Cây tùng là cây gì? Tổng quan về công dụng, ý nghĩa của cây
THIÊN ĐƯỜNG TÙNG LA HÁN SIÊU RẺ HÀ NỘI – CƠ NGƠI CỦA BÀ VỮNG QUÁ KHỦNG KHIẾP THIÊN ĐƯỜNG TÙNG LA HÁN SIÊU RẺ HÀ NỘI – CƠ NGƠI CỦA BÀ VỮNG QUÁ KHỦNG KHIẾP Cây Tùng là một trong 4 loại cây nằm trong danh sách bộ tứ quý hiểm “Tùng – Cúc…
Cây Tùng là một trong 4 loại cây nằm trong danh sách bộ tứ quý hiểm “Tùng – Cúc – Trúc – Mai”. Cây là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc và thịnh vượng. Tùng cũng nằm trong top những loại cây cảnh rất dễ trồng và chăm sóc.
Hiên nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều loại cây tùng, có những loại cây tùng nhỏ mini, để trưng bày bàn làm việc rất đẹp mà còn giúp cải thiện phong thuỷ rất tốt. Hôm nay Xanh Bonsai sẽ chia sẻ với bạn chi tiết hơn về những thông tin hữu ích cũng như cách trồng , ý nghĩa và tính phong thủy của loại cây này.
Nguồn gốc và đặc điểm của cây tùng
Cây Tùng là loại cây có tuổi thọ cao nên có thể trồng được rất lâu. Đứng đầu trong bộ tranh tứ quý Tùng – Cúc – Trúc – Mai thể hiện đức tính quân tử của nam tử hán và tượng trưng cho một trong 4 mùa trong năm, đó là mùa Đông.
Cây tùng hay còn có tên gọi khác là tùng Nhật, cây vương tùng, cây bách tán nam. Tên khoa học là Araucariaceae, Có hơn100 loài khác nhau, sống thích hợp ở những nơi có khí hậu nhiệt đới và có nguồn gốc từ New Caledonia Mỹ và rải rác trong nước Nhật Bản và Trung Quốc.
Nói đến cây tùng người ta nghĩ đến những bậc quân tử, với dáng cây to khỏe thô mộc và thường mọc ở vùng núi cao đầy sương gió. Thuộc loại cây thực vật lá kim cùng họ với cây thông, mọc thẳng với nhiều cành lá nhỏ, chiều cao trung bình vào khoảng 15-20m. Lá thuộc họ lá kim dày và xanh từ các vùng xứ lạnh.
Cây được du nhập vào Việt Nam và thích hợp với khí hậu nước ta, cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh dưới bàn tay nghệ thuật của những người yêu cây cảnh. Tùng được chia làm hai loại chính là tùng cảnh và tùng tự nhiên.
- Cây tùng cảnh: thường được trồng trong các chậu nên có kích cỡ nhỏ và vừa. Thân cây sẽ được cắt tỉa bớt lá, cành để gọn và uốn theo các hình dáng đẹp.
- Cây tùng tự nhiên: có kích thước lớn, một số cây cao tới 20m. Các tán lá tùng mọc khá dày đặc hướng lên trên như hình tháp nhọn. Là loài thân gỗ mọc thẳng nên tùng có thể sử dụng để khai thác gỗ.
Ngày nay, cây tùng là một loại cây cảnh đang được rất nhiều đại gia yêu thích và lựa chọn để trang trí trong khuôn viên của gia đình mình. Cây thường được trồng ở khu biệt thự cao cấp, khu đô thị mới, công viên và trong khuôn viên gia đình. Việc tìm kiếm những cây với dáng kiểu dáng bonsai đẹp đang rất được thịnh hành với những loài giá trị đắt đỏ lên đến hàng tỷ đồng.
Ý nghĩa trong phong thủy cây tùng
Cây tùng là cây lâu năm lại dễ trồng nên nó mang ý nghĩa phong thủy về sự trường thọ, sống lâu, ban phúc lộc cho con cháu.
Người ta tin rằng nếu đặt cây tùng trong nhà sẽ mang lại ấm no, hạnh phúc bởi cây có nhiều tán, lá đan sen vào nhau mang ý nghĩa đùm bọc, tương trợ. Không gian bạn trở nên trong lành hơn khi trưng bày, cây giúp làm sạch bụi bẩn điều hoà nhiệt độ rất hiệu quả.
Công dụng của cây tùng
Với những ai đang gặp stress hay bị căng thẳng, việc trưng bày cây trong không gian sẽ giúp bạn thư giãn và thoải mái hơn.
Cây còn được dùng làm quà tặng khai trương, cây tặng tân gia, tặng đối tác rất có ý nghĩa và sang trọng. Tặng làm quà nói lên được sự yêu quý, chân thành là món quà giá trị mang ý nghĩa cầu chúc phát tài, phát lộc và may mắn.
Tác dụng trong điều trị bệnh: Theo y học Trung Hoa thì người ta chiết xuất và tinh chế nhựa từ cây tùng ra dược liệu quý để trị bệnh và làm hương liệu mỹ phẩm, nước hoa.
Giá trị kinh tế cao: Ngoài tác dụng cây trang trí nội ngoại thất, làm cây văn phòng thì cây tùng có kiểu dáng đẹp, độc lạ, có ý nghĩa có thể bán được cho người chơi với giá trị kinh tế rất cao lên đến hàng trăm triệu hoặc cả tỷ đồng một cây.
Cây tùng hợp mệnh gì?
Cây tùng có dạng lá kim, kim tức là kim loại, phù hợp nhất với những người mệnh Kim và mệnh Thủy. (Kim sinh Thủy). Ngoài ra các mệnh khác có thể dùng màu sắc tương sinh của chậu cây để bổ trợ nếu muốn.
Cây tùng hợp tuổi nào?
Tuổi hợp nhất với cây tùng là người tuổi Thân tức tuổi Khỉ. Tuổi Thân vốn chăm chỉ chịu khó, thông minh nhưng có chút long đong lận đận, thành công đến muộn. Cây um tùm như khu rừng thu nhỏ, nhiều cây cối và cành lá là môi trường thuận lợi cho khỉ sinh sống. Nhiều cành cây giúp khỉ leo trèo, bám víu tốt ý nghĩa như tương trợ đắc lực cho người tuổi Thân này.
Tổng hợp 18 loại cây tùng phổ biến ở Việt Nam
Việt Nam hiện nay có đến hơn 50 loại tùng khác nhau nhưng phổ biến và được trồng nhân giống nhiều nhất thì phải kể đến 18 loại cây tùng sau đây:
1. Cây Tùng La Hán (vạn niên tùng)
Vạn niên tùng hay còn gọi là tùng la hán, sam đất, cây tùng nhật hay là cây sam la hán. Đây là một trong những loại tùng quý giá nhất. Vốn có tuổi thọ lâu năm, tùng la hán là biểu tượng của sự trường tồn, vĩnh cửu và bất diệt. Hơn nữa, thế Tùng La Hán thanh nhã tràn trề sức sống, lá cây xanh tươi quanh năm tạo cảm giác mạnh mẽ cao quý.
Đặc biệt, giống cây này ngoài tác dụng trang trí còn giúp trấn trạch, xua đuổi điềm xấu và mang lại may mắn cho người sở hữu. Trồng một cây tùng La Hán nhỏ trong nhà sẽ giúp gia đình luôn yên vui, ấm no, sung túc, hạnh phúc.
Vốn là một loại cây cảnh đẹp, có nhiều ưu điểm hội tụ nên rất nhiều người yêu thích lựa chọn tùng La Hán làm cây trang trí trong nhà. Đây là giống cây đặc biệt thích hợp với những người mệnh Thủy, và Kim. Bởi trong Ngũ hành, Thủy sinh Kim. Vì vậy, những gia chủ thuộc hành Thủy, hoặc Kim nên chọn tùng La Hán trồng trong nhà sẽ mang lại nhiều may mắn.
Ngoài ra, Tùng La Hán lá dài còn là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền. Hiện tại, hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y đều có bán vị thuốc làm từ vỏ, rễ, lá và hạt của cây Tùng La Hán lá dài. Vỏ, rễ có vị ngọt, tính ấm có tác dụng giảm đau, giết côn trùng, lưu thông máu. Lá có tác dụng cầm máu trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, vàng da. Hạt có tác dụng cho các trường hợp đau tim, dạ dày, thiếu máu.
Xem thêm thông tin bài viết có liên quan tại đây: Cây Tùng La Hán
2. Cây thủy tùng
Cây Thủy Tùng hay còn gọi là cây Thông Nước có tên khoa học là Asparagus Plumosus, là loại cây dễ thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau nên được ưa chuộng làm cây cảnh văn phòng.
Với một màu xanh mát tràn đầy sức sống, đặt một chậu thủy tùng trên bàn làm việc hay trong phòng khách còn có công dụng trong việc thanh lọc không khí, cũng giống như cây thường xuân vậy.
Thủy Tùng có thể hấp thụ một số năng lượng điện từ có hại được sinh ra từ các thiết bị máy móc điện tử từ đó tạo nên bầu không khí thư thái, thoải mái, giúp bạn giảm bớt căng thẳng mệt mỏi sau khi làm việc.
Cây có sức sống dẻo dai, bền bỉ thể hiện cho ý chí kiên cường, không chịu khuất phục khó khăn. Thủy Tùng mang ý nghĩa cho sự thanh tao, tượng trưng cho bậc chính nhân quân tử. Đặc biệt, cây còn được cho là mang đến tiền tài, tài lộc về cho gia chủ.
Theo các chuyên gia khoa học, gỗ thủy tùng có tác dụng hấp thu vượng khí và xua đuổi khí xấu rất tốt. Bởi vậy người ta thường dùng loại cây này để tạc tượng thờ hoặc lục bình. Những vật phẩm này được cho là sẽ đem lại may mắn, bình an và thịnh vượng cho chủ nhân.
Xem thêm thông tin bài viết có liên quan tại đây: Cây Thủy Tùng
3. Cây Tùng Thơm
Tùng thơm xuất xứ từ phía nam châu Mỹ với tên khoa học Cupressus macrocarpa. Cây tùng thơm có những đặc điểm chung của các loại như thân gỗ thẳng, lá kim,… Điều làm nổi bật nhất là tinh dầu của cây có mùi thơm rất dễ chịu. Khi đến gần cây ta sẽ ngửi thấy một mùi thơm dịu nhẹ giúp thư giãn và thoải mái đầu óc.
Khi cây bị héo cũng vẫn có thể tỏa mùi hương. Đặt cây trong phòng làm việc giúp làm việc hiệu quả hơn và tạo sự thoải mái. Vì vậy người ta coi tùng thơm là loài cây mang điềm lành và giúp đem lại thành công cũng như những thứ thanh sạch đến cho người trồng.
Cây Tùng Thơm phù hợp để trang trí đêm noel, giáng sinh, trang trí quán cà phê, văn phòng.
Trong phong thủy, cây tùng thơm có thể trừ tà, xua đuổi ma quỷ và điềm xấu khỏi căn nhà của bạn. Cây có mùi thơm dịu nên có tác dụng đuổi muỗi, côn trùng rất hiệu quả. Đặc biệt an toàn với các gia đình có trẻ nhỏ, các mẹ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng cây trang trí căn nhà của mình.
Xem thêm thông tin bài viết có liên quan tại đây: Cây Tùng Thơm
4. Cây Tuyết Tùng
Cây tuyết tùng bắt nguồn từ phía tây dãy núi Himalaya ở độ cao trên 1500m. Thân cây cao từ 30-40m, cây ca lên tới 60m hoặc hơn. Các nhánh cây rộng và phẳng, chồi đa dạng với lá kim tạo thành hình xoắn ốc mở. Thông thường tuyết tùng đẹp và chịu lạnh tốt nên được sử dụng làm cây cảnh trang trí nhiều tại các vùng lạnh. Cách chăm sóc cây tùng tuyết cũng không cần quá cầu kỳ.
Tốt cho sức khỏe: Cây tuyết tùng còn gắn liền với sức khỏe của mỗi người, khí thoát ra từ cây giúp thanh lọc không khí, giúp cân bằng cảm xúc, mang lại giấc ngủ ngon và thư thái hơn
Ý nghĩa tâm linh: Cây tùng có thể xua đuổi ma quỷ, những ám khí xấu trong nhà do chúng luôn sợ cây này. Người xưa cho rằng quả cây tùng khi ăn có thể trương sinh bất lão, cây còn có thể hóa nhập biến thành các con vật. nếu trong giấc mơ có xuất hiện cây tuyết tùng thì bạn sẽ có những lý tưởng mới giúp bạn thành công trong công việc.
Thể hiện tình thương yêu: Sự trường tồn bất diệt của cây qua năm tháng còn thể hiện sự nhớ thương đến những người đã khuất, vì vậy cây thường được chọn để trồng ở bên cạnh những phần mộ của người thân trong gia đình. Không những thể hiện tâm lòng nhớ thương, cây tuyết tùng còn tượng trưng cho danh tiếng và công đức của tổ tiên.
Ý nghĩa liêng thiêng: thân cây còn dùng làm cửa ra vào của đền chùa và được xem là nơi trú ngụ của các thần linh và là thông đạo nối thông lên thượng giới.
Ý nghĩa phong thủy trên gốm sứ: Biểu tượng của cây thường xuất hiện trên những đồ vật gốm sứ, tượng trưng cho những điều may mắn, tài lộc, may mắn, sức khỏe, giữ tiền giữ của cho người sở hữu nó. Và trở thành món quà vô cùng thích hợp để tặng và chúc thọ người già.
Xem thêm thông tin bài viết có liên quan tại đây: Cây Tuyết Tùng
5. Cây Tùng Bồng Lai
Tùng bồng lai có tên khoa học là Podocarpus Macrophyllus. Có những nơi gọi tùng bồng lai là tùng lá văn trúc hay tùng lá thiên môn đông. Chỉ cần tưởng tượng hình ảnh cây tùng bồng lai thôi ta đã thấy đây là một loại cây đẹp và có ý nghĩa phong thủy tốt. Tùng bồng lai có kích cỡ không quá lớn, thân và cành lại có độ mềm dẻo vừa phải nên rất được chuộng làm cây bonsai hoặc để bàn.
Cây tùng bồng lai rất dễ chăm sóc và dễ thích nghi với mọi điều kiện, nếu bạn trồng ngoài vườn nơi đất rộng có thể chả cần chăm sóc gì mà cây vẫn sống và phát triển. Còn đối với cây được trồng và làm cây cảnh trong văn phòng thì cần thi thoảng cho cây ra nắng, và tưới nước 1 lần/ tuần.
Đặt một chậu Tùng Bồng Lai làm cây trang trí trong nhà hay cây để bàn làm việc giúp gia chủ như có thêm quý nhân phù trợ, làm ăn phát tài, phát lộc.
Ngoài được biết đến là loại cây trồng trong nhà mang lại nhiều ý nghĩa phong tủy tốt lành, cây Tùng Bồng Lai còn có khả năng lọc không khí, hấp thụ bụi bẩn ô nhiễm, khử nhiễm sóng từ máy tính, góp phần tạo nên bầu không khí trong lành thoải mái.
Xem thêm thông tin bài viết có liên quan tại đây: Cây Tùng Bồng Lai
6. Cây Tùng Bách (Tùng Bách Hán)
Tùng bách hay cây tùng bách tán có nguồn gốc từ New Caledonia với tên khoa học Araucaria excels. Tùng bách tán hay còn gọi là vương tùng cao khoảng 15-20m.
Điểm nổi bật của cây là các cành xếp thành từng vòng tròn theo chiều ngang và nhỏ dần về phía đỉnh nhìn rất đẹp và cân đối. Mỗi vòng cây có khoảng 6 nhánh hợp lại thành hình nón ngược, lá mọc khá dày và đẹp. Tùng bách tán có ngoại hình đẹp, thân thẳng và cành lá xum xuê nên phù hợp trồng trước cửa các tòa nhà, công viên hay trong vườn.
Với ý nghĩa tượng trưng cho sự thịnh vượng, trường thọ nên vị trí thích hợp nhất để đặt cây tùng bách tán đó là dọc hai bên lối đi và hai bên sảnh để tăng sự uy nghi mạnh mẽ trấn áp mọi điều xấu.
Cây vừa sử dụng trang trí cho cảnh quan đô thị hoặc trang trí không gian nội thất văn phòng, giúp cho không gian thêm phần lộng lẫy và sang trọng.
