Cây Lưỡi hổ thủy sinh

BÍ QUYẾT TRỒNG LƯỠI HỔ THỦY SINH LOẠI BỎ ĐỘC TỐ TRONG KHÔNG KHÍ – How to grow aquatic tiger tongue BÍ QUYẾT TRỒNG LƯỠI HỔ THỦY SINH LOẠI BỎ ĐỘC TỐ TRONG KHÔNG KHÍ – How to grow aquatic tiger tongue Cây Lưỡi hổ thường được dùng làm cây trồng nội thất văn phòng,…

BÍ QUYẾT TRỒNG LƯỠI HỔ THỦY SINH LOẠI BỎ ĐỘC TỐ TRONG KHÔNG KHÍ – How to grow aquatic tiger tongue
BÍ QUYẾT TRỒNG LƯỠI HỔ THỦY SINH LOẠI BỎ ĐỘC TỐ TRONG KHÔNG KHÍ – How to grow aquatic tiger tongue

Cây Lưỡi hổ thường được dùng làm cây trồng nội thất văn phòng, trồng trang trí sân vườn, lối đi,… loài cây này vừa đẹp lại có nhiều công dụng tuyệt vời. Chắc chắn nếu bạn là người yêu thích cây cảnh thì không thể bỏ lỡ cây Lưỡi hổ trong danh sách cây cảnh nội thất của mình. Cùng tìm hiểu để biết chúng tuyệt vời như thế nào nhé!

ĐẶC ĐIỂM

– Thân cây Lưỡi hổ thường mọc thành bụi mỗi cây có từ 2 đến 6 lá, thân mọc thẳng.

– Lá cây Lưỡi hổ có hình giáo nhọn dần về đầu lá, dài, hẹp. Lá dày, mập, có màu xanh bóng kết hợp với các vệt ngang và viền lá màu vàng.

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

– Cây Lưỡi hổ thuộc nhóm cây sợ rét nên nếu áp dụng kỹ thuật trồng cây Lưỡi hổ thủy sinh cần phải đảm bảo nước ở nhiệt độ không được thấp hơn 130C và cao hơn 450C. Là loại cây ưa bóng râm, nên trồng cây ở chỗ mát. Tránh ánh nắng trực tiếp vì dễ làm hỏng cây. Chú ý đổ nức ngập khoảng 1/2 bộ rễ để cây đạt sức khỏe tốt nhất.

– Khi thấy nước trong chậu có dấu hiệu đục dần và chuyển sang màu khác thì phải thay nước mới cho cây. Nên thay nước thường xuyên và loại bỏ lá héo, khô để lá có màu sắc đẹp và thân khỏe mạnh. Luôn đặt Lưỡi hổ ở vị trí không có ánh nắng trực tiếp.

Cách nhận biết cây Lưỡi hổ thủy sinh bị bệnh

– Cây Lưỡi hổ thủy sinh thường hay mắc bệnh đốm nâu trên lá và thối ở gốc. Nguyên nhân là do có thể đã đổ quá nhiều nước dẫn tới bị hư rễ. Hoặc cũng có thể lá bị thâm đen và mềm do để nhiệt độ quá thấp.

– Ngoài ra cũng cần quan sát xem ngọn lá có bị khô héo từng mảng nâu rải rác hay không, nếu có hãy xem ánh nắng chiếu vào qua cửa kính có quá nhiều làm cây có hiện tượng vậy thì cần phải đưa vào nơi có bóng râm.

– Một bệnh nữa thường gặp ở cây Lưỡi hổ đó là lá bị bạc màu hay mất sự pha trộn đó chính là do thiếu ánh sáng. Hay lá con quá mềm do người trồng bón phân quá nhiều vì thế phải giảm bớt trong một thời gian giúp cây hồi phục nhanh chóng.

CÔNG DỤNG

– Cây Lưỡi hổ thủy sinh là một trong những cây cảnh thanh lọc không khí rất tốt. Đặc biệt khác với các loại cây khác là cây Lưỡi hổ thủy sinh khi trao đổi chất thì sử dụng crassulacean cây hấp thụ carbon dioxide và giải phóng khí oxi vào ban đêm.

– Cây Lưỡi hổ thủy sinh có kỹ thuật trồng và chăm sóc cực kỳ đơn giản lên có thể trưng bày ở nhiều nơi như bàn khách, bàn tiếp tân, kệ tủ, bàn làm việc… Ngoài ra cây lưỡi hổ con được trồng chậu đất dùng để trang chi để dưới sàn nhà hoặc phòng làm việc, ban công được rất nhiều người yêu thích.

Ý NGHĨA

Trong phong thủy cây Lưỡi hổ thủy sinh mang lại sự may mắn và tiền tài cho gia chủ. Ngoài ra cây còn có công dụng trừ tà, đẩy lùi những điềm xấu.

Bạn đang xem bài viết: Cây Lưỡi hổ thủy sinh. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts