Cây Thiên Môn Đông
Tác dụng trị ho – bổ phổi của cây THIÊN MÔN ĐÔNG l Cô Hai Nhỏ Sài Gòn – travel to vietnam Tác dụng trị ho – bổ phổi của cây THIÊN MÔN ĐÔNG l Cô Hai Nhỏ Sài Gòn – travel to vietnam Thiên Môn Đông Cây thiên môn đông có tên thường gọi…
Thiên Môn Đông
Cây thiên môn đông có tên thường gọi là: Cây Thiên môn, cây Thiên đông, cây Tóc tiên leo, Cây Trúc Thiên Môn, Trúc Lá Măng, Minh Thiên Đông.
Tên khoa học: Asparagus cochinchinensis (Lour.)
Họ thực vật: Asparagaceae (họ măng tây)
Chiều cao: 15 – 20 cm
Đặc Điểm của cây thiên môn đông
Công dụng: Cây thiên môn đông có thể sử dụng làm cây nội, ngoại thất đềuu được. Ta có thể trồng cây Tóc tiên leo trong chậu đứng, chậu để bàn hay chậu treo, trồng trong nước hoặc ra đất thành bụi nhỏ trang trí sân vườn. cây Tóc tiên leo còn có công dụng làm thuốc chữa được nhiều bệnh.
Cây Minh Thiên Đông là cây thân thảo có màu xanh lục, thân có dạng cọng, khi vừa nhú lên măng thân đứng khoảng 3 tuần, sau đó cây hơi cụp xuống vì nó mang nhiều lá nhỏ và hoa. Rễ cây cây Thiên đông mọc xung quanh và có mang cả củ nhỏ như hạt cau bụng, màu trắng.
Lá thiên môn đông ngắn, hình kim. Nhiều lá nằm trên một cành, tán lá dày, tạo thành chùm.
Hoa thiên môn đông màu trắng, hoa mọc từ những nách lá ra sau đó đậu quả. Quả thiên môn đông màu xanh khi chín chuyển sang màu đỏ.
Ý nghĩa của Cây Thiên Môn đông là niềm vui và may mắn. Trúc Thiên Môn được trồng trong chậu đứng, chậu treo, hoặc trồng thành bụi làm cây nội thất, cây ngoại thất, cây thủy sinh để trang trí, làm đẹp không gian.
Cách trồng cây Thiên Môn Đông
Dùng hỗn hợp đất trồng trộn với tro và phân. Đổ đất trồng vào ½ chậu, đặt bụi Trúc Thiên Môn vào giữa, phủ thêm đất.
Sau đó, mang cây đặt ở nơi râm mát hoặc có mái che. Không tưới ngay sau khi trồng mà đén ngày thứ 2 mới tưới vừa đủ ẩm.
Thiên môn đông có tốc độ sinh trưởng nhanh. Thiên môn đông chịụ được ánh sáng nhưng không quá nắng gắt, chịu bóng bán phần, nhu cầu nước ở mức trung bình.
Cây Trúc thiên môn có thể trồng được ở nhiều loại đất nhưng tránh bị úng nước. Nhân giống cây Minh Thiên Đông bằng cách tách bụi. Cây Trúc thiên môn có thể trồng quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất là vào đầu mùa mưa.
Chăm sóc cây Thiên Môn Đông
Là loại cây cảnh ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần. Do đó, có thể đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng nhưng nắng không gắt hoặc để cây ở trong nhà, treo ở hành lang đều được.
Nếu dùng Trúc Thiên Môn làm cây nội thất thì mang cây ra ngoài nắng 1-2 lần/ tuần vào lúc sáng sớm; mỗi lần khoảng 30 phút.
Nhu cầu nước của cây Trúc Thiên Môn là trung bình, có thể tưới 1 lần/ngày nhưng cây không ưa nguồn nước ô nhiễm.
Nên sử dụng nguồn nước sạch để tưới cho Trúc Thiên Môn. Không dùng nước ô nhiễm nặng, có màu đen để tưới cây vì cây sẽ bị cháy lá và chết.
Nếu là nước máy thì phải cho vào bể chứa 1-2 ngày rồi mới dùng để tưới cây. Nếu là nước có độ phèn cao thì phải cho vào bể lắng, lọc 1-2 ngày rồi mới sử dụng.
Có thể dùng phân chuồng, dynamic và NPK pha loãng để bón cho cây, giúp cây xanh tốt và phát triển nhanh hơn. Cũng có thể bổ sung phân bón lá để cây ra nhiều chồi.
Trúc thiên Môn ít bị sâu bệnh hại. Thỉnh thoảng có thể bị bọ trĩ thì dùng Shepa hoặc Vibame xịt cho cây. Bên cạnh đó, cần thường xuyên nhổ cỏ và bắt sâu để hạn chế sâu bệnh.
Có rất nhiều cách trống cây thiên môn đông để trang trí cảnh quan vườn nhà. Cây thiên môn có dáng mảnh mai trồng được nhiều loại chậu như chậu đứng đặt hành lang, ban công, thềm nhà, sân vườn; trồng chậu nhỏ để bàn; chậu treo trang trí trên không hoặc trồng ra đất trong sân vườn. Cây cây Thiên đông còn được trồng trong nước bình thủy tinh rất đẹp và sang trọng.
Cây thiên môn đông có thân lá màu xanh lục đẹp nên được ưa chuộng. Dáng cây uốn cong tỏa tròn trang trí cho không gian rộng lớn.
Cây còn là bài thuốc chữa nhiều bệnh như ho, thổ huyết, nhiệt bệnh, táo bón…
Cửa hàng cây cảnh online có bán các loại cây nội thất văn phòng đẹp