Vào những dịp giáng sinh, người ta sẽ trang trí chuông, châu và những ngôi sao lên cây giống như những cây thông no-el truyền thống vậy.
Về mặt phong thủy, cây có tác dụng xua đuổi ma quỷ, mang lại bình yên và an lành cho mọi người. Mặt khác cây cũng mang ý nghĩa trường thọ, đại diện của khí tiết dũng mãnh.
7. Cây Tùng Núi (Sơn Tùng)
Cây sơn tùng thường hay được gọi là tùng núi có xuất xứ từ các vùng châu Á. Cây sơn tùng thuộc loại cây thân gỗ kích thước nhỏ. Cây có những đặc điểm chung của tùng như: lá kim nhỏ nhọn, các cành lá khá um tùm và nhỏ dần về phía đỉnh. Có thể trồng cây vào trong chậu và trang trí trong nhà để làm cảnh. Thân cây cũng dẻo và mềm nên rất phù hợp để làm cây bonsai.
Sơn Tùng được trồng khá phổ biến trong các công trình cây xanh, nhất là những bồn hoa trong công viên, những con lương trên tuyến đường lớn, cây thường trồng kết hợp với một số lá màu nhỏ tạo khóm, hoặc trồng xen kẻ với những tán đá cảnh để tào đồi.
Một số cây sơn tùng được người trồng cho vào chậu sứ để chưng trong không gian nhà ở, hay trên quầy tiếp tân… Ngoài ra cây còn được trồng ở những bồn trên ban công, cửa sổ nơi có ánh sáng rọi vào.
Cây Sơn Tùng cũng được làm bon sai, vì thân chắc dẽo, nên được nhiều người sử dụng uốn nén tạo những hình dáng bắt mắt. Cây sơn tùng góp phần mang lại không khí trong lành, lọc những bụi bẩn xung quanh nhà.
8. Cây Tùng Tháp
Sabina chinensis là tên khoa học của cây Tùng Tháp. Cây có kích cỡ vừa với cành lá rậm rạp nên được dùng làm cây cảnh nhiều. Ta thường gặp tùng tháp tại các công trình công cộng và cơ quan.
Tùng tháp là cây sống lâu năm có dáng đẹp, hiên ngang và sang trọng nên được chọn trồng làm đẹp cảnh quan biệt thự, sân vườn, cổng vào công trình, các công trình công cộng… Cây có tuổi thọ cao, dễ chăm sóc, uốn tỉa tạo dáng vì vậy đây cũng là loại cây trồng được ứng dụng trong tạo dáng bonsai đẹp.
Ngoài tác dụng làm trang trí, Cây còn được biết đến trong y học với dược tính chiết từ lõi thân cây có giá trị sử dụng trong chữa bệnh. Ngoài ra dược tính này còn được sản xuất một số loại chế phẩm sinh học có giá trị kinh tế cao.
9. Cây Tùng Cối
Tùng Cối hay còn được gọi là cây duyên tùng có tên khoa học là Juniperus chinensis Sargentii, xuất xứ từ Trung Quốc. Thân cây có màu vàng nâu, sần sùi với mùi nhựa cây rất đặc trưng. Lá cây nhỏ, xanh tươi mọc thành từng búi. Cây tùng cối nhìn rất cứng cỏi nên hay được dùng để trang trí, làm kiểng bonsai để trước nhà.
Tùng cối thuộc loại cây thân gỗ, sống lâu năm và xanh quanh năm. Tùng cối có vẻ ngoài rất đặc biệt từ hình dáng đến chi tiết. Thân cây màu nâu vàng với lớp da dầy, nhiều vết nứt nẻ, sần sùi mang nét già cỗi, đậm chất phong trần, sương gió.
Nhựa tùng có hương thơm mang vị hăng hăng khá đặc trưng. Cành cây khi còn nhỏ rất dẻo nên dễ uốn, dễ tạo dáng, tuy nhiên thân cây có lõi màu đen rất cứng nên khi muốn uốn cây nghệ thuật thì khá khó.
Cây tùng cối có sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, thích ứng nhanh với mọi điều kiện thời tiết nên rất được yêu thích trong trang trí.
Tùng cối trồng sân vườn ngoại thất, biệt thự, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, khách sạn… dù đứng riêng lẻ hay trồng thành dãy vẫn rất nổi bật bằng một phong thái ung dung, đường bệ với sắc xanh tràn đầy nhựa sống và nét sang trọng khó tả.
Những cây tùng cối dù chỉ đứng trên thảm cỏ hay phối tạo tiểu cảnh thì vẫn mang nét đẳng cấp của mình, một vẻ đẹp gọn gàng, nhưng khí thế.
10. Cây Tùng Đen
Cây tùng đen có tên khoa học là Diospyros vaccinioides Lindl, phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Malaysia. Tại Quảng Ninh, cây được tìm thấy ở khu vực vùng đồi núi ven biển, đảo đá như: Cồn Trụi, Ba Mùn, Cái Lim (Vân Đồn). Đây là loại cây quý, có giá trị kinh tế cao, được sử dụng như cây phong thủy, cây cảnh sân vườn. Cây cũng có giá trị dược lý khi được sử dụng làm thuốc bổ ngâm rượu, thuốc chữa bệnh huyết áp, gan, thận…
Cây tùng đen còn gọi là hắc tùng có xuất xứ từ Trung Quốc. Thân cây cứng cỏi, tối màu và phát triển rất chậm. Theo quan niệm về phong thủy, cây còn có công hiệu trừ tà, khử độc nên được ưu ái trong lĩnh vực nội thất cao cấp. Cây phát triển chậm và không dễ trồng nên khá khan hiếm tại Việt Nam.
11. Cây sa tùng (Kim Sa Tùng)
Sa tùng hay cây kim sa tùng với tên gọi Feoniella Lucida được trồng nhiều tại các nước châu Á. Thuộc loài thân gỗ lớn có thế đẹp và cái tên mang ý nghĩa phong thủy tốt nên cây sa tùng được dùng làm cây cảnh và bonsai tại nhà.
Với khả năng sinh tồn tuyệt vời của mình, cây Kim Sa Tùng đại diện cho khả năng chống lại mọi khó khăn để sinh trưởng và phát triển. Chính vì điều này mà cây Sa Tùng mang đến ý nghĩa về sự thuận lợi, hanh thông trên con đường sự nghiệp.
Điều này lý giải cho việc tại sao mà rất nhiều người lại chọn cây Kim Sa Tùng để trồng trong nhà, công ty và văn phòng đến như vậy. Cây Kim Sa Tùng là loài cây ưa nắng nên chắc chắn là trồng cây cảnh trong nhà sẽ không phù hợp. Những vị trí trồng cây tốt nhất là ngay tại sân nhà hoặc sân vườn, cổng hoặc có thể trồng ở ban công.
12. Cây Tùng Búp
Cây Tùng Búp được biết đến với tên khoa học Juniperus chinensis. Cây có nguồn gốc từ các vùng núi cao tại bắc châu Á. Là cây thân gỗ thẳng, tùng búp cao từ 10 – 20m. Lá tùng búp có màu xanh, phần ngọn màu xanh mốc, thân cây đỏ, thô và cứng. Cây có khả năng thích nghi và phát triển tốt nên được trồng làm ngoại thất, các công trình công cộng và biệt thự, khuôn viên nhà máy,…
Cây tùng búp là một trong những loại cây cảnh lá kim đẹp tại việt Nam. Cây có sức sống khỏe dễ thích nghi với nhiều vùng khí hậu khác nhau, tuy nhiên cây sinh trưởng với tốc độ khá chậm. Cây tùng búp thường được trồng làm bonsai và trồng công trình để tạo cảnh quan đô thị đẹp . Đặc biệt là trong dịp giáng sinh, cây tùng búp được dùng làm cây trang trí noel khá được ưa chuộng.
13. Cây Tùng Xương Cá
Có hình dáng độc đáo, chúng được yêu thích bởi vẻ đẹp mạnh mẽ, ấn tượng cùng ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Đây là loài cây để bàn phù hợp trang trí tất cả các không gian nội thất dù theo phong cách cổ điển hay hiện đại. Chúng đem lại cảm giác thoải mái cho gia chủ, giúp không gian thêm xanh và gần gũi hơn với thiên nhiên.
Tùng Xương Cá thể hiện được tính cách người trồng ưa thích sự mạnh mẽ, luôn ngay thẳng, kiên cường trước khó khăn thử thách trong cuộc sống. Chính vì ý nghĩa này, cây hợp những người mang mệnh Hoả – là những người có tính cách sôi nổi và rất chủ động trong mọi chuyện. Dù cây không phải màu đỏ đặc trưng cho người mệnh Hỏa nhưng cây có màu xanh thuộc Mộc, mà trong ngũ hành Mộc thì sinh Hoả
Không những vậy, Tùng Xương cá còn là một món quà ý nghĩa mà bạn có thể tặng cho những người thân yêu vào các dịp đặc biệt như sinh nhật, hội họp hay ngày lễ quan trọng. Bên cạnh đó, cây còn có khả năng đặc biệt là xua đuổi muỗi, vì vậy khi có một cây Tùng Xương Cá trong nhà, bạn có yên tâm khỏi nỗi lo mang tên “sốt xuất huyết” nhé.
14. Cây Tùng Kim Cương
Quan niệm xưa cho rằng, cây Tùng Kim cương là loại cây quý, có thể sống tới năm trăm tuổi, mang trong mình thứ linh khí mạnh mẽ, thế nên người trồng cũng phải là những gia chủ quý tộc, có như vậy mới làm cây phát huy được thế mạnh, đem tới vinh hoa phú quý và sự thịnh vượng cùng may mắn cho người trồng.
Cây Tùng Kim cương có linh khí và tác dụng lọc không khí rất tốt, nó góp phần xua tan mọi loại khí xấu, rủi ro, cản gió độc, trừ tà ma yêu quái, đem lại bình yên cho gia chủ, vậy nên hay được để ở những nơi nhiều người qua lại như sảnh, hành lang, phòng khách.
Cây Tùng này đặc biệt hợp với những người mang mệnh Thủy, tuy nhiên cũng không đặc biệt xung khắc với các mệnh khác trong ngũ hành. Nếu bạn mang mệnh Thủy, cây có ý nghĩa giúp bạn có một sự nghiệp vững bền, một cuộc sống trường thọ và yên vui đúng như ý muốn.
Vạn niên tùng kim cương là một loài cây có rất nhiều ý nghĩa to lớn, vậy nên rất thích hợp để đem làm quà tặng cho gia đình, người thân hay bạn bè.
15. Cây Tùng Liễu
Đây là một loại cây khá đặc biệt. Lá của chúng dài hình lá kim nhưng lại rủ xuống gần giống như lá liễu khá độc đáo. Chính vì vẻ đẹp của chúng mà tùng liễu thường được trồng ở gần hồ nước tỏa bóng khá đẹp.
16. Cây Bạch Tùng Đầu
Hay còn gọi với tên gọi cây thông nàng. Loại tùng này có dáng nhỏ nhắn hơn các loại tùng khác và có nhược điểm là lá khô hơn nên vẻ đẹp của chúng không dược như các loại tùng khác.
17. Cây Tùng Đuôi Chồn
Đây là loại tùng khá đẹp được nhiều người trồng trong nhà. Chúng thường được phân chia ra làm loại 2 lá, 3 lá và 5 lá. Trong số những loại này thì loại 5 lá là quý hơn cả.
18. Cây Tùng Tuyết Mai
Cây Tùng Tuyết Mai có 3 màu chính là hồng phấn, tím và vàng. Tuy nhiên tại nước ta thường chỉ thấy tùng tuyết mai màu hồng phấn. Đường kính hoa dao động từ 0,7cm đến 2cm. Các hoa nhỏ có hình chuông và hình sao. Loại cây quý này có nguồn gốc từ châu Úc.
Điểm nổi bật ở đây là những bông hoa có nhiều màu sắc đẹp kiểu dịu dàng. Bạn dễ dàng nhìn ngắm vẻ đẹp đó khi chúng nở, những cánh hoa có màu hồng phấn, màu vàng, màu tím.
Kích thước của mỗi bông hoa từ 0,7 – 2cm và nhiều hình thù rất đặc biệt như hình chuông và hình sao. Lá kim nhỏ màu xanh đậm mọc xung quanh thân và mọc bên cạnh những bông hoa đây cũng là một điểm nhấn của tùng tuyết mai.
Điều làm thu hút những người chơi cây cảnh chính là mùi hương thơm dịu dàng lan tỏa, lá cây mọc riêng biệt mà rất nhiều người chứng kiến và chia sẻ lại. Họ nói rằng bạn sẽ cảm thấy rất sảng khoái từ từ khi ngửi bông hoa tùng tuyết mai, cảm nhận mùi thơm ngọt ngào, quyến rũ giúp tinh thần của bạn trở nên minh mẫn và tỉnh táo hơn.
Tùng tuyết mai phát triển tốt trong điều kiện thời tiết se lạnh. Được ví như là nàng thơ xứ lạnh, đây là một trong những giống cây hiếm có và đẹp toàn phần từ dáng cây, lá cây, hoa và hương thơm dịu dàng.
Tại miền Bắc nước ta cây nở hoa rải rác từ tháng 2 đến tháng 5. Như đã nói ở trên, những người sành chơi hoa thường tìm mua loại hoa này về để chơi Tết nguyên đán. Cây cho hương thơm ngọt ngào quyên rũ tỏa ra từ là và hoa. Đây là đặc điểm hiếm thấy ở các giống cây hoa cảnh khác.
Trồng cây tùng tuyết mai rất phù hợp cho trang trí. Ngoài ra, nhiều người tin rằng chưng loại cây này trong nhà thì ý nghĩa cây tuyết tùng mai là rước lộc vào nhà, lộc sinh sôi nảy nở, đem đến sự phồn vinh, thịnh vượng cho gia chủ.
Vẻ đẹp của bông hoa làm tôn lên sự sang trọng, nét quý phái của gia đình. Tùng tuyết mai được dùng trang trí trong phòng khách thể hiện sự trang nhã, phú quý giúp căn phòng đẹp và sang trọng hơn.
Cách trồng cây tùng đúng tiêu chuẩn
Cây Tùng là cây dễ sống, cần ít sự chăm sóc. Các loại tùng bồng lai, tùng la hán, tùng thơm, tùng bách cũng có cách trồng và chăm sóc tương tự. Để cây phát triển tốt nhất thì khi trồng và chăm sóc bạn lưu ý một vài điều dưới đây.
- Chuẩn bị đất trồng tơi xốp, thích hợp trồng với kiểu cây bonsai thì bạn nên dùng xỉ than đập vụn sau đó trộn với đất vi sinh và đất thịt và chút phân NPK sau đó trộn tơi rồi cho vào chậu.
- Khi đánh cây ngoài tự nhiên về trồng ở chậu thì chọn loại cây to bằng cổ tay trở xuống để dễ tạo kiểu, uốn nắn. Khi đánh cây ta đánh vòng hình bầu tránh làm đứt quá nhiều rễ, đặt vào chậu sau đó vun đất vồng lên rồi tưới nước ngập gốc. Để thoát hết nước sau đó cho vào chỗ mát. 1,2 ngày tưới phun sương một lần.
Cách chăm sóc các loại cây tùng
– Đất trồng: Đất trồng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây, chọn lựa đất phù hợp sẽ giúp cây phát triển tốt. Chọn các loại đất tơi xốp thoát nước nhanh. Sử dụng xơ dừa hoặc xỉ than trộn lẫn với đất để tăng độ tơi xốp.
– Nước: Là cây ưa ẩm nhưng không nên tưới quá nhiều nước, bạn chỉ nên tưới phun sương 2,3 ngày một lần. Tưới ẩm gốc và phun lên phần lá là được.
Dưới đây là bài viết mà Xanh Bonsai đã cung cấp tất cả các thông tin hữu ích về loại cây tùng này. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo các bài viết khác tại chúng tôi nhé!
Các câu hỏi thương gặp
Cây Tùng hợp với mệnh gì nhất?
Cây tùng có ý nghĩa tốt đẹp, hợp phong thủy với hầu hết với tất cả mọi người mà không ai phải kiêng kỵ. Trong 12 con giáp và ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ thì tất cả đều có thể trồng được cây này…
>> Xem thêm: Các loại cây tùng phổ biến tại Việt Nam
Cây tùng hợp tuổi gì nhất?
Người tuổi Thân tức tuổi Khỉ.