Cây chó đẻ là vị thuốc chữa bệnh gan nhưng uống sai cách lại phá hủy gan

Những tác dụng của cây Cam thảo đất – LVL THACH LU Những tác dụng của cây Cam thảo đất – LVL THACH LU Cây chó đẻ là loại cây khá phổ biến ở các miền quê Việt Nam. Chúng thường mọc hoang ở ven đường, những cánh đồng khô, vùng đất hoang hoặc bìa…

Những tác dụng của cây Cam thảo đất – LVL THACH LU
Những tác dụng của cây Cam thảo đất – LVL THACH LU

Cây chó đẻ là loại cây khá phổ biến ở các miền quê Việt Nam. Chúng thường mọc hoang ở ven đường, những cánh đồng khô, vùng đất hoang hoặc bìa rừng dưới độ cao 600m. Loại cây này phân bố nhiều ở các nước như: Ấn độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Nhật Bản, Việt Nam, Nam Mỹ…

Cây chó đẻ còn có một số tên gọi khác là: Diệp hạ châu, cây cau trời, cây chó đẻ răng cưa. Tên hán việt là: Trân châu thảo, hiệp hậu châu, nhật khai dạ bế. Tên khoa học là Phyllanthus urinaria L, họ Thầu Dầu.

Những tác dụng của cây chó đẻ

Theo Đông y, cây chó đẻ có vị đắng, hơi ngọt. Là vị thuốc có tính mát. Có khả năng thanh can nhiệt, lợi tiểu, lương huyết, giải độc, sát trùng.

Theo kinh nghiệm người dân nhiều vùng thì cây chó đẻ được dùng để trị mụn nhọt, giải độc rắn cắn. Vừa dùng ngoài vừa uống trong được. Đặc biệt diệp hạ châu có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh gan, bệnh ngoài da, tiểu đường, viêm ruột, viêm phụ khoa…

Không chỉ được sử dụng trong y học cổ truyền, cây chó đẻ cũng đã được nghiên cứu trên cơ sở khoa học và được ứng dụng trong nhiều chế phẩm chữa bệnh.

Dưới đây là một số tác dụng của cây chó đẻ đã được y học hiện đại công nhận:

Điều trị viêm gan: Cây chó đẻ được nghiên cứu trong nhiều công trình và được ứng dụng trong các chế phẩm chữa bệnh như Hepamarin. Dược liệu này được công nhận có hiệu quả điều trị viêm gan mãn tính, viêm gan do virus và rượu.

Tác dụng miễn dịch: Cao lỏng từ cây chó đẻ được chứng minh về hiệu quả ức chế sự phát triển của virus HIV bằng cách ngăn chặn quá trình nhân đôi của virus.

Tác dụng điều trị các bệnh tiêu hóa: Các hoạt chất trong cây chó đẻ có khả năng kích thích trung tiện, ăn uống ngon miệng và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa. Hiện nay, dược liệu được ứng dụng trong nhiều chế phẩm chữa táo bón, viêm gan, vàng da, viêm đại tràng và đau dạ dày.

Tác dụng lợi tiểu: Các nhà khoa học phát hiện cây chó đẻ chứa một loại alkaloid có tác dụng chống co thắt cơ trơn, cơ vân nhằm lợi tiểu và hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi mật.

Tác dụng giảm đường huyết: Thực nghiệm vào năm 1995 trên các bệnh nhân tiểu đường nhận thấy, sử dụng cây chó đẻ liên tục trong 10 ngày có thể làm giảm lượng đường huyết đáng kể.

Tác dụng giảm đau: Thực nghiệm cho thấy, cây chó đẻ có tác dụng giảm đau mạnh gấp 3 lần so với Morphin và gấp 4 lần so với Indomethacin. Tác dụng giảm đau được xác định là do sự hiện diện của hỗn hợp steroid (beta-sitosterol, stigmasterol), ester ethyl và acid gallic có trong dược liệu.

Tác dụng khác: Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng điều trị viêm phế quản, ho, hen suyễn, lao phổi, sốt rét, viêm da thần kinh,…

Lưu ý khi sử dụng cây chó đẻ

Cây chó đẻ đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách, dược liệu này có thể gây ra một số rủi ro và tác dụng không mong muốn.

Không được dùng nếu không mắc bệnh về gan mật

Đối với những người mắc các bệnh về gan hoặc mật thì việc sử dụng chó đẻ răng cưa hỗ trợ điều trị sẽ rất tốt. Tuy nhiên đây là loại cây chữa bệnh, không nên uống hàng ngày để phòng bệnh, vì với người bình thường rất dễ gây tổn thương, mất cân bằng chức năng gan, mật,.. từ đó rất dễ dẫn đến chai gan, xơ gan.

Không được sử dụng để sắc nước uống hàng ngày

Đây là loại cây chữa bệnh, không có tác dụng làm thuốc bổ vì vậy bạn không được tự ý sắc nước uống hằng ngày. Việc lạm dụng có nguy cơ làm phá vỡ hồng huyết cầu, từ đấy làm suy giảm hệ miễn dịch, hư hại chức năng gan.

Người tỳ vị hư hàn không nên dùng

Cây chó đẻ có tính mát dễ làm nặng thêm tình trạng tiêu hóa không tốt của người bệnh.

Phụ nữ có thai cũng không được dùng

Cây chó đẻ có tác dụng gây co mạch máu và tử cung dễ gây trụy thai.

Không nên uống một mình cây chó đẻ

Cần phối hợp cây chó đẻ các vị thuốc khác. Cây chó đẻ có tác dụng phụ gây giảm hồng cầu, hạ huyết áp và tăng nguy cơ gây suy giảm miễn dịch.

Cây chó đẻ là một vị thuốc mọc hoang ngoài tự nhiên rất nhiều, được bán với giá thành rẻ. Vì thế rất nhiều người đã tự mua về đun nước uống. Điều này có thể gây nguy hại đến sức khỏe của người sử dụng. Đặc biệt lưu ý không nên sử dụng cây chó đẻ nếu không có chỉ định của bác sĩ hoặc thầy thuốc.

Bạn đang xem bài viết: Cây chó đẻ là vị thuốc chữa bệnh gan nhưng uống sai cách lại phá hủy gan. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts