Cây Cọ Cảnh: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc cho cây
Cây cọ nhật và ý nghĩa phong thủy cây cọ nhật – VƯỜN CÂY VIỆT Cây cọ nhật và ý nghĩa phong thủy cây cọ nhật – VƯỜN CÂY VIỆT Cây Cọ Cảnh có lẽ là loài cây vô cùng quen thuộc mà chúng ta có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu. Loài…
Cây Cọ Cảnh có lẽ là loài cây vô cùng quen thuộc mà chúng ta có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu. Loài cây này không chỉ là loài cây trang trí trong nhà mà chúng còn có rất nhiều giá trị ý nghĩa trong phong thủy ít người biết đến.
Nguồn gốc cây Cọ Cảnh
Cây Cọ Cảnh là loài cây cảnh vô cùng phổ biến ở nước ta, chúng có tên khoa học là Rhapis Excelsa, là giống cây thuộc họ nhà Cau. Cây Cọ Cảnh vốn là loài cây có nguồn gốc từ vùng biển Caribe nổi tiếng, sau này được du nhập rộng rãi khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.
Hình ảnh cây Cọ Cảnh trồng trong nhà
Đặc điểm của cây Cọ Cảnh
1. Về thân cây
Đây là giống cây thân gỗ nhỏ, có thân khá mảnh khảnh, chiều cao trung bình chỉ từ 50-150cm, cá biệt có nhiều giống cây Cọ kiểng có thể cao đến 2-3m.
2. Về lá cây
Lá của cây Cọ Cảnh có màu xanh lục hoặc xanh đậm, mọc xòe rộng thành các tán lá vô cùng bắt mắt và dễ nhận biết. Các lá cây có mép răng cưa, đầu nhọn hoắt, gân lá có dạng chân chim, cuống lá mọc dài và thon gọn. Đây là loài cây ưa ánh sáng, có thể sinh trưởng tốt trong nhiều điều kiện khí hậu khác nhau.
3. Về hoa
Cây Cọ Cảnh có khả năng ra hoa, hoa của chúng có dạng hình cầu, màu xanh và mọc phía dưới tán lá.
Công dụng của cây Cọ Cảnh trong đời sống
Công dụng nổi bật nhất của cây Cọ Cảnh có lẽ phải kể đến đó chính là công dụng trang trí nhà cửa, văn phòng, bàn làm việc và không gian xung quanh. Với tán lá rộng và xòe ra cùng với nhiều kích thước khác nhau mà cây Cọ kiểng có thể được đặt tại bất kỳ vị trí nào trong nhà mà bạn thích.
Bên cạnh đó, cây Cọ Cảnh là loài cây thuộc vào top các loài cây có khả năng thanh lọc không khí vô cùng hiệu quả. Chúng có thể lọc sạch bụi bẩn và vi khuẩn trong không khí, cung cấp oxy hít thở cho con người, ngăn ngừa tia tử ngoại và khí CO2 có hại,… Ngoài ra, cây Cọ kiểng còn có khả năng xua đuổi côn trùng, ngăn không cho chúng đến gần con người.
Cây Cọ Cảnh chính vì những tác dụng độc đáo và hữu ích nên rất được con người ưa chuộng để trồng ở khắp mọi nơi. Bạn có thể trồng chúng trong nhà, ngoài trời, trên sân thượng hoặc đặt trên bàn làm việc tùy ý mà không hề ảnh hưởng đến bố cục, thẩm mỹ xung quanh.
Ý nghĩa cây Cọ Cảnh trong phong thủy
Cây Cọ Cảnh là loài cây có nhiều giá trị ý nghĩa trong phong thủy. Tán cây to và xòe ra giống như một bàn tay thu lấy tài lộc về cho gia chủ vậy. Ngoài ra, lá cây dài, xanh mượt và to rộng nhằm thể hiện sự đầy đủ, sung túc và giàu có của gia chủ.
Cây Cọ Cảnh còn được sử dụng để làm loại cây trừ tà ma, yêu quái. Đặt cây Cọ kiểng ở hướng nhà hợp với mệnh của gia chủ sẽ giúp thu về vượng khí, diệt trừ tà khí, yêu mà, sự đen đủi để mang về tài lộc, nhiều điều may mắn và thành công trong cuộc sống.
Cây Cọ Cảnh được dùng làm quà tặng với ý nghĩa rằng người được tặng sẽ luôn gặp may mắn, thuận lợi, giúp cho sự nghiệp của họ luôn được vững chắc và thăng tiến dài lâu.
Các loại cây Cọ Cảnh trên thị trường hiện nay
Cây Cọ Cảnh có rất nhiều kiểu dáng và chủng loại khác nhau để bạn có thể lựa chọn dễ dàng nhằm mang về trồng hoặc làm cây cảnh trang trí trong nhà. Một số loại cây Cọ kiểng phổ biến hiện nay gồm có:
1. Cây Cọ Cảnh dầu
Cây Cọ Cảnh dầu hay còn được biết đến là cây Cọ kiểng Mỹ, đây là loài cây cọ phổ biến ở Hoa Kỳ. Chúng có chiều vô cùng lớn, có thể lên đến 20-30m nếu gặp điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi. Lá cây mọc um tùm, có gai sắc nhọn ở cả thân cây và trên lá. Dáng cây vô cùng thẳng tắp và đẹp, chúng không cần cắt tỉa và tốn nhiều công chăm sóc mà vẫn có vẻ đẹp hấp dẫn, do đó mà loài cây này được ưa chuộng nhiều để làm cây cảnh phong thủy.
