Cây hoa thiên điểu: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà

Làm Gì Để Cây Chuối Kiểng Ra Hoa – Xử Lý Cây Chuối Kiểng Trồng Không Ra Hoa Làm Gì Để Cây Chuối Kiểng Ra Hoa – Xử Lý Cây Chuối Kiểng Trồng Không Ra Hoa Cây hoa thiên điểu: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà Hoa thiên điểu được yêu…

Làm Gì Để Cây Chuối Kiểng Ra Hoa – Xử Lý Cây Chuối Kiểng Trồng Không Ra Hoa
Làm Gì Để Cây Chuối Kiểng Ra Hoa – Xử Lý Cây Chuối Kiểng Trồng Không Ra Hoa

Cây hoa thiên điểu: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà

Hoa thiên điểu được yêu thích bởi sở hữu hình dáng và ý nghĩa đặc biệt. Cùng tìm hiểu về hoa thiên điểu: Đặc điểm, ý nghĩa và cách cắm hoa thiên điểu đẹp mắt.

Hoa thiên điểu có hình dạng đặc trưng tựa một loài chim và ý nghĩa chung đôi vô cùng đặc biệt. Cùng Bách hóa XANH tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm, ý nghĩa và cách cắm hoa thiên điểu đẹp mắt nhé!

1 Hoa thiên điểu (hoa mỏ két) là cây gì?

Nguồn gốc, ý nghĩa hoa thiên điểu

Hoa thiên điểu hay còn gọi là hoa chim thiên đường, là cây thân thảo thuộc chi Thiên điểu họ Chuối rẻ quạt. Có nguồn gốc từ Nam Phi và vùng nhiệt đới châu Mỹ. Thân cây trung bình cao khoảng 2m, có phiến lá to, mọc đối xứng thành 2 hàng tạo thành tán lá hình quạt.

Lý do mà loài hoa này có tên là thiên điểu vì hình dạng khá giống như một chú chim.

Tại Việt Nam, cây thiên điểu thường nở hoa vào mùa xuân, đây là loại hoa được nhiều gia đình ưa thích vì có màu sắc rất rực rỡ, bắt mắt, tạo nên sự sang trọng, đầm ấm.

Hoa thiên điểu có nguồn gốc từ Nam PhiHoa thiên điểu có nguồn gốc từ Nam Phi

Ý nghĩa phong thuỷ hoa thiên điểu

Ẩn sau hoa thiên điểu là một câu chuyện về tình yêu lứa đôi lãng mạn và cảm động. Hai người đã vượt qua rất nhiều gian nan và khó khăn để đến được với nhau và sống bên nhau đến trọn đời.

Hoa thiên điểu tượng trưng cho sự dũng cảm trong tình yêuHoa thiên điểu tượng trưng cho sự dũng cảm trong tình yêu

Vì vậy, hoa thiên điểu có ý nghĩa là thủy chung. Nó còn tượng trưng cho sự dũng cảm trong tình yêu và lời hứa hẹn mãi mãi bên nhau. Với ý nghĩa này bạn sẽ dễ dàng bắt gặp được hoa thiên điểu thường xuất hiện trong các lễ cưới hoặc là món quà vô cùng ý nghĩa cho các cặp đôi.

Ngoài ra, nếu như một người nào đó tặng cho bạn hoa thiên điểu, bạn có thể hiểu là người đó trao trọn tình yêu, sự tin tưởng và họ muốn cùng bạn bên cạnh nhau lâu dài.

Hoa thiên điểu có ý nghĩa là sự thủy chungHoa thiên điểu có ý nghĩa là sự thủy chung

Đặc điểm, phân loại hoa thiên điểu

Hoa của cây thiên điểu thường có ba đài hoa màu cam vàng rực rỡ và ba hoa màu lam ánh tím. Là loại ưa nắng nhưng lại sợ ánh sáng trực tiếp vì vậy nên trồng cây ở những nơi ẩm ướt, thoáng gió, tránh ngập nước và không ưa rét.

Thân hoa có chiều cao tối đa khoảng 2m, rễ chum và có lá to, mọc thành hàng. Vì cây sỡ hữu hình dáng đặc biệt và có màu sắc bắt mắt nên thường dùng để trang trí không gian, cắm hoa trang trí nghệ thuật.

Hoa thiên điểu được trưng bày trong các dịp đặc biệtHoa thiên điểu được trưng bày trong các dịp đặc biệt

2Tác dụng của hoa thiên điểu

Hiện nay, hoa thiên điểu được sử dụng để trang trí trong nhiều dịp lễ đặc biệt như: Tết, Valentine, Christmas… Được bày bán phổ biến ở các cửa hàng hoa hoặc các sàn thương mại điện tử uy tín với giá dao động khoảng 60.000 – 160.000 đồng.

Hoa thiên điểu có thể để thân dài hay cắt ngắn đều trông rất đẹp nên có thể phù hợp với nhiều phương pháp cắm hoa, bạn có thể dễ dàng lựa chọn theo sở thích như: Cắm bình cao, cắm bát, bó thành bó….

Hoa thiên điểu rất linh động và phù hợp với nhiều phương pháp cắm hoaHoa thiên điểu rất linh động và phù hợp với nhiều phương pháp cắm hoa

3Cách trồng và chăm sóc cây hoa thiên điểu

Cách trồng cây hoa thiên điểu tại nhà

Cây hoa thiên điểu có thể trồng quanh năm nhưng thời điểm gieo hạt tốt nhất là từ tháng 2 đến tháng 3 dương lịch. Khí hậu ôn hòa trong thời kỳ này rất thích hợp cho việc nảy mầm của hạt. Ngoài ra, các cây non có thể trồng vào chậu từ tháng 4 đến tháng 5.

Ngâm hạt giống cây thiên điểu đã mua vào nước ấm (2 sôi 3 lạnh) khoảng 6-7 tiếng để hạt dễ nảy mầm. Sau đó gieo hạt vào túi bầu hoặc khay đã chuẩn bị sẵn có phủ một lớp mùn, trấu để giữ ẩm và tạo điều kiện cho hạt nảy mầm.

Cách trồng cây hoa thiên điểu tại nhàCách trồng cây hoa thiên điểu tại nhà

Khi gieo hạt luôn duy trì nhiệt độ 20 – 30 độ và độ ẩm 70 – 80% để thúc hạt nảy mầm. Sau khoảng 15 ngày, hạt bắt đầu nảy mầm thì có thể dỡ bỏ lớp che phủ để giúp cây hấp thụ ánh sáng và quang hợp. Nếu cây có hai lá thật, bạn tiến hành trồng vào luống hoặc chậu.

Khi trồng chim trong chậu, bạn cần bứng cây cẩn thận để rễ cây không bị ảnh hưởng. Khi sử dụng bầu nên bỏ túi ni lông bên ngoài. Sau khi trồng xong tưới ẩm cho cây.

Cách chăm sóc cây hoa thiên điểu

Bón phân

  • Bạn phải tập trung bón lót vì hoa thiên điểu cần lượng chất dinh dưỡng cao. Trong giai đoạn phát triển, bạn nên bón thúc bằng phân bón NPK với tần suất nửa tháng/lần. Trong thời gian đang chớm nụ, bón thêm photphat canxi 2 – 3 lần, cách nhau 10 – 15 ngày là được.

Tươi nước

  • Hoa thiên điểu ưa ẩm nên bạn cần chú ý cung cấp nước đầy đủ cho cây. Lưu ý, không tưới quá nhiều sẽ gây úng nước, thối rễ. Khi lựa chọn đất trồng, bạn nên chọn loại nhiều dinh dưỡng, pha chút thêm cát để tránh ngập úng.

Cách chăm sóc cây hoa thiên điểuCách chăm sóc cây hoa thiên điểu

Ánh sáng và nhiệt độ

  • Hoa thiên điểu ưa sáng nhưng không thích ánh sáng trực tiếp. Thời tiết thích hợp nhất để trồng loài cây này là vào tháng 3 – 4 hoặc tháng 10. Cây chịu lạnh và chịu nóng khá kém, vì vậy nếu nhiệt độ xuống thấp hoặc lên cao bạn đều phải che chắn cho cây.

Phòng ngừa sâu bệnh hại

  • Hoa thiên điểu dễ bị các loại côn trùng xâm hại, vì vậy bạn phải chăm sóc thường xuyên để phát hiện và trị bằng phương pháp thủ công hoặc các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Hoa thiên điểu ưa sáng nhưng không thích ánh sáng trực tiếpHoa thiên điểu ưa sáng nhưng không thích ánh sáng trực tiếp

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây hoa thiên điểu

Hoa thiên điểu có chứa một số độc tố sẽ gây hại cho đường ruột và gây tiêu chảy nếu đi vào bụng. Ngoài ra, khi tiếp xúc lâu với cánh hoa, bạn sẽ có cảm thấy khó chịu, chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu… Vì vậy, bạn không nên hít, ngửi hay đứng gần loài hoa này quá lâu nhé!

Để chọn được hoa thiên điểu tươi, bạn nên chọn hoa có phần bẹ sáng màu, đầu bẹ không khô. Cành hoa còn xanh và cứng, không bị dập nát. Tuyệt đối, bạn không được cắt cành hoa vì khi cắt cành, hoa sẽ không nở hoặc chỉ nở một phần. Ngoài ra, nếu muốn hoa nở đẹp, bạn phải dùng tay để tách cánh hoa.

Hoa thiên điểu là loài hoa nhiệt đới nên rất dễ trồng tại nhàHoa thiên điểu là loài hoa nhiệt đới nên rất dễ trồng tại nhà

45 hình ảnh đẹp về hoa thiên điểu

Hình ảnh đẹp về cây hoa thiên điểuHình ảnh đẹp về cây hoa thiên điểu

Hình ảnh đẹp về cây hoa thiên điểuHình ảnh đẹp về cây hoa thiên điểu

Hình ảnh đẹp về cây hoa thiên điểuHình ảnh đẹp về cây hoa thiên điểu

Hình ảnh đẹp về cây hoa thiên điểuHình ảnh đẹp về cây hoa thiên điểu

Hình ảnh đẹp về cây hoa thiên điểuHình ảnh đẹp về cây hoa thiên điểu

Vậy là Bách hóa XANH đã tổng hợp tất tần tật thông tin về cây hoa thiên điểu: Đặc điểm, ý nghĩa và cách cắm hoa thiên điểu đẹp mắt rồi đấy. Tham khảo ngay và nếu còn thông tin gì về loài hoa này thì đừng ngần ngại chia sẻ cùng Bách hóa XANH.

Chọn mua sáp thơm, túi thơm bán tại Bách hóa XANH:

Bách hóa XANH

Bạn đang xem bài viết: Cây hoa thiên điểu: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts