Cây mía đường – Cây công nghiệp mang lại hiệu quả giá trị kinh tế cao

Anh Ba Phải | Trốn Tìm Ở Vườn Mì – Đầy Kịch Tích Anh Ba Phải | Trốn Tìm Ở Vườn Mì – Đầy Kịch Tích Cây mía đường là loại cây quen thuộc, là nguyên liệu chính tạo ra đường – một loại gia vị ngọt ngào, giúp các món ăn thơm ngon, hấp…

Anh Ba Phải | Trốn Tìm Ở Vườn Mì – Đầy Kịch Tích
Anh Ba Phải | Trốn Tìm Ở Vườn Mì – Đầy Kịch Tích

Cây mía đường là loại cây quen thuộc, là nguyên liệu chính tạo ra đường – một loại gia vị ngọt ngào, giúp các món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn. Vậy loại cây này có đặc điểm, thành phần dinh dưỡng, tác dụng với sức khỏe như thế nào? Cách trồng cây mía đường đạt giá trị kinh tế cao ra sao? Hãy để Khu Vườn Xanh giải đáp chi tiết cho bạn trong bài viết sau đây.

Tổng quan về cây mía đường

Cây mía xuất hiện trên trái đất từ rất xa xưa và được trồng đầu tiên ở vùng Đông Nam Á, châu Phi và châu Mỹ. Sau đó, loại cây này được phát triển rộng khắp trên toàn thế giới. Đến thế kỷ XIX, các nhà máy đường đầu tiên đã ra đời.

Đặc điểm hình thái cây mía

Hiện nay, cây mía được trồng rộng khắp tại Việt Nam, trở thành cây kinh tế chủ lực của nhiều địa phương. Cây mía là loại cây khá độc đáo, dễ nhận biết thông qua các đặc điểm như:

  • Thân cây mía: Cây mía cao trung bình từ 2 – 3m, thon dài hình trụ, chia thành nhiều dóng (đốt), chiều dài mỗi dóng khoảng 15 – 20cm, trên mỗi đốt có mắt mía, sẹo lá. Thân mía thường có màu vàng, đỏ tím hoặc đỏ hồng. Khi ăn mía, bạn sẽ cảm nhận thấy vị ngọt ngào hấp dẫn.
  • Rễ mía: Rễ chia thành 2 loại là sơ sinh và rễ thứ sinh, thuộc loại rễ chùm, lan rộng ra đất để hút nước và chất dinh dưỡng.
  • Lá mía: Lá mía thuộc loại lá đơn, phiến lá dài từ 1 – 1.5m, có gân chính ở giữa lá, mặt lá có nhiều lông nhỏ, mép lá có gai nhỏ. Bẹ lá nhiều lông. Nếu trong quá trình thu hoạch không mặc đồ bảo hộ tay, chân, bạn có thể bị lá mía cứa chảy máu hoặc nhặm ngứa, khó chịu.
  • Hoa và hạt mía: Hoa mía dạng cờ lau, hạt mía có hình thoi nhẵn, khá nhỏ từ 1 – 1.5mm. Khi mía ra hoa, thân mía bị rỗng ruột, ăn nhạt, giảm năng suất và hàm lượng đường. Do đó, người trồng mía thường tìm cách hạn chế mía ra hoa.

Các vùng trồng mía ở nước ta

Diện tích trồng mía của nước ta được duy trì hàng năm khoảng 270.000 ha. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng mía lớn nhất với diện tích dao động từ 60.000 – 70.000 ha. Ngoài ra, các tỉnh Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ (tiêu biểu là Thanh Hóa), Tây Nam Bộ cũng là các vùng trồng mía trọng điểm của nước ta.

Cây mía ra hoa và hạt mía

Câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm là “cây mía có hoa và có quả không?”. Câu trả lời dành cho bạn là cây mía có hoa hay còn gọi là mía trổ cờ nhưng lại không có quả các bạn nhé. Mặc dù chúng không có quả nhưng lại có hạt mía được hình thành từ bầu nhụy cái. Cây mía được trồng từ hạt thì phải mất 10 tháng mới cho thu hoạch và tùy thuộc vào điều kiện thời tiết

Thành phần dinh dưỡng cây mía

Theo các nghiên cứu, trong khoảng 28g nước mía chứa các chất như sau:

  • Năng lượng: 113.43 calo.
  • Chất đạm: 0.2g.
  • Chất béo: 0.66g.
  • Carb: 25.4g.

Ngoài ra, mía còn chứa các khoáng chất và vitamin như: Sắt, magie, vitamin B1, Riboflavin.

Các giống mía ở Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều loại mía đang được trồng. Dưới đây là một số loại mía phổ biến:

Giống mía C.819-67

Giống mía này có nguồn gốc từ Cu Ba, được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Đông Nam bộ. Mía có vỏ thân màu xanh – vàng, cây to, mọc thẳng, phiến lá trung bình, phát triển nhanh.

Giống mía Comus

Giống mía này có nguồn gốc tại Australia, du nhập vào Việt Nam và được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền tây Nam bộ. Mía có thân to, mọc thẳng, dóng dạng hình trống, vỏ thân màu xanh tím.

Giống F.134

Giống mía này được có nguồn gốc từ Đài Loan, có thân thẳng, dóng hình trống, vỏ xanh ẩn tím. Phiến lá màu xanh thẫm, bẹ lá nhiều lông. Mía sinh trưởng tốt, ít ra hoa.

Giống mía F.154

Giống mía này có nguồn gốc từ Đài Loan và được phát triển ở các tỉnh miền Đông Nam bộ và một số nơi khác. Giống mía F.154 có dóng thẳng, dóng hình ống chỉ, vỏ màu tím. Mía sinh trưởng tốt, tỷ lệ ra hoa cao.

Giống mía K 84-200

Giống mía này có nguồn gốc từ Thái lan, du nhập vào Việt nam năm 1992. Mía có thân to, lóng hình trụ, thân có màu xanh vàng. Lá to, hơi ngắn, bẹ lá ít lông, lá màu xanh.

Giống mía MY 5514

Giống mía này có nguồn gốc từ Cu Ba, cây thẳng, vỏ tím, phiến lá rộng, bé lá màu xanh, dễ bong bạ. Mía vươn cao nhanh, dễ ra hoa.

Ngoài các loại mía trên còn rất nhiều loại mía khác được trồng tại Việt Nam, mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân.

Tác dụng của cây mía

Không chỉ đem lại giá trị kinh tế, cây mía cũng mang lại rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng chữa bệnh hiệu quả từ cây mía, bạn có thể tham khảo qua:

  • Chữa bệnh vàng da: Vàng da thường do chức năng gan suy giảm, bilirubin xuất hiện trong máu. Uống nước mía ép giúp tăng cường chức năng gan, giảm vàng da hiệu quả.
  • Chữa nhiễm trùng: Uống nước mía mỗi ngày có thể giúp chữa nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, viêm dạ dày.
  • Điều trị sỏi thận: Các thành phần có trong nước mía giúp cung cấp nước cho cơ thể và có thể phá vỡ sỏi thận hiệu quả.
  • Khắc phục sự thiếu hụt vitamin của cơ thể: Nước mía giàu vitamin và các khoáng chất, giúp bổ sung lượng vitamin thiếu hụt khi cơ thể bị sốt cao.
  • Chữa cúm và cảm lạnh: Khi bị ho, đau rát cổ họng, cảm lạnh, cúm, uống nước ép mía có thể giúp dịu họng, giảm khản tiếng, mất tiếng hiệu quả.
  • Phòng ngừa ung thư: Uống nước ép mía có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư phổi.
  • Bù điện giải cho cơ thể: Nước mía rất tốt khi cơ thể bị tiểu ít, tiểu rắt, mất nước, khát nước, táo bón.
  • Chống sâu răng: Nước mía có công dụng hạn chế sâu răng, hôi miệng do chứa hàm lượng khoáng chất cao.

Giá trị kinh tế từ trồng cây mía

Mía là cây công nghiệp cung cấp nguyên liệu chính cho ngành sản xuất đường với sản lượng đường trung bình đạt 1.3 – 1.5 triệu tấn/ năm, mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều bà con nông dân, giúp nhiều bà con thoát nghèo.

Ngoài ra, cây mía có nhiều có nhiều điểm vượt trội so với các loại cây ngắn ngày khác về mặt sinh học do dễ canh tác, dễ thích nghi với nhiều vùng khí hậu, thổ nhưỡng. Bên cạnh đó, cây có khả năng tái sinh mạnh, sau khi thu hoạch có thể tiếp tục tái sinh mà không cần trồng mới, nhờ đó giảm chi phí sản xuất.

Ngoài dùng để sản xuất đường, thân mía còn được tận dùng để sản xuất ván ép, giấy, dược phẩm. Ngọn và lá mía dùng để làm phân xanh. Rỉ đường được sử dụng để làm nấm men, rượu,…

Các sản phẩm từ cây mía đường

Sau khi thu hoạch, mía được dùng để sản xuất đường cát, mật mía, đồ uống không cồn và cồn để làm nhiên liệu. Trong khi đó, bã mía được tận dụng làm chất đốt, sản xuất giấy, bìa các tông. Ngoài ra, xơ mía còn được dùng để làm thảm, vách ngăn, đan giỏ, rổ,… thân thiện với môi trường.

Các công ty, nhà máy mía đường ở Việt Nam

Dưới đây là danh sách các nhà máy đường tại Việt Nam được phân chia theo vùng miền:

Nhà máy đường tại Miền Bắc

  • Nhà máy đường Sơn Dương
  • Nhà máy đường Tuyên Quang
  • Nhà máy đường Cao Bằng
  • Nhà máy đường Sơn La

Nhà máy đường tại Miền Trung

  • Nhà máy đường Lam Sơn
  • Nhà máy đường Việt – Đài
  • Nhà máy đường Nông Cống
  • Nhà máy đường Nghệ An-Tate & Lyle
  • Nhà máy đường Sông Lam
  • Nhà máy đường Sông Con
  • Nhà máy đường Phổ Phong – Quảng Ngãi
  • Nhà máy đường An Khê – Quảng Ngãi
  • Nhà máy đường KCP Phú Yên
  • Nhà máy đường Tuy Hoà
  • Nhà máy đường Ninh Hoà
  • Nhà máy đường Khánh Hòa
  • Nhà máy đường Gia Lai
  • Nhà máy đường Kon Tum
  • Nhà máy đường 333 Đắk Lắk
  • Nhà máy đường Đắk Nông
  • Nhà máy đường Phan Rang
  • Nhà máy đường MK Sugar VN

Nhà máy đường tại Miền Đông Nam Bộ

  • Nhà máy đường La Ngà
  • Nhà máy đường Bourbon Tây Ninh
  • Nhà máy đường Biên Hòa
  • Nhà máy đường Biên Hòa – Trị An
  • Nhà máy đường Biên Hòa – Tây Ninh
  • Nhà máy đường Nước Trong

Các nhà máy đường tại ĐBSCL

  • Nhà máy đường Hiệp Hoà
  • Nhà máy đường Sóc Trăng
  • Nhà máy đường Bến Tre
  • Nhà máy đường Phụng Hiệp – Cần Thơ
  • Nhà máy đường Long Mỹ Phát
  • Nhà máy đường Kiên Giang
  • Nhà máy đường Trà Vinh

Cách trồng cây mía cho năng suất cao

Để trồng cây mía cho năng suất cao, bà con nên lưu ý một số điều sau: Cách trồng mía phổ biến

  • Chuẩn bị đất trồng: Cây mía dễ thích nghi với nhiều điều kiện thổ nhưỡng nhưng nên ưu tiên đất có độ dốc <100°, tầng canh tác sâu, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và tơi xốp.
  • Chọn giống mía: Tùy vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng, bà con cần chọn loại mía phù hợp.
  • Nhân giống: Có 2 cách nhân giống mía bao gồm nhân giống từ ngọn và nhân giống từ hom thân. Tuy nhiên, cách nhân giống từ hom thân sẽ đảm bảo cây khỏe mạnh, chống chịu sâu bệnh tốt.
  • Thời vụ trồng: Mía thường được trồng vào 2 vụ chính và phụ và phân chia theo vùng miền:
    • Miền Bắc: vụ Đông Xuân (tháng 11 – 3) và vụ thu (trồng vào tháng 9, thu hoạch từ tháng 10 – 1 năm sau).
    • Tây Nguyên: Trồng vào mùa mưa (tháng 4 – 6).
    • Đông Nam Bộ: Trồng vào tháng 5 – 6 và thu hoạch vào tháng 3 – 4 năm sau. Vụ cuối mùa mưa từ 10 – 11 và thu hoạch vào tháng 8 – 9 năm sau.
    • Tây Nam Bộ: Vụ chính vào tháng 4 – 6 và thu hoạch vào tháng 1 – 3 năm sau.
  • Cách bón phân: Bà con nên lựa chọn loại phân bón, liều lượng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng và bón lót, bón thúc đúng thời điểm để cây đạt năng suất cao.
  • Phòng trừ bệnh hại: Cây mía thường bị sâu đục thân, bệnh than, thối đỏ thân, bọ hung đen hại gốc. Do đó, bà con cần phát hiện sớm và có cách phòng trừ hiệu quả.
  • Thu hoạch: Thu hoạch đúng thời điểm, bảo quản tốt để cây đạt chất lượng và năng suất cao nhất.

Trên đây, Khu Vườn Xanh đã giới thiệu đến bạn các thông tin cần thiết về cây mía đường và mô hình trồng loại cây này tại Việt Nam. Nếu còn thắc mắc về cây mía đường nói riêng, các loại cây nông nghiệp, công nghiệp, cây hoa, cây phong thủy,… nói chung, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé!

Bạn đang xem bài viết: Cây mía đường – Cây công nghiệp mang lại hiệu quả giá trị kinh tế cao. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts