Cây Tùng La Hán
Bán cây tùng cối hay tùng lá kim Nhà vườn Hula Trees Bán cây tùng cối hay tùng lá kim Nhà vườn Hula Trees Cây Tùng la hán từ lâu đã là một loại cây đặc biệt được giới sành chơi cây cảnh ưa chuộng. Vậy tùng la hán là loại cây như thế nào,…
Cây Tùng la hán từ lâu đã là một loại cây đặc biệt được giới sành chơi cây cảnh ưa chuộng. Vậy tùng la hán là loại cây như thế nào, cách trồng ra sao và nó có ý nghĩa gì mà dân chơi cây lại “si mê”, thích thú đến vậy? Hãy cùng Nhà vườn Ngọc Lâm tìm hiểu ngay nhé!
Thông tin cơ bản về Cây Tùng La Hán
Bởi cái vẻ đẹp mĩ miều, sang trọng cùng với ý nghĩa phong thủy sâu sắc mà tùng la hán được rất nhiều người chơi cây lựa chọn mang về trồng.
#1. Nguồn gốc xuất xứ cây Tùng La Hán
Được biết, tùng la hán hay còn gọi là vạn niên tùng có tên khoa học là Podocarpus macrophyllus. Cây có xuất xứ tại Nhật và Trung Quốc sau được trồng rộng rãi tại các khu vực như Nam Á và Ấn Độ. Tại Việt Nam, ngày xưa, tùng la hán đẹp chỉ có ở các gia đình giàu sang, quyền quý và giá thì cực kì đắt đỏ. Ngày nay, công nghệ nhân giống phát triển, Cây được trồng rộng rãi và giá thành cũng rẻ hơn trước.
#2. Đặc điểm cây Tùng La Hán
Tùng la hán thuộc họ thân gỗ, cành có nhiều nhánh mọc ngang hoặc rủ xuống, tuổi thọ lên tới vài trăm năm. Nếu để cây mọc và phát triển tự nhiên thì có thể cao đến 10m. Lá của tùng la hán màu xanh bóng, có hình dáng dài, giải và hẹp. Nó thuộc dạng lá kim, nhọn ở đỉnh còn ở gốc có cuống ngắn.
Nhiều người thắc mắc tùng la hán có hoa không? Câu trả lời là có. Hoa của cây có kích thước lớn, màu trắng ngà, dưới có hình dạng vảy. Thời gian hoa nở là tầm tháng 5. Quả la hán hình cầu, giống với tượng La Hán. Chính vì thế mà cây có tên gọi là tùng la hán.
Điểm đặc biệt đó chính là loại cây này sống trên núi cao, nơi đất đai khô cằn và giống như xương rồng, cây có một sức sống mãnh liệt. Cây có thể chịu được khí hậu khắc nghiệt hoặc bão táp. Càng về già cây càng trở nên oai phong hơn. Cây rất dễ trồng dễ chăm.
#3. Tính ứng dụng của cây Tùng La Hán
Tính ứng dụng dụng của tùng la hán rất đa dạng.
+ Thứ nhất, chúng ta có thể dùng tùng la hán như là một cây xanh làm đẹp cho các đô thị. Vì có kích thước lớn nên tùng la hán hay được trồng ở những tuyến phố, tuyến đường lớn. Nó tạo nên sự sang trong, mang nét cổ kính trầm mặc cho khu phố.
+ Thứ hai, tùng la hán có thể tạo dáng cây bonsai. Lúc này, cây chỉ cao khoảng 1m-2m. Dù thuộc họ thân gỗ nhưng các cành của cây khá mềm nên dễ uốn nắn thành những kiểu bonsai đẹp mắt và độc lạ.
+ Thứ 3, tùng la hán còn được chọn làm cây cảnh trong các đình, chùa. Tại Nhật, ta thấy cây được trồng ở rất nhiều đình chùa bởi nó mang ý nghĩa tâm linh. Trồng tùng la hán tại những nơi linh thiêng như vậy đem lại cảm giác trang trọng, uy nghiêm và phần nào thể hiện được sự vị tha.
Cây Tùng La Hán có ý nghĩa gì?
Trong bộ tứ bốn cây bao gồm tùng – cúc – trúc – mai, tùng là một loại cây mang nhiều phẩm chất và ý nghĩa tốt đẹp. Tùng la hán là cây thuộc họ tùng, chính vì vậy, nó cũng mang trong mình những ý nghĩa tốt đẹp của loại cây này.
Với đặc điểm tuổi thọ cao có thể lên tới hàng trăm năm, sức sống dẻo dai mãnh liệt, vì vậy, việc trồng tùng la hán sẽ mang lại cho gia chủ sự trường thọ, an yên mãi về sau. Không khó để ta có thể thấy người chơi lựa chọn trồng tùng la hán thay cho cây đa, cây đề trồng trước sân nhà với mong muốn sống trường thọ và bình an. Vì đặc tính này của của cây mà người ta thường mua cây làm quà tặng mừng thọ người lớn tuổi trong gia đình.
Tùng la hán còn giúp xua đuổi tà khí, trừ tà ma, hút gió độc. Lúc này, tùng la hán như một lá bùa hộ mệnh bảo vệ gia chủ khỏi những điều xấu, mang tới bình an, sức khỏe, may mắn.
Về mệnh, tùng la hán dáng trực nói riêng và các loại dáng khác nói chung thích hợp với người mệnh kim và mệnh thủy bởi thủy sinh kim. Những người mệnh này mua tùng la hán đẹp về trồng sẽ thu hút, mang lại may mắn, tài lộc.
Người xưa có câu: “Quân tử như tùng” – bởi cây có những “phẩm chất” cao cả giống như bậc chính nhân quân tử ngày xưa. Phải công nhận một điều rằng ít có loài cây nào có dáng vẻ uy nghi, hiên ngang và cao cả như tùng.
Đặc biệt là tùng la hán dáng trực. Thế cây thẳng, cứng cáp, tạo nên vẻ cao sang, mĩ miều nhưng không kém phần trang nhã, uy nghi, gia tăng sự vững chãi cho gia chủ.
Hình ảnh cây Tùng La Hán
Cách trồng cây Tùng Lá Hán hiệu quả
Như chúng ta đã biết, tùng la hán là loại cây dễ trồng, chịu được cả những khi thời tiết khắc nghiệt nhất. Nhưng câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể trồng được tùng la hán đẹp, sinh trưởng tốt, thế độc lạ? Nếu vậy hãy tiếp tục cùng chúng tôi khám phá phần tiếp theo đây. Chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
#1. Điều kiện nhiệt độ trồng cây Tùng La Hán
Vì là cây thân gỗ nên tùng la hán có khả năng chịu hạn tốt, nhiệt độ lí tưởng khoảng 18-25 độ C. Nhưng cây không ưa lạnh chính vì vậy, vào mùa đông, tùng la hán rất cằn cỗi.
Cây thích nghi được với mọi môi trường ánh sáng kể cả trong nhà hay ngoài trời. Dù là nhiều ánh nắng hay bóng râm thì tùng la hán dáng trực nói riêng và các loại khác nói chung đều có thể sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, bạn cũng tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với cái nắng gắt mùa hè.
#2. Cách lựa chọn cây Tùng La Hán
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng tùng la hán để trang trí cho không gian gia đình nhưng lại chưa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn cây thì nhà vườn Ngọc Lâm sẽ giúp bạn tổng hợp những thế cây đẹp và phổ biến nhất hiện nay.
*** Thế trực: với thế này, thân cây thẳng, uy nghiêm, bề thế và đầy khí phách. Tùng la hán dáng trực toát lên một vẻ gì đó mang chút ngạo mạn, ngông cuồng đôi khi là sự hiên ngang mà người trồng, người chơi muốn thể hiện. Dáng trực là một trong những lựa chọn hàng đầu mà người chơi tùng la hán hướng tới.
*** Thế thác đổ: ta có thể thấy được sự độc đáo, uyển chuyển, mềm mại với loại thế này. Dáng cây hơi ngả xuống, ngọn cây được uốn cong rồi vươn lên. Nhìn tổng thể, cây giống như bị gió thổi lả xuống nước, tạo nên những bậc giống như thác đổ. Dáng này được rất nhiều người chơi ưa thích đặc biệt là những người yêu cây cảnh nghệ thuật.
*** Thế vũ trụ: thế này sau khi hoàn thành trông rất đẹp mắt. Để có thể tạo được thế vũ trụ yêu cầu cây phải có tuổi thọ lâu năm, thân to, chắc khỏe và phải có độ sần sùi. Cây được uốn theo hình chiếc quạt và được tỉa lúp búp. Phần ngọn được uốn theo hình nón, không vươn quá cao. Thế vũ trụ này tượng trưng cho sự trường tồn, sum suê.
*** Thế phượng vũ: với thế này, chúng ta có thể hình dung ra hình ảnh chim phượng đang cất cánh múa. Bên dưới gốc có hai rễ nổi giống như hai chân, có tổng tổng cộng năm tán gồm 4 cành và ngọn.
Cành đầu uốn ra đằng sau tạo dáng đuôi chim, hai cành hai bên uốn thành hình cánh chim đang múa. Còn lại, cành phụ sẽ được sử dụng làm bầu. Dáng cây này có tính thẩm mĩ cực kì cao chính vì vậy nó đòi hỏi người trồng phải có tay nghề “cứng”. Thế này biểu tượng cho sự tươi vui, lạc quan, yêu đời.
