Cây cao su: nguồn gốc, đặc điểm và kỹ thuật trồng, chăm sóc

quy trình trồng cây cao su theo kỹ thuật mới quy trình trồng cây cao su theo kỹ thuật mới Cây cao su là loài cây công nghiệp lâu năm được trồng phổ biến ở nước ta. Người nông dân sử dụng phần nhựa mủ, gỗ, lá, hạt….của cao su để sản xuất thành các…

quy trình trồng cây cao su theo kỹ thuật mới
quy trình trồng cây cao su theo kỹ thuật mới

Cây cao su là loài cây công nghiệp lâu năm được trồng phổ biến ở nước ta. Người nông dân sử dụng phần nhựa mủ, gỗ, lá, hạt….của cao su để sản xuất thành các đồ dùng phục vụ cho đời sống con người. Không những vậy, loài cây này còn giúp bảo vệ môi trường, phủ xanh đất trống đồi trọc hạn chế thiên tai như: bão, lũ lụt, sạt lở đất,…Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu hơn về nguồn gốc, đặc điểm và kỹ thuật trồng, chăm sóc cao su.

Nguồn gốc cây cao su

Nội dung

Cây cao su có nguồn gốc từ đâu? Loài cây này được tìm thấy ở khu vực rừng Amazon – một bộ phận của Nam Mỹ vào năm 1743 bởi hai nhà nghiên cứu De la Condamine C và Fresnau F. Ở những thế kỷ trước, thổ dân Mainas sinh sống tại nơi đây đã nghĩ ra cách sử dụng nhựa mủ cao su phủ lên quần áo để tránh ẩm ướt khi trời mưa. Ngoài ra, họ còn chế tạo thành công những trái bóng, vật dụng phục vụ cho đời sống, bẫy chim,…từ nhựa mủ của loài cây này.

Sau khi tìm thấy cây cao su và nhìn nhận được những giá trị mà nó mang lại đối với thổ dân sinh sống tại nơi đây. Hai nhà nghiên cứu đã phác hoạ lại hình ảnh loài cây này chi tiết từ thân, cành, lá cho tới hoa để gửi tới Viện hàn lâm khoa học tại Pháp.

Vào năm 1839, Charles Goodyear và Thomas Hancook đã tìm ra phương pháp lưu hoá mủ cao su, đây cũng là một trong những dấu mốc đáng chú ý của loài cây này. Đến năm 1876, Hemy Wickham – một nhà thám tử đã trở thành người đầu tiên xuất khẩu thành công một lô hàng lớn, khả thi gồm hạt cây cao su Brazil sang Vương quốc Anh.

Đầu thế kỷ XX, cao su dần phát triển mạnh và được trồng nhiều tại các nước Châu Á như Malaysia, Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, Ấn Độ,….chiếm tới 90% tổng sản lượng cao su Thế Giới và chiếm 92% tổng diện tích trồng cao su trên toàn Thế Giới.

Lịch sử cây cao su Việt Nam bắt nguồn từ thế kỷ XIX, khi nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Vào năm 1879, lần đầu tiên cao su được đưa vào trồng ở Nam Kỳ. Năm 1909, loài cây này được canh tác với diện tích lớn, các đồn điền cao su được lập ra và người dân Việt Nam trở thành lao động tại nơi đây. Họ phải trải qua những ngày tháng cực khổ, trở thành phục dịch cho thực dân.

Năm 1919, sản xuất cao su đạt 3500 tấn, diện tích trồng cao su trên cả nước là 15850 ha. Trải qua hàng thế kỷ, giờ đây cao su trở thành một trong những loại cây công nghiệp trọng điểm của nước ta. Cây cao su được trồng nhiều nhất ở đâu? Hiện nay, loài cây này được trồng nhiều nhất ở các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ như: Tây Ninh, Bình Phước, Vũng Tàu, Bình Dương.

Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ? Bởi Đông Nam Bộ là vùng có khí hậu nóng ẩm quanh năm, ít bão, gió lớn thích hợp để trồng loài cây này. Đặc biệt, nơi đây có hai loại đất chủ yếu là: đất bazan và đất xám rất thuận lợi cho cao su sinh trưởng và phát triển.

Đặc điểm cây cao su

Cây cao su tiếng anh là rubber tree, được xem là cây công nghiệp chủ lực đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho người nông dân. Thân cao su thuộc thân gỗ màu nâu nhạt, mọc thẳng đứng, chiều cao trung bình từ 10 đến 20m, có những cây cao tới 30m. Người ta thường khai thác nhựa mủ loài cây này trên thân từ chỗ phân cành cho tới gốc của nó.

Rễ loài cây này có hai dạng: rễ bàng và rễ cọc. Rễ bàng thường mọc tập trung ở vùng đất mặt khoảng 0 đến 40 cm. Còn rễ cọc thì cắm sâu vào trong lòng đất, vừa có chức năng hút nước và các chất dinh dưỡng nuôi cây vừa giúp cây đứng vững trước những cơn bão, gió mạnh. Lá cây cao su thuộc dạng lá kép, mỗi lá có 3 lá chét.

Vỏ là bộ phận quan trọng nhất của thân cao su bởi đây là nơi có chứa nhựa mủ, quyết định tới sản lượng, năng suất đạt được của cây. Sau khoảng 6 đến 7 năm trồng là có thể thu hoạch nhựa mủ từ cây, sản lượng nhựa mủ đạt được nhiều hay ít dựa trên các yếu tố như nơi trồng, đất trồng, giống,… Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi 1 cây cao su cho bao nhiêu mủ?

Nhựa cao su có màu vàng hoặc màu trắng nằm ở trong các mạch của vỏ. Cách cạo mủ cây cao su như sau: Người trồng sử dụng dao chuyên dụng, sau đó rạch thành những rạch vuông góc có độ sâu vừa phải với phần mạch nhựa mủ. Tiếp đến, chuẩn bị một cái chậu để hứng nhựa mủ chảy xuống với độ sâu vừa phải sao cho cây không bị tổn thương.

Cây cao su quang hợp như thế nào? Xoay quanh vấn đề này đã có rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra. Có một số người cho rằng loài cây này có quá trình quang hợp ngược với các loài cây khác trong thế giới thực vật đó là cây cao su hút oxy và thải ra oxy. Chính vì vậy mà không có một con vật hay côn trùng nào nào có thể sinh sống được trong môi trường rừng cao su.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Anh Nghĩa, cao su quang hợp giống như những loài cây khác. Chúng thải khí oxy và hút CO2 vào ban ngày, ngược lại vào ban đêm cây cao su thải CO2 và hút vào khí oxy. Ngoài ra, Tiến sĩ còn đưa ra nhận định rằng loài này có chứa nhựa mủ chính vì vậy mà côn trùng hay các loài động vật khác đều không thể sinh sống được ở những cánh rừng cao su.

Ứng dụng của cây cao su được sử dụng rộng rãi trong đời sống con người. Mỗi bộ phận của loài cây này đều đem những những ứng dụng vô cùng hữu ích đối với cuộc sống:

  • Hạt cao su: Được chọn lọc và sử dụng làm hạt giống. Ngoài ra, hạt của loài cây này còn được dùng để làm xà phòng, sơn điện li hay dầu đốt. Phần vỏ của hạt cây cao su dùng làm than hoạt tính hoặc pin của đèn.
  • Thân cao su: Đây là bộ phận quan trọng nhất của cây, đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Sau khi thu hoạch nhựa mủ cao su thì người dân cung cấp gỗ cao su cho các cơ sở sản xuất nội thất, đồ gia dụng. Gỗ cây cao su khá được ưu chuộng bởi những ưu điểm như độ bền cao, màu sắc đẹp, dẻo dai, chống ẩm và nước cực tốt. Đặc biệt, loài cây này là cây gỗ được trồng tự nhiên chính vì vậy mà không gây thiệt hại tới môi trường.
  • Lá cây cao su: Bạn có thể sử dụng lá cao su để tạo thành những bông hoa trang trí bắt mắt. Ngoài ra, lá của loài cây này cũng được sử dụng để làm phân hữu cơ.

Kỹ thuật trồng cây cao su

Vị trí trồng và đất trồng

Người trồng cần chuẩn bị vị trí trồng cũng như đất trồng cao su thích hợp. Nên lựa chọn khu vực gần nguồn nước tưới để thuận tiện cho việc chăm sóc cây. Ngoài ra, đất trồng cần phải chống xói mòn và chống ngập úng tốt. Đây cũng là một quy trình trồng cây cao su quan trọng quyết định đến sản lượng và năng suất.

Phương pháp trồng

Sử dụng phương pháp đào hố trồng bằng tay hoặc khoan máy với quy hoạch 55x55x55 cm. Sau nửa tháng đào hố thì người trồng tiến hành lấp đất mặt vào một nửa hố. Tiếp đến, bón phân hữu cơ vi sinh cũng như phân lân theo tỉ lệ thích hợp rồi lấp đất lên toàn bộ hố.

Mật độ và khoảng cách trồng

Nếu bạn trồng cây cao su trên đất đỏ banzan thì nên lựa chọn mật độ và khoảng cách trồng là 7m x 3m tương đương với 476 cây/ ha. Nếu trồng trên đất xám thì mật độ và khoảng cách trồng là 6m x 3m tương đương với 555 cây/ ha.

Cách trồng cây cao su

Chọn cây con khoẻ mạnh, không có sâu bệnh. Đầu tiên, người trồng tiến hành đào hố đất có kích thước phù hợp với bầu cao su con. Tiếp đến sử dụng dao chuyên dụng để cắt bỏ lớp bọc bên ngoài của bầu cây và loại bỏ bớt các rễ cọc mới mọc ở ngoài bầu. Sau đó, người trồng tiến hành đặt bầu cây xuống hố đất rồi lấp đất lại.

Cách chăm sóc cây cao su

Tủ gốc giữ ấm cho cây

Để giữ được độ ẩm giúp rễ cây cao su phát triển khoẻ mạnh và chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt thì người trồng cần tủ gốc vào cuối mùa khô trong năm đầu trồng. Có thể sử dụng thân cỏ dại, rơm rạ hoặc các cây họ đậu để tủ gốc.

Làm cỏ

Người trồng có thể làm cỏ trên hàng hoặc giữa hàng. Lưu ý không nên sử dụng cuốc để làm cỏ, điều này rất dễ gây tổn thương thân cây cao su. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc diệt cỏ vào những năm thứ 5 thứ 6 sau khi trồng.

Bón phân

Dựa vào loại đất, năm tuổi mà người trồng có chế độ bón phân thích hợp. Đối với cây cao su từ một 1 năm tuổi đến 4 năm tuổi người trồng nên tiến hành tạo rãnh có kích thước chiều sâu 10 cm, chiều rộng 20 cm rồi rải đều phân vào rãnh.

Giá cây cao su thanh lý

Giá bán cây cao su thanh lý là một trong những chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Theo các thương lái chuyên đi thu mua gỗ loại cây này cho biết, tuỳ vào kích thước của cây mà giá bán cũng có sự khác nhau, dao động từ 400.000 – 450.000 VNĐ/ cây.

Cây cao su là một loại cây công nghiệp được trồng phổ biến tại nước ta. Loài cây này đem lại rất nhiều ứng dụng thiết thực cho cuộc sống nên được khá nhiều người ưu chuộng. Ngoài ra, loài cây này còn giúp bảo vệ môi trường, hạn chế xói mòn đất và các thiên tai khác. Đồng thời, cao su cũng đem lại nguồn thu nhập kinh tế lớn cho người nông dân. Nếu bạn yêu thích loài cây này hãy tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, đặc điểm và kỹ thuật trồng, chăm sóc cao su.

Bạn đang xem bài viết: Cây cao su: nguồn gốc, đặc điểm và kỹ thuật trồng, chăm sóc. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts