao nuôi tôm ra ngoài cũng là vấn đề đáng để lo ngại.

Phương pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm

Phương pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm

Tại sao cần phải xử lý nước thải ao nuôi tôm

Xử lý nước thải nuôi tôm là công tác cần thiết hiện nay, nguyên do là vì ngành nghề này đã và đang đem tới những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên hiện nay, đặc biệt là khu vực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhất là đối với các hộ kinh doanh chăn nuôi tôm nhỏ lẻ, các hộ gia đình tự xây đầm nuôi tôm nhưng không thiết kế hệ thống xử lý nước thải ao nuôi tôm chuyên biệt, làm cho những chất thải hữu cơ, các loại thuốc dùng cho ao nuôi cũng bị xả thẳng ra nguồn ngoài khi chưa qua khâu xử lý nước thải nào.
Khối lượng chất thải hữu cơ sinh ra trong ao tôm xuất phát từ nguồn thức ăn dư thừa sót lại, chất thải của tôm, các loại chất kháng sinh và thuốc trị bệnh,… Nước thải ao nuôi tôm chứa một lượng lớn các loại hợp chất như Nitơ hay photpho và các loại chất dinh dưỡng. Đây là điều kiện tốt giúp cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển mạnh.

xử lý nước thải ao nuôi tôm

Tại sao cần xử lý nước thải ao nuôi tôm

Hành động xả nguồn nước thải ao nuôi tôm ra các kênh rạch mà chưa được xử lý sẽ khiến môi trường tự nhiên bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng. Nếu như việc xả thải diễn ra liên tục sẽ tạo điều kiện cho các mầm mống gây bệnh phát triển, gây ra những rủi ro không mong muốn cho ngành nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh của người dân.

Xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

Nước thay và nước xi phông sẽ được tách riêng ra với các loại chất rắn lơ lửng trong đó bằng một thiết bị lọc trống. Nước sau khi đã được tách chất rắn lơ lửng ra riêng biệt sẽ được đưa đến bể xử lý sinh học. Tại đây, các bể lọc sinh học cùng các giá thể sinh học tồn tại lơ lửng trong lượng nước sẽ được tiến hành sục khí tích cực và chính nhờ vào một số lượng lớn vi sinh hoạt động trong bùn hoạt tính sẽ thực hiện chuyển hóa những loại hợp chất hữu cơ hòa tan thành những loại hợp chất vô cơ không độc hại hoặc sinh khối của các loại vi khuẩn. Nước thải sau khi đi qua khỏi bể lọc sinh học sẽ được di chuyển đến bể lắng để tách bùn ra, sau đó sẽ được chuyển qua bể khử trùng để diệt khuẩn và tiếp tục tuần hoàn và tái sử dụng hoặc xả thải ra môi trường. Lượng bùn phát sinh ra từ các bể lắng sẽ được thu gom vô bể chứa bùn để xử lý hoặc sử dụng để trồng cây.

công nghệ xử lý nước thải ao nuôi tôm

Ưu điểm:

Xử lý được nguồn nước thải với hiệu suất và khối lượng cao.

Thời gian tiêu tốn cho việc xử lý nước thải rất nhanh gọn.

Nhược điểm:

Chi phí đầu tư vào hệ thống xử lý khá cao.

Đòi hỏi người vận hành phải có chuyên môn sâu về các nguyên lý thuộc lĩnh vực kỹ thuật mới có thể vận hành được.

Chỉ có thể áp dụng được đối với những công ty lớn, khó trong việc áp dụng đại trà.

Xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng phương pháp ao sinh học

Phương pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng ao sinh học dựa vào nguyên lý xử lý nước thải thông qua những quá trình phân hủy sinh học những loại hợp chất hữu cơ của các loại vi sinh vật có ích cùng các loài sinh vật thủy sản sử dụng các chất cặn lắng hữu cơ làm thức ăn như cá rô phi, sò, nghêu… Trên thực tế, các hệ thống xử lý bằng ao sinh học thường sẽ được thiết kế với nhiều ao liên tiếp nhau và có những công dụng cũng khác nhau, trong đó chủ yếu gồm ao lắng và ao xử lý sinh học kỵ khí, hiếu khí hay tích hợp cả hai loại. Nhiệm vụ của các ao lắng này là giúp giữ lại một phần lớn các chất lơ lửng trước khi lượng nước thải cần xử lý được đưa vào hệ thống các ao sinh học, việc thiết kế các ao lắng phải có sự phù hợp để có đủ thời gian cho việc lắng các cặn lơ lửng trong đó. Ở các ao xử lý sinh học, lượng chất hữu cơ lơ lửng trong nước sẽ nhanh chóng được phân hủy sinh học nhờ hệ vi sinh vật có trong ao cũng như việc tận dụng nuôi các loài thủy sản ăn cặn lắng như: Cá phi, cá nâu, sò, nghêu… chúng sẽ giúp ích trong việc xử lý các chất rắn lơ lửng và rong tảo.

quy trình xử lý nước thải ao nuôi tôm

Quy trình xử lý nước thải ao nuôi tôm

Chi phí đầu tư thấp.

Phương pháp có thể dễ dàng được thực hiện và áp dụng một cách đại trà.

Nhược điểm:

Hệ thống xử lý đòi hỏi chiếm diện tích lớn mới có thể bố trí ao sinh học.

Chất lượng nguồn nước sau xử lý còn có nhiều biến động.

Thời gian để xử lý lượng nước thải khá lâu.

Trên đây là một số thông tin về cách xử lý nước thải ao nuôi tôm của công ty thông cống nghẹt Tiến Minh cung cấp. Cảm ơn bạn vì đã tìm đọc.

Tags: xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải dệt nhuộm, xử lý nước thải thủy sản, xử lý nước thải chăn nuôi heo, xử lý nước thải ao nuôi cá tra, xử lý nước thải axit, xử lý nước thải giàu amoni, xử lý nước thải ao nuôi tôm, xử lý nước thải quán ăn, xử lý nước thải mì ăn liền

Bạn đang xem bài viết: Cách xử lý nước thải ao nuôi tôm mới nhất. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts