Cây thạch lựu, tác dụng chữa bệnh của Cây thạch lựu

Cây Lựu chữa bệnh gì – công dụng và cách dùng cây Thạch Lựu – Những ai phải kiêng kỵ dùng Thạch Lựu Cây Lựu chữa bệnh gì – công dụng và cách dùng cây Thạch Lựu – Những ai phải kiêng kỵ dùng Thạch Lựu Tổng hợp kiến thức về vị thuốc Cây thạch…

Cây Lựu chữa bệnh gì – công dụng và cách dùng cây Thạch Lựu – Những ai phải kiêng kỵ dùng Thạch Lựu
Cây Lựu chữa bệnh gì – công dụng và cách dùng cây Thạch Lựu – Những ai phải kiêng kỵ dùng Thạch Lựu

Tổng hợp kiến thức về vị thuốc Cây thạch lựu

Tên thường dùng: bạch lựu, tháp lựu, lựu chùa tháp

Tên tiếng Trung: 石榴

Tên khoa học: Punica granarum

Họ khoa học: Thuộc họ lựu Punicaceae.

( Mô tả, hình ảnh cây thạch lựu , thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)

Cây lựu là một cây thuộc mộc, cao chừng 3-4m, cây nhỏ, có khi có gai. Lá dài, nhỏ, mềm, mỏng, đơn. Mép nguyên có khi mọc thành cụm nhưng thường mọc so le hoặc hơi mọc đối, cuống ngắn. Mùa hạ nở hoa màu đỏ tươi hoặc màu trắng hoặc mọc riêng lẻ hoặc từng sim có độ 3 hoa.

Qủa to bằng nắm tay. Đầu quả còn 4-5 lá đài tồn tại. Vỏ dày, ngoài da sắc lục, khi chín có màu vàng đỏ lốm đốm. Trong quả có 8 ngăn xếp thành 2 tầng, tầng trên có 5 ngăn tầng dưới có 3 các loại ngăn phân cách bởi các màng mỏng, hạt rấtnhiều, hình 5 cạnh sắc hồng trắng.

Được trồng ở khắp nơi để làm cảnh và lấy quả. Trồng bằng cách dâm cành.

Tỷ lệ ancaloit thay đổi tùy theo cách bón phân.

Nếu bón bằng canxi supephotphat tỷ lệ ancaloit sẽ là 5,5% (cành) và 7,5% (rễ).

Nếu bón bằng phân amon sunfat thì tỷ lệ ancaloit là 4,2% (cành) và 6,3% (rễ).

Nếu bón bằng phân sắt sunfat tỷ lệ ancaloit là 5,7% (cành) và 6,1% (rẽ).

Vây tỷ lệ ancaloit trong rễ bao giờ cũng cao hơn. Thường người ta quy định tỷ lệ ancaloit toàn phẩn là 2,5%. Dùng càng sớm càng tốt. Có người nói vỏ để lâu quá 1 năm khổng còn tác dụng. Nhưng có tác giả đã dùng để dành trên 10 năm vẫn còn tác dụng. Không phải chế biến gì khác.

Ta dùng vỏ than, vỏ cành, vỏ rễ phơi hay sấy khô hay có khi dùng vỏ quả lựu phơi hay sấy khô

Vỏ rễ, vỏ thân và vỏ cành có chứa chừng 22% tanìn (axit galatanic hoặc digalic và axit punicotanìc).

Ngoài ra còn chứa các chất ancaloit: Peletierin. Isopeletierin.

Cả hai không bị NaHCOj đẩy là vì ancaloit có N bậc 2.

Metylpeletierin. Pseudopeletierin (bị NaHC03 đẩy là vì ancaloit có N bậc 3).

Tỳ lệ ancaloit trung bình tính bằng dạng sunfat trong 1kg vỏ là:

Peletierin suníat 0,7-1 g.

Isopeletierin sunfat 1,3-1,5 g.

Pseudopeletierin 1,5-2 g.

Metyli sopeletierin 0,04 g.

Nhưng tỷ lệ này thay đổi tùy theo điều kiện hái, cách chăm sóc và bảo quản.

Trong các ancaloit trên chỉ có peletierin, isopeletierìn có tác dụng trị sán. Theo các tài liệu mới gẩn đây, người ta không công nhận có peletierin, mà chỉ có isopeletierin, pseudopeletierin và metylisopeletíerin. Trong vỏ quả có chừng 28% tanin và chất màu.

Tanin là một chất có tác dụng săn da và sát khuẩn mạnh.

Chất peletierin độc đối với sán, nó gây tê liệt đối với ếch: trước giai đoạn tê liệt có một gia đoạn kích thích. Đối với động vật có vú lúc đầu peletierin tăng độ kích thích cùa phản xạ, sau đó làm tê liệt thần kinh trung ương và gây ngừng hô hấp mà chết. Peletierin kích thích cả cơ trơn và cơ vân. Đối với người, liều 0,5 đến 0,6g peletierin (hơi quá cao đối với điều trị thông thường) đã đù gây chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa, ỉa lỏng, chân tay xỉu đi, người lả, mát hoa v.v… Dù với liều điều trị khi dùng thuốc, bệnh nhân cần phải nằm yên trong phòng tối để tránh mọi ảnh hưởng không tốt của thuốc.

Thường phối hợp với tanín để tránh tác dụng thuốc quá mạnh. Peletierin không dùng được cho trẻ con và phụ nữ có thai.

Thử trên sinh vật: Ngâm các đốt còn sống của con sán Tenia serrata vào dung dịch muối 1/10.000 peletierin suníat nó sẽ hết cử động trong vòng 5-6 phút. Nếu khi đó lấy ra, cho vào dung dịch muối 1% có thêm 0,1% Na2CO3 thì sau 15- 30 phút các đốt sẽ cử động lại. Nếu như đã ngâm các đốt sán vào dung dịch peletierin quá 10 phút, các đốt sán sẽ chết hẳn. Thí nghiệm trên giun đất và giun mỏ (ankylostome) cũng thấy các kết quả tốt.

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)

Vị chua sáp, tính ôn.

Qui kinh Vị Đại tràng.

Sáp trường chỉ tả, chỉ huyết , sử dụng trong trường hợp tả lâu ngày, lị mãn, có máu trong phân, sa trực tràng, chảy máu tử cung, âm đạo. đau bụng do giun sán

Sắc uống mỗi ngày 15 – 30g

Vỏ quả lựu tươi, ké đầu ngựa, bèo cái, bồ công anh, thổ phục linh, hà thủ ô, mỗi loại 12 g xác ve sầu, mã đề, cam thảo đất, mỗi thứ 8g. Cho tất cả vào nồi ngâm với 750 ml nước trong 15 phút, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Mỗi liệu trình 3-5 ngày.

Hoa lựu trắng tươi 24 bông, đường phèn 15g. Cho tất cả vào nồi ngâm với 500 ml nước trong 15 phút, sắc còn 150 ml, chia 2 lần uống trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình 7-10 ngày

Hoa lựu tươi 30g nấu canh với thịt lợn ăn hàng ngày.

Hoa lựu 6g, rửa sạch cho 250 ml nước, sắc còn 100 ml, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 5-7 ngày.

Vỏ quả lựu 15 g; binh lang (hạt cau già) 10g. Sắc sắc 3 lần rồi cô lại còn 100ml, thêm đường đủ ngọt (20g). Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ (sau khi ăn 3 giờ), liên tục trong 3 ngày.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH

Bạn đang xem bài viết: Cây thạch lựu, tác dụng chữa bệnh của Cây thạch lựu. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts