Cây hoa Hồng cổ Sapa – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc

Kĩ thuật tuốt lá trên Hoa Hồng, giúp cây Hoa Hồng ra Hoa Kĩ thuật tuốt lá trên Hoa Hồng, giúp cây Hoa Hồng ra Hoa Hồng cổ Sapa được biết đến là loài hoa quý được trồng nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc. Hoa hồng cổ hay hoa hồng Pháp được người…

Kĩ thuật tuốt lá trên Hoa Hồng, giúp cây Hoa Hồng ra Hoa
Kĩ thuật tuốt lá trên Hoa Hồng, giúp cây Hoa Hồng ra Hoa

Hồng cổ Sapa được biết đến là loài hoa quý được trồng nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc. Hoa hồng cổ hay hoa hồng Pháp được người Pháp mang sang trồng tại các dinh thự ở Sapa, sau này được người dân địa phương nhân giống trồng lại và dần trở thành loài hoa đặc trưng của vùng miền. Hồng cổ Sapa có đặc điểm gì? Cách nhân giống? Cách trồng và chăm sóc như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết này.

Đặc điểm và cách nhận biết hồng cổ Sapa

Hồng cổ Sapa còn có các tên gọi khác như: Hoa hồng Sapa, hoa hồng Pháp cổ, hồng cánh sen cổ,… Thuộc họ thực vật Rosaceae tên tiếng anh là Mrs.B.R.Cant rose.

Nguồn gốc hồng cổ Sapa

Cây hồng cổ có nguồn gốc từ nước Pháp, thời kỳ Pháp thuộc giống hồng này được người Pháp bản xứ mang sang Việt Nam trồng ở các tỉnh miền núi sau đó là các tỉnh đồng bằng và được trồng thuần hóa với khí hậu Việt Nam

Hồng cổ Sapa loại hồng quý ở nước ta

Đặc điểm hồng cổ Sapa

Hồng cổ Sapa được đánh giá là giống hồng cổ dễ trồng, dễ chăm sóc và đặc biệt là cây rất sai hoa và cho hoa quanh năm. Cây nổi bật với đặc điểm hình thái như:

  • Thân: Hồng cổ Sapa dạng thân gỗ, cây dạng bụi có thể trồng leo giàn, thân có màu xanh rêu đậm nhiều gai và ít lông mau. Là loài có khả năng sinh trưởng tốt, tuổi thọ cao và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Cây trưởng thành đạt độ cao từ 1,5 – 4m, tán rộng 1 – 4m.
  • Lá hồng cổ Sapa: Lá có hình bầu dục nhỏ dần về phía đỉnh lá, viền lá hồng cổ có nhiều răng cưa và có màu xanh đậm.
  • Hoa hồng cổ Sapa: Hoa có phom khum, cánh hoa kép, dày số lượng đạt 30 – 50 cánh, các lớp cánh xếp khít xoáy vào nhau, hoa có đường kính từ 7 – 10cm. Hoa hồng cổ có màu hồng cánh sen vô cùng đẹp, hoa thường nở từ 4 – 8 ngày và từ 4 – 5 tuần lại ra hoa một lần.
  • Quả hồng cổ Sapa: Quả to bằng ngón tay bên trong được chia thành nhiều ngăn và chứa hạt nhỏ.

Cách nhận biết hồng cổ Sapa

Để có thể nhận biết hồng cổ Sapa so với các loại hồng khác thì có thể dựa vào các cách sau đây:

  • Dựa trên mốc thời gian: Năm 1867 được xem là mốc nhận biết loài hoa hồng cổ Pháp bởi loài hoa này có mặt tại Sapa trước năm 1867. Hoa hồng cổ có khả năng chịu được mùa đông lạnh và có kháng thể bệnh cao.
  • Dựa trên đặc điểm của hoa: Hoa hồng cổ có mùi thơm nồng nàn, hoa có cánh dày hơn so với hoa hồng hiện đại. Các bông hoa mọc trên cây cao cách xa mặt đất so với các loài hồng thông thường.
  • Dựa vào vòng đời cho hoa: Một điểm dễ nhận biết nhất ở hoa hồng cổ là ra hoa quanh năm, hoa nở cả tuần chưa tàn. Nếu các bông nở tàn thì bông mới sẽ nở ra liên tiếp nhau, khi được chăm sóc thích hợp hoa hồng cổ có thể tươi đến 2 tuần.

Hồng cổ Sapa có mấy màu?

Hoa hồng cổ Sapa chỉ có một màu hồng cánh sen duy nhất. Tùy vào thời tiết của từng mùa cũng như chế độ chăm sóc mà những bông hoa có màu đậm nhạt hơn một chút vì vậy mà nhiều người vẫn nhầm tưởng hoa hồng cổ Pháp có màu đỏ, màu hồng nhạt, màu hồng cánh sen.

Hồng cổ chỉ có một màu hồng cánh sen

Tuổi thọ của hồng cổ sapa

Hồng cổ Sapa là dòng cây hoa lâu năm, chúng có sức sống mãnh liệt. Chỉ cần có kỹ thuật chăm sóc phù hợp thì cây có thể sống đến vài chục năm. Cây có tuổi thọ càng cao thì tán càng rộng, hoa càng nhiều và lúc này cây sẽ có giá trị cao.

Hồng cổ sapa có thơm không?

Năm 2020 Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam đăng tải kết quả tuyển chọn giống hoa hồng trồng làm hương liệu tại Gia Lâm – Hà Nội đã có kết luận trong 5 giống hồng khảo nghiệm Hồng nhung (DC); Nữ hoàng; Misato; Rouge Royal; Hồng cổ Sapa. Thì chỉ có hồng cổ Sapa thích hợp làm hương liệu bởi trong hoa chứa đến 0,26% hàm lượng tinh dầu. Với kết luận trên có thể khẳng định hồng cổ Sapa có hương thơm thanh nhã mê hoặc lòng người.

Chu kỳ ra hoa của hồng cổ sapa

Hồng cổ Sapa là loài hồng rất đặc biệt khi chúng cho hoa quanh năm. Chu kỳ cho hoa của chúng từ 4 – 5 tuần ra hoa một lần, hoa nở 4 – 8 ngày chỉ cần hoa nở tàn là hoa mới lại tiếp tục nở, theo một vòng tuần hoàn. Như vậy, nếu bạn muốn ngắm hoa hồng nở quanh năm thì hồng cổ sapa chính là lựa chọn phù hợp nhất.

Hồng Sapa ra hoa sai quanh năm

Ý nghĩa và công dụng của hồng cổ Sapa

Hoa hồng không chỉ là biểu tượng của tình yêu, hạnh phúc mà còn có nhiều công dụng khác như chiết xuất tinh dầu để làm nước hoa cao cấp, trang trí trong phòng khách, phòng ngủ,…

Ý nghĩa hoa hồng Sapa

Hoa hồng cổ từ lâu đã là loài hoa của tình yêu, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy mỗi khi có dịp lễ về tình yêu người ta thường tặng nhau những bó hồng xinh xắn. Trong phong thủy hoa hồng mang ý nghĩa tốt đẹp đem lại không khí ấm áp và hạnh phúc cho gia chủ.

Công dụng của hồng cổ Sapa

Với vẻ đẹp lãng mạn cùng mùi hương nhẹ nhàng, hồng cổ sapa được sử dụng nhiều trong trang trí nhà cửa, trồng xung quanh hàng rào và cổng mang lại cho ngồi nhà sự tươi mới, tràn đầy sức sống.

Tinh dầu hoa hồng cổ dùng để làm nước hoa

Hoa Hồng còn có khả năng lọc khí độc, làm sạch môi trường sống và điều hòa nhiệt độ. Đặc biệt theo các nghiên cứu khoa học thì hồng cổ chứa nhiều tinh dầu dùng để làm các dòng nước hoa cao cấp, làm nước hoa hồng để dưỡng ẩm, làm trẻ hóa làn da.

Cách nhân giống hồng cổ sapa

Hồng cổ Pháp thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành hoặc chiết cành để tạo ra được giống hồng cổ chuẩn nhất.

Đối với phương pháp chiết cành

Cần chọn những cây giống to khỏe, tán rộng thân không có dấu hiệu sâu bệnh. Chọn nơi có mắt hoặc nơi có ngã ba cành rồi cắt bỏ một khoanh vỏ từ 2 – 4cm. Để cây nhanh ra rễ có thể bôi thêm chất kích thích vào vùng vỏ đã cắt bỏ sau đó bó chặt bầu đất đã chuẩn bị từ trước. Một khoảng thời gian khi cây ra rễ thì cắt ra và đem trồng.

Chiết cành là phương pháp nhân giống hoa hồng Sapa hiệu quả nhất

Đối với phương pháp giâm cành

Cũng như chiết cành cần chọn cây giống khỏe mạnh không bị sâu bệnh cắt bỏ hết phần lá chỉ để lại cành không. Nhúng phần gốc cành vào dung dịch kích thích mọc rễ rồi đem giâm vào đất đã chuẩn bị sẵn đợi cây ra rễ là có thể đem trồng.

Cách trồng và chăm sóc hồng cổ sapa

Để cây hồng cổ cho ra những bông hoa đẹp nhất thì cần đảm bảo các yếu tố thiết yếu sau đây:

Giống: Muốn có được một cây hồng cổ chuẩn, nở hoa đẹp phải chọn được giống tốt nhất. Khi chọn giống cần quan sát thật kỹ xem giống cây có đúng là hồng cổ không? Giống có bị sâu bệnh không?

Đất: Đất trồng là yếu tố rất quan trọng đối với loài hoa này cần chọn loại đất cát pha, đất phù sa màu mỡ, tơi xốp và thoát nước tốt. Độ pH của đất nên từ 6 – 8, nếu độ pH thấp cần bón thêm vôi bột để trung hòa độ pH trong đất.

Nước: Nếu trồng hồng cổ trong chậu cần tưới ngày 2 lần còn trồng trong vườn cần tưới ngày 1 lần đảm bảo cho cây có đủ độ ẩm để phát triển. Nước rất quan trọng đối với sự phát triển của cây hồng khi không đủ được cây kém phát triển và hay bị sâu bệnh.

Ánh sáng: Là loài ưa ánh sáng mặt trời chỉ khi nào đủ ánh sáng cây mới cho hoa đều và đẹp. Cây cần ánh sáng từ 6 – 8 tiếng/ngày để sinh trưởng và có đề kháng cao chống được sâu bệnh.

Hồng cổ Sapa ưa ánh sáng mặt trời

Phân bón: Giống hồng cổ rất hợp với phân chuồng như phân gà, phân bò nên cần bón phân chuồng định kỳ cho hoa từ 1 – 2 lần/tháng. Bổ sung thêm chế phẩm từ thực vật như đậu tương ngâm, bã cà phê sẽ giúp hoa nở đẹp và thơm hơn. Thường xuyên phun các loại phân bón qua lá như: A-H 502, Atonic định kỳ khoảng 10 – 15 ngày/lần để số lượng hoa nhiều, kích thước hoa to, màu sắc đẹp, khi sử dụng lâu tàn hơn,…

Cắt tỉa: Thường xuyên cắt tỉa loại bỏ các cành nhỏ, xấu bị sâu, hoa tàn sau mỗi chu kỳ hoa để cây thông thoáng ra nhiều mầm mới cho hoa đẹp đều.

Các bệnh thường gặp trên hồng cổ sapa và cách xử lý

Hồng cổ có khả năng kháng bệnh cao nhưng vào một số mùa nhất định trong năm cây thường mắc một số bệnh như sau:

Bệnh bọ trĩ trên hoa hồng

Mùa hè cây hay bị bọ trĩ cắn biểu hiện là phần chồi non bị xoăn, đen, lỗ chỗ. Cách điều trị là sử dụng 2 loại thuốc chủ yếu Sairifos và Ascend nên phun vào chiều tối đây là thời điểm bọ trĩ hoạt động cắn phá cây nên sẽ đạt hiệu quả cao nhất.

Bệnh phấn trắng trên hồng cổ

Mùa xuân cây thường mắc bệnh phấn trắng để điều trị có thể dùng các loại thuốc đặc trị như Anvil, Daconil,… Phun 2 – 3 lần/ngày và lặp lại sau 2 – 3 ngày phun đến khi cây khỏi bệnh.

Bệnh phấn trắng ở hồng cổ

Rầy và rệp hoa hồng

Đối với một số sâu, bệnh hại như rầy, rệp thì dùng thuốc Actara 25EC; Sutin 5EC. Nhện đỏ dùng Sokupi 0,36AS, Ortus 5EC và Pegasus 500EC.

Hồng cổ sapa giá bao nhiêu?

Giá hồng cổ trên thị trường hiện nay phụ thuộc vào kích thước và tuổi đời của chúng. Nếu cây nào có kích thước to và tuổi đời cao giá bán cũng sẽ đắt hơn so với các cây thông thường. Những cây được tạo kiểu độc đáo, là mắt giá bán cũng sẽ nhỉnh hơn so với loài không được tạo kiểu.

Mua cây giống hồng cổ Sapa ở đâu?

Để mua được giống hồng cổ chuẩn nhất bạn nên tìm đến các địa chỉ chuyên cung cấp các loài hoa hồng cổ. Bạn cũng có thể tham khảo trên các các kênh chính thống của các nhà vườn để chọn mua được giống hồng cổ tốt nhất.

Bạn đang xem bài viết: Cây hoa Hồng cổ Sapa – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts