Cây Đào Ngày Tết

#64/NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA HOA ĐÀO #congáibàtô #64/NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA HOA ĐÀO #congáibàtô Cây Đào Ngày Tết Cây đào ngày tết được xem là biểu tượng, là linh hồn của mùa xuân không thể thiếu trong khuôn viên nhà của người dân miền Bắc. Nếu người miền nam hãnh diện…

#64/NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA HOA ĐÀO #congáibàtô
#64/NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA HOA ĐÀO #congáibàtô

Cây Đào Ngày Tết

Cây đào ngày tết được xem là biểu tượng, là linh hồn của mùa xuân không thể thiếu trong khuôn viên nhà của người dân miền Bắc. Nếu người miền nam hãnh diện với những gốc mai vàng rực rỡ thì người miền bắc lại ưa chuộng nét đẹp giản dị, nhẹ nhàng và đằm thắm của hoa đào. Chẳng thế mà cứ mỗi dịp tết đến xuân về thì trên khắp các phố phường miền bắc người ta bày bán rất nhiều hoa đào ngợp cả góc trời. Người người nhà nhà đổ ra đường tìm chọn cho mình những gốc đào xinh xắn nhất để chưng trong dịp tết.

Hoa đào được cho là mang lại sự may mắn cho gia chủ trong năm mới, xua đuổi ma quỷ và những điều xui rủi không may tới với gia đình. Chính bởi suy nghĩ và quan niệm này mà người miền Bắc rất ưa chuộng chưng mai trong nhà ngày tết để mang lại điều may và xua đuổi vận khí. Cùng tìm hiểu ngay tất cả các thông tin về cây đào ngày tết được Vườn Cây Xinh tổng hợp và chia sẻ dưới đây nhé!

Sự tích cây đào ngày Tết

Hoa đào từ lâu đã trở thành biểu tượng ngày tế gần gũi và thân thuộc với rất nhiều gia đình từ miền bắc đổ vào mạn miền trung giáp bắc của nước ta. Nhiều người kháo rằng loài hoa mỏng manh mang vẻ đẹp dịu dàng này có nguồn gốc xuất xứ từ vùng cao. Hoa đào từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận và xuất hiện trong rất nhiều bài văn, bài thơ hay nổi tiếng. Hình ảnh hoa đào gắn liền và không thể tách rời với ngày tết truyền thống của nước ta.
Bạn có tò mò về truyền thuyết ra đời của hoa đào ngày tết hay không? Tương truyền xưa kia ở phía Đông núi Độ Sóc đã xuất hiện duy nhất 1 cây hoa đào có nguồn gốc từ rất lâu đời mà không ai biết. Cây đào này rất to lớn và được ví ở mức khổng lồ và là nơi trú ngụ của hai vị thần nổi tiếng là Trà và Uất Lũy. Hai vị thần này được dân trong làng bản rất quý trọng và tôn thờ vì họ giúp họ trừ và tiêu diệt các loại ma quái quấy nhiễu dân lành. Mỗi khi chúng nhìn thấy cây hoa đào thì rất sợ hãi và bỏ trốn lên tận núi cao không dám bén mảng quay lại làm hại người dân.

Tuy nhiên theo tục lệ, cứ đến cuối năm là hai vị thần này về về chầu thiên đình báo cáo tình hình cho Ngọc Hoàng một thời gian. Dịp này lũ ma quái lại được dịp hoành hành và mon men đến quấy nhiễu dân làng. Người dân trong làng bèn bẻ những nhánh hoa của cây đào vắm trồng trong những chiếc lọ bỏ trong nhà hoặc trước nhà. Do vậy ma quái không còn dám lui tới quấy nhiễu khi không còn vị hai vị thần cai quản. Nếu nhà ai không bẻ cành đào thì có thể dùng giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà.
Từ đó, cứ hàng năm mỗi dịp cuối năm hai vị thần về trời người dân trong vùng lại cố gắng đi tìm và bẻ cành đào về cắm trong nha. Mãi sau này nhiều người không còn tin vào lục tệ thần bí này vì không còn ma quỷ nhưng tục lệ chưng hoa đào trong nhà vào ngày tết lại trở thành truyền thống và nét đẹp không thể thiếu. Cứ mỗi năm từ tầm 20 tết hoa đào ngày tết lại được chở kín tới các con phố và người người nhà nhà bắt đầu tấp nập đi cắm để chưng trong nhà. Cành hoa đào tươi thắm rạng rỡ không chỉ mang ý nghĩa tốt đẹp mà còn khiến cho không gian thêm rực rỡ và tràn đầy hương vị ngày tết.

Nguồn gốc của hoa đào

Theo giáo sư Gary Crawford cùng hai đồng nghiệp tại Đại học Toronto (Canada) cho biết cây đào có nguồn gốc hình thành khoảng 7.500 năm trước và được con người thuần hóa, lai ghép và trở thành loài cây mang ý nghĩa tốt đẹp cho đời sống con người.
Hoa đào ngày Tết lần đầu được biết đến ở vùng đất Ba Tư, sau đó được lai tạo và phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Mông Cổ, Lào, Trung Quốc,…Và dần trở thành biểu tượng đặc trưng trong ngày Tết.

Ý nghĩa hoa đào cho ngày Tết

Hoa đào trong từ điển biểu tượng văn hóa tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, sự đổi mới và sự sinh sản nảy nở. Chính bởi điều này mà hoa đào trở thành loại hoa biểu tượng cho ngày cưới ở Trung Quốc. Thông thường, hoa đào rất khó nở khi trái mùa và chỉ rộ sắc đơm bông khi mùa xuân kéo đến dù trong khoảng thời gian này ở miền bắc rất lạnh giá.
Hoa đào ngày tết tượng trưng cho tình bạn thân thiết của ba vị Lưu – Quan – Trương đã kết nghĩa nguyện thề làm bạn thân trong khung cảnh vườn hoa đào rực rỡ sắc sắc. Màu hồng nồng nàn thắm thiết là biểu tượng cho cả tình yêu lẫn tình bạn trong sáng và nồng nàn.
Theo người Nhật Bản, hoa đào còn biểu tượng cho sự tinh khiết, trong trắng và thủy chung nên quốc gia này rất ưa chuộng hoa đào và trồng nó khắp nơi trong nhà. Chính bởi những ý nghĩa tốt đẹp này mà trong ngày tết nếu không có hoa đào thì đó chưa được coi là cái tết trọn vẹn và đầy đủ. Nhìn thấy hoa đào người ta thấy ấm áp, tươi vui trong lòng với màu sắc hông đỏ tượng trưng cho sự may mắn và hoan hỉ.

Những loại đào tết được yêu thích nhất

Đào phai

Với sắc hồng nhẹ nhàng, mơn mởn, đầy sự tinh tế và thanh lịch đã thu hút được sự quan tâm của mọi người, chính lý do ấy mà đào phai là một trong những loại hoa đào được ưa chuộng vào ngày Tết.

Bích Đào

Loài hoa đào tạo ấn tượng bởi sắc hồng đậm, kiêu sa, bắt mắt,…Tạo nên ấn tượng khó quên ngay lần đầu bắt gặp. Bích đào thường được chọn làm trang trí ở bàn tiếp khách hay làm hoa dâng bàn gia tiên trong ngày Tết bởi màu sắc ấn tượng của Bích đào.

Bạch đào

Bạch đào là loài hoa đào hiếm bởi sắc trắng tinh khôi, thuần khiết rất riêng của những cánh hoa đan xe đầy tinh tế và sang trọng. Hiện nay, bạn khó có thể bắt gặp loài hoa này.

Đào thất thốn

Đây là giống đào rất quý và hiếm, ngày trước đây là loài hoa chỉ dành cho vua thưởng thức bởi sự đặc biệt trong hình dáng, cấu trúc và sắc độ của từng cánh hóa. Mỗi nhánh đào chỉ có 7 hoa, mỗi cánh hoa đỏ rực được xếp đan xen tạo nên màu sắc cuốn hút.

Đào má hồng Đà Lạt

Đào má hồng hay còn được gọi là đào lông hay đào vạn trượng. Là loại đào lai, được ghép từ gốc cây đào rừng của Đà Lạt với mầm của các loại hồng đào, liễu đào, bích đào, bạch đào… Đào lai cho hoa kép có khoảng 25 cánh chụm lại, hoa giữ được lâu, và có mùi thơm đặc trưng.

Đào đá

Đào đá mọc chủ yếu trong rừng sâu, thân cây xù xì, cành to khỏe, do có các thực vật khác ký sinh nên thân cây có hình dạng rất đặc biệt. Đào đá có 5 cánh đơn rất đẹp mắt nhưng lại ít hoa hơn so với đào bích hay đào phai.

Cách chọn cây đào cảnh chơi trong ngày Tết

– Hoa đào là loại hoa phổ biến nhất ở Miền Bắc, được nhiều người dân yêu thích và trưng bày trong dịp Tết. Tuy nhiên, để chọn được một cành đào đẹp hay một gốc đào ưng ý hợp phong thủy là một điều không hề đơn giản.
– Cây đào được xem là tinh hoa của Ngũ hành, theo phong thủy cây này có thể trị bách quỷ nên khi đón năm mới ta thường thấy các gia đình hay trồng đào hoặc chưng bày một chậu đào trước cửa nhà. Hoa đào còn là biểu tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi phát triển mạnh mẽ.

* Thế nào là một cành đào đẹp?

– Để chọn được một cành đào đẹp, trước tiên bạn cần biết một cành đào đẹp thì có hoa cánh kép, màu thắm, cành đều, gốc thẳng. Thân đào có thể xù xì nhưng khoẻ, chắc. Cành vừa phải, dăm (nhánh nhỏ nhất của cành đào) nhỏ, nhiều hoa.
– Đào đẹp là đào có dăm vút thẳng ra ngoài tán, nụ trải đều từ đầu tới cuối dăm. Những cành có dăm to thường ít hoặc thưa hoa. Đào có nhiều giống: đào bích, đào phai, đào trắng (bạch đào, rất hiếm); có đào thế, đào cảnh trồng chậu, đào cắt cành cắm lọ…
– Tên của các thế đào chủ yếu lấy theo chữ Nho như ngũ phúc, cửu lộc, bạt phong, tam đa, long giáng…, còn hình dáng của các thế đào gợi lên ý nghĩa về biểu tượng cha – con, gia đình, các con vật trong truyền thuyết như long, phụng.
– Khi chọn cần chú ý đào thế phải có đủ bộ tứ quý: hoa, nụ, lộc, bởi đó là biểu tượng cho sự đề huề, ấm no của gia đình. Còn khi chọn đào cây cũng gần giống với đào cành là nên mua các cây có dăm nhỏ và ngắn, các nhánh chính tạo nên dáng cây xuất phát từ một điểm trên thân, như vậy cây sẽ đẹp, cân đối.

* Với loại đào cành

– Khi chọn mua đào, nên chọn cành to nhỏ tùy theo không gian trong nhà. Điều quan trọng nhất là tán đào phải tròn, các nhánh phân bố đều. Không nên chọn cành có tán lệch và các nhánh đâm lên không cùng bắt đầu từ một điểm trên thân gốc. Bạn nên tìm mua loại cành có dăm nhỏ. Đào dăm nhỏ thường có nụ rất nhiều và mập mạp, khi hoa nở có cánh dày trông rất đẹp.
– Cách tết khoảng 3 – 5 ngày bạn mới nên mua đào để lúc đào nở hoa rộ sẽ vào đúng mấy ngày Tết. Khi đã mua được cành đào như ý muốn, bạn nên đốt gốc trước khi cắm vào lọ và nhớ rằng nước phải sạch đồng thời cho vào lọ vài viên thuốc vitamin B1, một chút kali để có dinh dưỡng nuôi hoa.
– Nên mua các cây có dăm nhỏ và ngắn, các nhánh chính tạo nên dáng cây xuất phát từ một điểm trên thân. Như vậy, cây sẽ đẹp, cân đối.
– Đào cây nở chậm hơn đào cành nên bạn phải chọn cây nở nhiều hoa vào lúc cận Tết. Nếu mua cây có ít hoa khi chỉ cách Tết vài ngày thì vào mấy ngày chính của năm, cây đào sẽ kém sắc hoa.
– Để đào được bền, tươi lâu, với đào được trồng trong chậu, nên tưới thường xuyên, giữ cây sạch, mát. Khi cho cây vào chậu, tuyệt đối không được tưới quá nhiều nước, bởi đào là loại ưa ít nước, độ ẩm vừa phải, nếu không nó sẽ chết vì thối rễ.

* Màu sắc hoa đào

– Tuỳ theo loại đèn, màu tường, cách trang trí nhà mà mua loại đào cho phù hợp. Những nhà nhỏ, tường đèn tuýp nên dùng đào phai để tạo cảm giác sáng sủa, nhẹ nhàng. Ngược lại, nhà rộng, thoáng dùng bích đào sẽ tạo được những điểm nhấn, cảm giác ấm cúng hơn. Người có tuổi thường thích đào phai, nhưng theo dân gian, chỉ những nhà trong năm có tang mới cắm loại đào này.

* Bí quyết cho hoa nở nhanh hay chậm để đón đúng Tết

– Chọn được một cành, cây đào ưng ý rồi thì cách chăm sóc nó ra sao để nở hoa đúng trong 3 ngày Tết cũng rất quan trọng. Có thể điều khiển cành đào nở nhanh hay chậm tùy theo ý muốn.
– Đào cành mua về, phải đốt gốc, đốt cành hay nhúng ngay vào chậu nước nóng già 70 – 80oC để các chất dinh dưỡng dự trữ nuôi hoa trong cành không thẩm thấu được ra ngoài. Nếu cành đào cắm trong nhà nở quá nhanh, có thể dùng dao sắc cứa một vòng quanh thân, cách gốc cành đào 1 gang tay, mục đích hạn chế chất dinh dưỡng lên thân nuôi hoa.
– Một mẹo khác thường được người dân sử dụng là cho sỏi vào trong bình giữ lạnh, đào sẽ nở chậm. Người chơi nên thay nước khoảng 2 – 3 ngày/lần để đào được bền. Ngược lại, muốn kích đào nở nhanh, người chơi có thể dùng một nắm vôi đắp quanh gốc, đảm bảo sau một đêm đào sẽ nở tung để đón đúng vào ngày mùng 1 Tết, để cầu mong cho gia đạo một năm mới nhiều may mắn.

Hoa đào ngày tết mang nhiều ý nghĩa khác nhau, tượng trưng cho sự sinh sôi, cho sức sống và những điều may mắn trong năm mới. Để hoa nở đều và đẹp, bạn cần trồng trọt và chăm sóc đúng cách. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết trên đây, Vườn Cây Xinh đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về loại cây phổ biến này nhé!

Bạn đang xem bài viết: Cây Đào Ngày Tết. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts