Cây Lưỡi Hổ

Phong thủy cây lưỡi hổ – 4 vị trí BẠN PHẢI BIẾT để trồng cây lưỡi hổ trong nhà | Giải Pháp Tốt Phong thủy cây lưỡi hổ – 4 vị trí BẠN PHẢI BIẾT để trồng cây lưỡi hổ trong nhà | Giải Pháp Tốt Chuyên bán và cho thuê cây lưỡi hổ tại…

Phong thủy cây lưỡi hổ – 4 vị trí BẠN PHẢI BIẾT để trồng cây lưỡi hổ trong nhà | Giải Pháp Tốt
Phong thủy cây lưỡi hổ – 4 vị trí BẠN PHẢI BIẾT để trồng cây lưỡi hổ trong nhà | Giải Pháp Tốt

Chuyên bán và cho thuê cây lưỡi hổ tại tphcm, cung cấp trồng cây lưỡi hổ tại nhà, văn phòng, Cho thuê cây lưỡi hổ tổ chức sự kiện, báo giá cây lưỡi hổ, bán cây lưởi hổ tại tphcm, nơi bán cây lưỡi hổ, giá cây lưỡi hổ

  • Chậu Cây Lưởi hổ Lớn: 990k Đường kính chậu lớn 40cm
  • Chậu Cây Lưởi Hổ trung: 729k Đường kính chậu trung 28cm

Cây lưỡi hổ còn có tên thường gọi là lưỡi cọp, hổ vĩ, hổ thiệt. là loài cây mọng nước có sức sống bền bỉ. cây chịu nóng, chịu khô hạn tốt, cũng như có thể sống trong điều kiện thiếu ánh sáng trong thời gian dài.

Cây lưỡi hổ được ưa chuộng trồng nội thất vì dễ chăm sóc và bộ lá của nó rất bền, và quan trọng hơn hết là vẻ đẹp của nó.

Cây lưỡi hỗ có tên khoa học là Sansevieria trifasciata, là một loài của chi Sansevieria.

Cây lưỡi hổ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tây Phi từ Nigeria phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo, bao gồm cả Nam Phi và Tanzania.

Cây Lưỡi Hổ có khả năng làm sạch không khí, cải thiện tâm trạng rất tốt. Cây Lưỡi Hổ có nhiều loại: Lưỡi Hổ vàng, Lưỡi Hổ đỏ, Lưỡi Hổ vằn.

Cây Lưỡi Hổ phát triển như loài cây lâu năm, không có thân, cây mọng nước dày từ 1,3-2,5 cm, lá mọc từ rễ đứng thẳng hướng lên trời. Các phiến lá đơn giản, phẳng, dài từ 30-160 cm và rộng từ 2,5-8 cm. Lá thon nhỏ ở hai đầu, có màu xanh, viền vàng, sọc ngang màu trắng. Bề mặt lá trơn tru, không có gân lá. Lưỡi hổ có hoa nhỏ, mọc thành chum màu trắng ngà.

Trong những năm đầu của thời đại công nghiệp, khói bụi từ các hoạt động sản xuất ngày càng tăng lên, để nâng cao chất lượng không khí trong nhà xưởng, người ta đã bắt đầu nghiên cứu về cây cảnh trồng trong nhà.

Cây Lưỡi Hổ là một trong những loài cây đầu tiên được biết đến với tác dụng cải thiện không khí trong giai đoạn đó. Sau hơn 200 năm, cây lưỡi hổ vẫn là một loại cây cảnh được ưu chuộng trên toàn thế giới bởi công dụng này.

Nasa đã công bố rằng cây lưỡi hổ là loài có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ chất gây ô nhiểm, cải thiện không gian sống, lưỡi hổ hấp thụ tốt độc tố gây ung thư như nitrogen oxide và formaldehyde.

Cây Lưỡi Hổ khá dễ trồng cũng như dễ chăm sóc. Một chậu Lưỡi Hổ đẹp sẽ mang lại cho ban công hay vườn cây nhà bạn những điểm mới lạ cũng như tạo được không gian thư giản, giảm stress sau một ngày làm việc cực nhọc.

Theo nhiều nền văn hóa phương Đông và phương Tây, Cây Lưỡi Hổ là loài cây phong thủy có tác dụng trừ tà xua đuổi ma quỹ, chống lại sự bỏ bùa.

Ở Trung Quốc, Nhật Bản, lưỡi hổ có tên là Tiger Tail Orchid tượng trưng cho sức mạnh của loài hổ dữ. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, người ta gọi cây lưỡi hổ là

Espada-de-são jorge, vì hình dáng của nó giống lưỡi dao, nó có nhiều ý nghĩa liên quan đến Ogun.Cây lưỡi hổ là cây trồng trong nhà phổ biến, một phần quan trọng trong thiết kế nội thất, nhằm mang lại không gian trong lành, tươi mát, hài hòa với thiên nhiên. Hầu như mọi nơi từ nhà máy, bệnh viện, văn phòng, nhà ở… điều có trồng loại cây này. Bên cạnh đó, màu sắc của lưỡi hổ tạo ra cảm giác thoải mái và an lành.

Không những thế, Cây Lưỡi Hổ sử dụng axit crassulacean quá trình trao đổi chất, hấp thụ carbon dioxide và giải phóng khí oxi vào ban đêm (quá trình quang hợp CAM). Đây là loài cây phù hợp trồng trong phòng ngủ, giúp tăng cường lượng oxy vào ban đêm.

Đặc điểm hình thái:

Thân, Tán, Lá: Cây mọc thành bụi mang 5-6 lá mọc thẳng dạng giáo hẹp, dày, thuôn nhọn ở đầu, gốc thành bẹ ôm thân, mép lượn sóng.

Màu xanh bóng pha các vệt ngang không đều nhau màu xanh đậm, dày mập với 2 dải màu vàng kéo dài từ gốc đến ngọn.

Hoa, Quả, Hạt: Cụm hoa có cuống chung, mập, tròn, màu xanh bóng, cao 30cm có lá bắc. Hoa màu trắng lục nhạt 3,5cm, cánh hoa 6, mềm, dài, thuôn. Quả tròn.

Công dụng của cây lưỡi hổ :

Lá được dùng uống trong chữa ho, viêm họng khản tiếng. Ngày dùng 6-12g lá nhai với muối ngậm nuốt nước dần dần. Dùng ngoài lấy lá hơ lửa cho héo giã nát lấy nước nhỏ tai nhiều lần chữa viêm tai có mủ.

Theo báo cáo của NASA lưỡi hổ có thể hút được formaldehyde 0,938 grams/h. Với một phòng 75m² chỉ cần 4 lá của 1 cây lưỡi hổ là đủ giữ cho căn phòng hết ô nhiễm.

Ý nghĩa phong thủy của Cây Lưỡi Hỗ: Cầu chúc may mắn đến với đối tác, người thân, bạn bè. Mừng tân gia an cư lạc nghiệp. Mừng năm mới phát tài phát lộc.

Cách trồng và chăm sóc:

Lưỡi hổ chịu hạn rất tốt. Nó cũng chịu nắng trực tiếp cũng như bóng râm toàn phần. Khi trồng trong nhà cần giữ đất khô ráo và thoát nước tốt,

chỉ tưới nước phun sương hoặc đợi đến lúc đất thật khô mới tưới.

Yêu cầu kỹ thuật khi trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ :

Ánh sáng: Là loài cây sống trông điều kiện khô nóng, chịu được ánh nắng trực tiếp giữa trưa. Tuy nhiên, Cây Lưỡi Hổ vẫn thích nghi tốt với điều kiện bóng râm hoặc bán râm.

Đất trồng: Thích ứng tốt với đất khô cằn: đất cát, đất cát pha, đất sỏi. Đất trồng phải có tính kiềm (có hàm lượng chất voi cao).

Nước: Đây là loại chịu hạn khá tốt, nhu cầu nước không cao. Vào mùa đông, có thể tưới nước 1 tháng/lần, vào mùa hè thì tưới nước thường xuyên hơn khoảng 1 tuần/lần.

Nhiệt độ: Cây Lưỡi Hổ phát triển ở nhiệt độ ấm áp, nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển từ 18-30oC, cây sẽ chậm phát triễn khi nhiệt độ dưới 10oC, nếu nhiệt độ này kéo dài quá lâu, cây có thể chết.

Độ ẩm: thích nghi với độ ẩm trung bình, nếu độ ẩm quá cao sẽ gây thối rễ dẫn đến chết cây.

Phân bón: Cần bón phân giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Tránh bón phân vào mùa lạnh.

Quý khách hàng có nhu cầu mua cây lưởi hổ, thuê cây lưởi hổ, trồng cây lưởi hổ tận nơi xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline:

Đt: 0906 38 9990

Email: info@thegioicayxanh.vn

Bạn đang xem bài viết: Cây Lưỡi Hổ. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts