Cây Thanh Mai, quả dâu rừng
Cây thanh mai rừng trĩu quả sau 3-4 năm trồng trong vườn nhà.. Cây thanh mai rừng trĩu quả sau 3-4 năm trồng trong vườn nhà.. Cây Thanh Mai, quả dâu rừng Cây Thanh Mai – Hay còn có tên gọi khác là dâu rừng này có xuất xứ từ Vân Nam Trung Quốc. Ngoài…
Cây Thanh Mai, quả dâu rừng
Cây Thanh Mai – Hay còn có tên gọi khác là dâu rừng này có xuất xứ từ Vân Nam Trung Quốc. Ngoài vị thơm ngon, quả của nó còn rất nhiều công dụng khác như thanh nhiệt, bổ máu, mắt… Quả cũng thường được phơi, sấy khô và dùng như một vị thuốc đông y, ngâm rư
Cây Thanh Mai – Hay còn có tên gọi khác là dâu rừng này có xuất xứ từ Vân Nam Trung Quốc. Ngoài vị thơm ngon, quả của nó còn rất nhiều công dụng khác như thanh nhiệt, bổ máu, mắt… Quả cũng thường được phơi, sấy khô và dùng như một vị thuốc đông y, ngâm rượu. Thêm nữa, loài cây này còn được người ta đem trồng như một loài cây cảnh ngoại thất rất hợp.
Chúng ta cùng Shongnongnghiep đi tìm hiểu về loài cây này nhé.
Quả Thanh Mai
Đặc điểm của cây Thanh Mai (cây dâu rừng)
Đặc điểm chung
Tên khoa học: Myricaceae
Tên gọi khác: Cây dâu rừng
Họ: Dâu rượu – Myricaceae, là một họ nhỏ trong thực vật có hoa hai lá mầm dạng cây bụi và cây gỗ nhỏ, thuộc bộ Dẻ (Fagales)
Nguồn gốc: từ Trung Quốc
Phân bố: được trồng chủ yếu là tại Vân Nam, khu vực phía tây tỉnh Quý Châu (Trung Quốc). Thanh mai phát triển tốt trên sườn núi dốc với độ cao 1.500 – 3.500m so với mực nước biển ( Ở Việt Nam thì chắc chỉ có một số vùng như Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt, Quảng Ninh là có địa hình đạt yêu cầu).
Đặc điểm hình thái
Cây có sức sống tốt và dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh hại.
- Đây là một loài cây thân gỗ nhỏ, mọc thẳng và có rất nhiều cành lá tỏa ra xung quanh. Các cành cây này thường được bao phủ bởi rất nhiều lông tơ mềm mịn.
- Lá Thanh Mai có màu xanh đặc trưng và thường mọc đối nhau bao quanh các cành cây.
- Quả dâu rừng thường có hình tròn, có kích thước nhỏ hơn quả mận 1 chút. Khác với các loại ăn quả thông thường, quả dâu rừng không có bề ngoài nhẵn nhụi mà chúng lại được tạo thành từ những đệm thịt chua, có lông nhỏ bao quanh. Ở giữa quả này thường có hạt rất cứng. Thanh mai mỗi năm chỉ ra quả có một lần.
- Thanh mai có vị chua, ngọt, hương thơm đặc trưng, được dùng như một loại trái cây giải nhiệt hoặc là nguyên liệu để chế biến nhiêù món đặc sản thơm ngon cho cả gia đình.
Cây Thanh Mai hay còn được gọi là cây dâu rừng
Công dụng của cây Thanh Mai (cây dâu rừng)
Công dụng trang trí
- Cây được dùng làm cây công trình, cây trồng nền đem lại không gian xanh, mát mẻ rất tốt.
Mang lại giá trị kinh tế
- Quả Thanh Mai chỉ ra một lần trong năm nhưng đem lại giá trị kinh tế khá cao với giá dao động khoảng 130-150k/1kg. Chính vì thế mà cây thực sự thu hút được đầu tư và nhiều người trồng cây tâm huyết.
Công dụng trong y học
Công dụng của Quả Thanh Mai:
- Thanh nhiệt, bổ phổi, thường được phơi khô, sắc với nước làm thuốc chữa bệnh..
- Các loại rượu, nước ngâm thanh mai có tác dụng giải nhiệt, cung cấp nhiều vitamin và có lợi cho đường tiêu hóa.
- Từ quả thanh mai bạn có thể chế biến thành món mứt hoặc ô mai thanh mai chua chua, ngọt ngọt ăn rất ngon miệng nữa chứ.
- Bên cạnh đó nó còn tốt cho máu, não và mắt, làm tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, chống lão hóa ( vitamin C ).
Cây Thanh Mai vừa làm cây cảnh, vừa làm cây ăn quả có giá trị kinh tế, y học cao
Cách trồng và chăm sóc cây Thanh Mai (cây dâu rừng)
Cách trồng cây Thanh Mai (cây dâu rừng)
- Cây Thanh Mai được trồng bằng 2 phương pháp chủ yếu là gieo hạt và chiết cành. Trong đó gieo hạt phổ biến hơn.
- Hạt thanh mai có thể mất 2-12 tháng để nảy mầm tùy thuộc vào thời gian các lớp sáp trên hạt bị phá vỡ. Để kích thích hạt nảy mầm nhanh nhất, bạn có thể cạo bỏ một phần lớp sáp bao quanh hạt bằng cách chà xát lớp vỏ trên bề mặt nhám trước khi gieo nhé.
- Mặc dù là loại cây dễ trồng tuy nhiên khi trồng bạn cần phải chú ý đến đặc tính của cây. Thanh mai là cây đơn tính khác gốc, có nghĩa là chỉ có các cây cái mới kết quả. Do vậy, khi trồng, bạn phải chắc chắn rằng mình trồng cả hai cây – cái và đực để cây thanh mai có thể thụ phấn nhờ gió.
Cách chăm sóc cây Thanh Mai (cây dâu rừng)
Cây là loài có sức sống khỏe, dai, sức phát triển trung bình và tốn ít công chăm sóc. Tuy vậy, bạn cần lưu ý một số yếu tố để cây có thể sinh trường một cách thuận lợi nhất. Cụ thể:
- Về ánh sáng: Cây ưa ánh sáng, sẽ cho nhiều hoa và quả hơn khi đủ dinh dưỡng và ánh sáng.
- Về nước tưới: Trong suốt năm đầu tiên, bạn cần tưới nước hàng tuần để rễ cây phát triển. Khi cây đủ lớn, thanh mai ít khi cần tưới nước trừ khi nắng nóng quá dài khiến đất khô cạn.
- Về đất trồng: Đất trồng loài cây này cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng bằng cách trộn thêm phân hữu cơ trước khi trồng, đồng thời đất cần phải thật tơi xốp và có độ thoát nước tốt.
- Nhiệt độ: nhiệt độ ưa thích của cây là từ 20-28°C.
- Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình.
- Phân bón: Chú ý không cần bón phân quá nhiều cho cây. Có thể bón phân định kỳ cho cây, khoảng 2-3 tháng 1 lần, mỗi lần 1 lượng nhỏ. Bón khi cây đang độ phát triển và lúc ra hoa, kết trái, hoặc khi thấy cây chậm phát triển. Tránh bón quá nhiều cây sẽ bị chột, xót thậm chí chết cây.
- Sâu bệnh: Cây ít khi bị sâu bệnh.
- Cắt tỉa: Để cây phát triển tốt, cho tán đẹp và quả nhiều chú ý cần cắt tỉa cây sau mỗi vụ quả.