Cận cảnh loài vịt uyên ương quý hiếm, cực đẹp ở Hà Nội-Trang Trại Vườn Chim Việt
Nhập được ổ vịt call duck/vịt gọi siêu dễ thương | Thú vui của người nuôi chim gà vịt kiểng Nhập được ổ vịt call duck/vịt gọi siêu dễ thương | Thú vui của người nuôi chim gà vịt kiểng Vịt uyên ương thuộc dòng di cư, gốc ở xứ lạnh như nước Nga, Trung…
Vịt uyên ương thuộc dòng di cư, gốc ở xứ lạnh như nước Nga, Trung Quốc… Con trống (thường gọi là uyên) lông nhiều màu sắc, mắt và mỏ màu đỏ.
Anh Trần Nhữ Giáp, chủ trang trại nuôi sinh sản và bảo tồn Vườn chim Việt ở huyện Thanh Trì, Hà Nội cho biết,vịt uyên ương mới du nhập vào Việt Nam được vài năm nay, do vậy, loài này chưa được nhân giống rộng rãi trong tự nhiên. Hiện tại, anh đang nuôi khoảng 15 cặp vịt uyên ương.
“Vịt uyên ương có màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt. Do vậy, người dân thường mua loài này về để làm cảnh, thả trong các khu vườn, khu du lịch, vườn bách thú. Ngoài vẻ đẹp, loài này còn là biểu tượng cho tình yêu chung thủy, bền vững”, anh Giáp nói.
Theo anh Giáp, vịt uyên ương trống (thường gọi là uyên) lông nhiều màu sắc, mắt và mỏ màu đỏ. Con mái (hay gọi là ương) có sọc nhỏ màu trắng bên hông và đầu mỏ, màu lông không nhiều màu sắc bằng con trống.
Loài vịt này có cân nặng tối đa khoảng 1kg, mỗi năm đẻ khoảng 10-15 trứng, thức ăn chủ yếu là ngô, thóc, cám và các loại rau quả. Vịt uyên ương dễ nuôi, dễ sinh sản. Mỗi cặp uyên ương trưởng thành được bán với giá hàng chục triệu đồng.
Chủ trang trại cho hay, ngoài vịt uyên ương, anh còn nuôi vịt vàng, vịt ba màu, vịt gỗ. Đây cũng là những loài vịt cảnh mới được đưa về Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Duy, Giám đốc Trung tâm vịt Đại Xuyên (Viện Chăn nuôi) cho biết, vịt uyên ương thuộc dòng di cư ở xứ lạnh như Nga, Trung Quốc.
“Tại Việt Nam, vịt uyên ương khá hiếm, chỉ có tại một trang trại ở huyện Thanh Trì, Hà Nội. Hiện trang trại này đang nuôi thử nghiệm, nhân giống. Loài này cũng chưa thấy xuất hiện trong môi trường tự nhiên”, ông Duy nói.
Giám đốc Trung tâm vịt Đại Xuyên cho biết thêm, hiện nay, người dân chủ yếu mua loài vịt này về làm cảnh, không nuôi nhằm mục đích kinh tế vì giá trí đem lại không cao. Loài vịt này không nằm trong danh mục cấm mua bán.
Vịt uyên ương không chỉ được biết đến là loài vịt có bộ lông sặc sỡ, đẹp mắt mà loài này còn là biểu tượng cho tình yêu chung thủy, bền vững.
Chân vịt uyên ương có màu vàng.
Cổ vịt uyên ương có vệt lông hình lưỡi liềm lớn màu trắng phía trên mắt.
Loài vịt này có cân nặng tối đa khoảng 1kg, mỗi năm đẻ khoảng 10-15 trứng, thức ăn chủ yếu là ngô, thóc, cám và các loại rau quả.
Hiện tại, trang trại của anh Giáp mới có khoảng 15 cặp vịt uyên ương.
Phần lông bụng phía dưới có màu trắng
Ngoài vịt uyên ương, anh Giáp còn nuôi loài vịt vàng. Đây là loài có quần thể định cư nhỏ ở phía tây bắc châu Phi.
Loài này có bộ lông cơ thể gồm màu cam-nâu với phần đầu màu hơi nhạt vàng pha trắng. Chân và bàn chân màu đen.
Vịt gỗ phân bố ở Bắc Mỹ, con trưởng thành nặng khoảng 1kg.
Con trống trưởng thành có bộ lông nhiều màu, đặc biệt ánh kim, đôi mắt màu đỏ. Con mái, ít nhiều màu sắc.
Vịt 3 màu (hay còn gọi là vịt ba khoang) thường phân bố ở châu Á và châu Âu. Bộ lông của chúng được phối ba màu chủ đạo gồm trắng, màu hạt dẻ và đen