Cây Cọ Cảnh dầu hay cây Cọ kiểng Mỹ
2. Cây Cọ Cảnh lùn
Hay còn được gọi là cây Cọ Cảnh ta, đây là loài Cọ Cảnh có kích thước khá nhỏ bé và khiêm tốn. Chúng thường được sử dụng để làm cây cảnh trang trí trên bàn làm việc hoặc trong văn phòng. Mặc dù có kích thước nhỏ bé nhưng chúng lại rất dễ chăm sóc và sống rất dai. Cây Cọ kiểng lùn còn được dùng trong kiến trúc, trang trí nhà cửa hoặc làm quà tặng.
3. Cây Cọ Cảnh lá tre
Cây Cọ Cảnh lá tre có hình dạng gần tương tự so với cây trúc nhật và cây tre. Thân của chúng nhỏ nhắn, với chiều dài trung bình khoảng 30-50cm. Lá cây có hình dạng tương tự như lá tre, cây có thể được đặt ở trong nhà nhằm xua đuổi côn trùng hoặc trang trí phong thủy.
Cây Cọ Cảnh hợp mệnh gì?
Loài cây này chỉ mang hai màu sắc cơ bản đó là màu xanh lá và màu nâu của thân cây, ngoài ra cành lá của cây khá nhọn và góc cạnh. Chính vì vậy mà cây Cọ Cảnh phù hợp nhất để trồng đối với những người mang mệnh Thổ và mệnh Kim. Nếu bạn là người mang một trong hai cung mệnh này, khi trồng cây sẽ giúp đem lại nhiều vượng khí, năng lượng tích cực, từ đó góp phần cải vận, mang lại tiền tài, may mắn và phú quý cho người trồng.
Cách trồng cây Cọ Cảnh và chăm sóc tốt nhất
1. Đất trồng
Cây Cọ Cảnh phù hợp để trồng với các loại đất nhiều mùn, giàu khoáng chất và dinh dưỡng. Bạn có thể trộn thêm ít phân hữu cơ, xơ dừa hoặc vỏ trấu trong đất nhằm tăng thêm giá trị dinh dưỡng cho cây.
2. Phương pháp trồng
Cây Cọ Cảnh chủ yếu được trồng bằng phương pháp gieo hạt giống. Hạt giống sẽ được ngâm trong nước ấm khoảng vài tiếng trước khi mang ra gieo ở hố đất đã chuẩn bị sẵn. Bạn chỉ cần tưới nước thường xuyên là sau vài tuần hạt giống sẽ bắt đầu nảy mầm để sinh trưởng tạo thành cây non.
3. Nước tưới
Cây Cọ Cảnh ưa ẩm ở mức độ trung bình, bạn không cần phải tưới quá nhiều cho cây mà chúng vẫn có thể sinh trưởng tốt. Duy trì tưới đều đặn từ 2-3 lần/tuần để đảm bảo sự sống cần thiết cho cây.
Cây Cọ Cảnh rất dễ chăm sóc và sinh trưởng
4. Ánh sáng, nhiệt độ
Một số loài cây Cọ Cảnh dùng để trang trí trong nhà hoặc bàn làm việc thì ưa thích bóng râm hơn so với các loại cây Cọ kiểng có kích thước lớn trồng ở ngoài trời. Bạn nên đặt chúng tại những nơi có nhiều ánh sáng chiếu đến là được.
5. Bón phân
Nếu như đất trồng đã đủ dinh dưỡng thì bạn không nhất thiết phải bón thêm phân cho cây. Còn nếu không thì hãy bón thêm phân NPK mỗi năm 2 lần để giúp cây thêm cao lớn và xanh tốt.
6. Phòng sâu bệnh
Cây Cọ Cảnh chủ yếu sẽ gặp phải tình trạng khô héo, vàng lá chứ ít khi gặp phải sâu bệnh. Bạn chỉ cần chú ý thường xuyên cắt tỉa những cành lá bị khô héo để không làm ảnh hưởng đến cả cây là được.
Giá cây Cọ Cảnh là bao nhiêu?
Đây là loài cây được sử dụng nhiều trong thi công và trang trí nội, ngoại thất. Tùy thuộc vào giống cây, chiều cao và tuổi đời mà cây Cọ Cảnh sẽ có những mức giá khác nhau, bạn có thể tham khảo như sau:
– Cây Cọ Cảnh Nhật, lùn: Giá bán sẽ dao động trong khoảng từ 200.000 đến 500.000 đồng.
– Cây Cọ Cảnh thường, kích cỡ trung bình: Giá bán sẽ dao động trong khoảng từ 200.000 đến 400.000 đồng mà thôi.
– Cây Cọ cảnh Mỹ: Giá bán sẽ dao động trong khoảng từ 1.000.000 đến 4.000.000 đồng tùy vào kích thước và nơi nhập về.
– Cây Cọ cảnh Pháp: Giá bán sẽ dao động từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng/cây.