Cây Mai chiếu thủy phong thủy cho long mạch bền vững, tài lộc dồi dào
Hướng dẫn phân biệt các loại mai chiếu thuỷ cho các bạn mới tập chơi bonsai | BonsaiTG Hướng dẫn phân biệt các loại mai chiếu thuỷ cho các bạn mới tập chơi bonsai | BonsaiTG Contents 1 Giới thiệu về cây Mai chiếu thủy phong thủy 2 Đặc điểm hình thái của Mai chiếu…
Contents
- 1 Giới thiệu về cây Mai chiếu thủy phong thủy
- 2 Đặc điểm hình thái của Mai chiếu thủy phong thủy
- 3 Ý nghĩa của cây Mai chiếu thủy
- 4 Cách trồng và chăm sóc Mai chiếu thủy phong thủy
Giới thiệu về cây Mai chiếu thủy phong thủy
Cây Mai chiếu thủy còn có tên gọi khác là Mai chân thủy, tên khoa học là Wrightia religiosa. Cây được chia thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại lại có những đặc điểm rất riêng. Thông thường, Mai chiếu thủy được uốn làm cây cảnh Bonsai, cây cảnh trang trí nội thất trong nhà.
Không chỉ được yêu thích bởi thế đẹp, chúng còn mang đến nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy cho gia chủ. Bạn có thể trồng Mai chiếu thủy trong chậu để đặt trên bàn khách, làm bonsai mini để bàn làm việc, văn phòng đều rất đẹp.
Hiện nay, loại cây cảnh này được “săn lùng” rất nhiều. Để có được 1 chậu Mai chiếu thủy đẹp, hợp phong thủy, người ta cần rất nhiều công chăm sóc và nuôi dưỡng. Bởi thế, giá thành của cây tương đối cao. Chúng luôn nằm trong top những loại cây cảnh nội thất đẹp nhất hiện nay.
Đặc điểm hình thái của Mai chiếu thủy phong thủy
Cây Mai chiếu thủy thuộc họ Trúc đào, thân cây xù xì nhưng vô cùng rắn chắc. Cây có nhiều cành và nhánh nhỏ, có thể dễ dàng tạo thế, tạo dáng. Nếu biết cách tạo và chăm sóc, cây sẽ có dáng vẻ rất đẹp, mang đến giá trị kinh tế rất cao.
Loại cây cảnh này vừa có sức lại có hương. Hoa Mai màu trắng, hướng xuống đất, có mùi thơm dịu nhẹ thoang thoảng khắp căn phòng. Hoa nở quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa xuân và mùa hè. Hoa Mai đẹp một cách mềm mại và kiêu sa. Đây cũng chính là một trong những lý do vì sao cây lại được ưa chuộng đến như vậy.
Lá Mai chiếu thủy mỏng, màu xanh mượt, hình trái xoan. Hiện nay, cây được chia thành ba loại chính là: Mai chiếu thủy lá kim có lá nhỏ nhắn, Mai chiếu thủy lá trung và Mai chiếu thủy lá lớn. Để phân loại được chúng, người ta thường dựa vào kích thước của lá cây.
Dòng Mai chiếu thủy lá kim thường được trồng để uốn làm cây cảnh Bonsai. Chúng có dáng rất đẹp và độc đáo, mang nhiều ý nghĩa trong phong thủy. Loại Mai chiếu thủy lá lớn thường được trồng thành Mai thế. Cây càng phát triển lâu năm, tuổi đời càng cao thì giá trị kinh tế càng cao.
Ý nghĩa của cây Mai chiếu thủy
Trong những năm qua, Mai chiếu thủy là loại cây nội thất rất được ưa chuộng. Không chỉ mang đẹp vẻ đẹp, hương thơm, đây còn là vật phong thủy không thể thiếu trong mỗi gia đình.
Mai phong thủy có cả vẻ đẹp lẫn hương thơm, dáng cây độc đáo và bắt mắt. Bởi vậy, cây rất được ưa chuộng làm cây cảnh trang trí trong nhà. Vị trí đặt cây chủ yếu là trên bàn khách, bàn làm việc, ngoài ra bạn cũng có thể dùng mai chiếu thủy làm cây trưng bày hành lang văn phòng…. Chúng sẽ giúp không gian thêm phần sang trọng và quý phái hơn.
Trong tín ngưỡng phong thủy, cây Mai chiếu thủy phong thủy là biểu tượng của sự bền vững. Chúng giúp trấn an lọc mạch, kích vận tiền tài. Hoa Mai có 5 cánh đều nhau, không ngẩng lên cao mà lại chúc xuống dưới mặt đất. Chính vì đặc điểm này cây có khả năng trấn yểm long mạch, trấn giữ đất đai, mang lại vượng khí trong ngôi nhà.
Trồng cây trong nhà, gia chủ mong ước gặp nhiều may mắn, tài lộc và hạnh phúc vững bền. Cùng với đó là sự bình yên, vững chắc, giữ yên ấm cho cả gia đình.
Mai chiếu thủy là loại cây đại thọ, có tuổi đời cao. Thậm chí nhiều cây có tuổi thọ lên tới 500 năm, trị giá ngang với chiếc xe Camry. Theo quan niệm của người Á đông, loại cây này sẽ mang tới sự trường thọ, sức khỏe hạnh phúc dồi dào.
>>>Xem thêm: Những loài cây xanh phong thủy mang ý nghĩa tài lộc cho gia chủ
Cách trồng và chăm sóc Mai chiếu thủy phong thủy
Không giống những loại cây khác, Mai chiếu thủy tương đối khó chăm. Muốn có được 1 chậu Mai đẹp, người trồng phải nhọc công, vất vả và kiên trì. Có như vậy, cây mới phát triển toàn diện, cho dáng đẹp, nhiều hoa.
Về đất trồng
Mai chiếu thủy ưa loại đất thịt, ẩm. Người trồng cũng có thể trộn mùn, tro để giữ nước, giữ độ ẩm cho cây. Không nên trồng cây trong đất pha cát, những loại đất quá cằn cỗi bởi cây rất khó phát triển. Nếu sống được, cây cũng còi cọc, lá vàng, không cho hoa hoặc hoa không đẹp.
Về nhiệt độ
Cây Mai chiếu thủy có thể sống được trong môi trường từ 10 – 32 độ. Tuy nhiên, khung nhiệt độ tốt nhất cho cây là từ 18 – 27 độ C. Loại cây này có thể sống được trong môi trường văn phòng, phòng làm việc sử dụng điều hòa, máy lạnh. Dưới 10 độ cây sẽ chết cóng, còn trên 30 độ, cây sẽ gặp tình trạng khô héo, rụng lá, mất khả năng cho hoa.
Về chế độ dinh dưỡng
Sau mỗi lần cắt tỉa, cần tiến hành bón phân để cây có đà phát triển, ra hoa đẹp. Các loại phân được người trồng hay dùng là: phân bò hoai mục, phân trùn đỏ, NPK theo tỷ lệ 16-16-8, DAP, Dynamic Lifter… Chỉ nên rải đều phân bón trên mặt chậu, không bón trực tiếp vào gốc cây.
Chú ý lượng phân bón phải phù hợp với tuổi đời và kích thước cụ thể của cây. Để cây hấp thụ được tốt lượng phân bón, nên bón luân phiên và giữ ẩm cho cây, tránh để tình trạng khô hạn làm phân bón bị bay hơi.
Về cắt tỉa cành
Tiến hành cắt tỉa, tạo dáng, tạo thế thường xuyên cho cây để Mai chiếu thủy giữ được vẻ đẹp của mình. Tần suất hợp lý nhất là 1 tháng/ lần vào mùa mưa, trong mùa nắng hạn thời gian được giảm xuống còn 3 tháng/ lần.
Thông thường, trong quá trình tỉa cành sẽ kết hợp với việc định hình, tạo dáng cho cây. Tùy vào từng thế cây cũng như góc độ thẩm mỹ của người chơi cây, bạn có thể tạo tán cây thành những hình thù khác nhau. Cách đơn giản nhất là tạo dáng Mai chiếu thủy theo hình tháp hoặc hình tròn.
Về nước tưới, ánh sáng, độ ẩm
Mai chiếu thủy ưa ẩm, cần lượng nước tưới phù hợp. Cây phát triển tốt ở nơi có ánh sáng dịu nhẹ, rất phù hợp với điều kiện thời tiết trong nhà. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn cũng nên đưa cây ra ngoài môi trường để cây hấp thụ ánh sáng tự nhiên và quang hợp để lá xanh, cho hoa đẹp.
Về phòng trừ sâu bệnh
Cây Mai chiếu thủy rất khỏe mạnh, có khả năng kháng sâu bệnh rất tốt. Vì thế, bạn không cần phải quá quan tâm đến việc phòng và chữa bệnh cho cây. Nếu thấy xuất hiện bướm đẻ trứng, sâu non gây hại, cần dùng phương pháp thủ công để loại bỏ.
Về cách nhân giống
Hiện có 2 phương pháp nhân giống cây Mai chiếu thủy thường được áp dụng là trồng bằng hạt và chiết cành. Với phương pháp trồng hạt, ưu điểm là có thể tạo ra được số lượng lớn, không quá tốn công sức. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là cây con không mang được hết những đặc tính nổi trội của cây mẹ như: hoa nhỏ, không đẹp màu, ít cành, khó tạo dáng…
Nhân giống Mai chiếu thủy bằng phương pháp chiết cành được nhiều người áp dụng hơn cả. Tuy nhiên, người trồng phải tốn khá nhiều công sức. Trước tiên, chọn một cành có kích thước vừa phải cắt bỏ một khoanh vỏ dài từ 3 – 4 phân. Cần nhẹ tay để tránh cắt vào phần gỗ bên trong.
Tiếp theo là dùng hỗn hợp đất, phân chuồng hoai mục đắp vào xung quanh vết cắt. Bên ngoài dùng túi nilon dày bó lại cho thật chặt. Tưới nước đều đặn cho cây hàng ngày, khoảng 3 – 4 tháng sau, bầu đất có nhiều rễ con thì sẽ tiến hành tách khỏi cây mẹ.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất của loại cây Mai chiếu thủy phong thủy. Bạn có muốn sở hữu loại cây đẹp – độc – lạ này không? Không chỉ mang đến không gian tươi mới, Mai chiếu thủy còn giúp gia chủ được may mắn, tài lộc dồi dào.
Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để tìm hiểu về Mai chiếu thủy phong thủy bạn nhé!