*** Thế ngũ phúc: theo đúng như tên gọi thì thế này sẽ gồm bốn cành và một ngọn (ngũ). Tất cả các cành uốn bằng nhau theo lối chi tứ diện. Cây thường là loại cao to với mong muốn có được thật nhiều may mắn, giàu sang, và sống thọ.
#3. Đất trồng cây Tùng La Hán
Tùng la hán phù hợp với nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất vẫn là đất thịt. Khi trồng trong loại đất này, lúc chúng ta bưng cây ra thì sẽ không bị vỡ bầu. Về mặt thành phần, chúng ta có thể chọn đất có chứa mụn dừa hoặc là trấu đều được.
Khi chăm sóc tùng la hán giống còn trong bầu, ta nên trộn thêm phân hữu cơ đã mục nhưng với tỉ lệ hợp lí như sau: 30% trấu, 20-30% phân hữu cơ, 40-50% là xơ dừa.
#4. Kỹ thuật trồng cây Tùng La Hán
Về kĩ thuật trồng, cũng giống như các loại cây khác, ta có thể tiến hành gieo hạt, chiết hoặc giâm cành với tùng la hán.
Với phương pháp giâm cành: đây là một phương pháp thuận lợi cho việc chăm sóc cây. Cành giâm phải đạt tiêu chuẩn dài từ 15-20cm, ươm trong bóng râm từ 30-45 ngày rồi mới có thể đưa ra ánh nắng nắng được. Khi cây lớn, tầm 80cm, ta có thể mang trồng xuống đất.
Với phương pháp gieo hạt: khi quả đã chín đỏ tức khi đó hạt đã già, bạn hãy lấy tất cả số hạt gieo vào trong một khay khay đất mịn. Gieo hạt trong trong điều kiện bóng râm và phải giữ đất luôn ẩm. Khoảng 1-2 tháng sau, cây con bắt đầu hình thành và phát triển. Khi cây phát triển cứng cáp, chắc khỏe thì bạn hãy mang ra trồng bên ngoài. Thời điểm thích hợp nhất để bạn gieo hạt tùng la hán đó là vào mùa xuân.
Cách chăm sóc Cây Tùng La Hán
Tuy mang trong mình sức sống mạnh mẽ nhưng bạn cũng nên lưu ý một vài điểm dưới đây để có thể cho ra một cây tùng la hán đẹp.
#1. Tưới tiêu – phân bón cho cây
Về tưới tiêu, tùng la hán không ưa ẩm. Chúng ta chỉ nên tưới một lượng nước phù hợp, không để đất đất quá khô hay là bị úng nước. Nếu trồng trong nhà gia chủ có thể tưới một lần một tuần, tưới lượng nước sao cho phù hợp với kích thước cây. Bạn chỉ nên tưới cho ẩm đất tránh tưới nhiều quá có thể gây chết cây.
Ngoài ra, người chơi có thể sử dụng bình xịt xịt lên lá để làm sạch đồng thời giúp cho cây tăng khả năng quang hợp.
Về phân bón, tùng la hán dáng trực là loại cây mọc tự nhiên. Chính vì vậy, nó không đòi hỏi quá cao về phân bón. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý tới dinh dưỡng cho cây bằng cách mỗi năm bón thêm phân kali để thân chắc khỏe và lá xanh hơn.
#2. Phòng bệnh của cây Tùng La Hán
Khi trồng tùng la hán, chúng ta cần chú ý những loại sâu bệnh như sau: rầy mềm và sâu vẽ bùa. Thời điểm chúng phát triển và tấn công mạnh nhất chính là khi cây ra đọt non. Cách tốt nhất để bạn phòng ngừa đó chính là phải ngắt hết lá khi có hiện tượng đã úa, bị sâu ăn hay héo.
Sau khi ngắt bỏ, bạn nên phun thuốc đặc trị theo hướng dẫn.
Cách uốn Cây Tùng La Hán
Để có thể tạo một thế tùng la hán đẹp, các bạn cần lưu ý những điều dưới đây.
#1. Cắt tỉa cây Tùng La Hán
Trước hết, bạn nên ngắt bỏ những đọt lá nhỏ ở thân cành khi chúng bắt đầu xuất hiện. Bạn nên ngắt bỏ cả những lá già hay những cành thứ chúi xuống đất làm sao để tạo sự thoáng đãng cho cây, chỉ giữ lại những cành chắc khỏe.
#2. Bấm ngọn cho cây Tùng La Hán
Trước khi bấm cành, người chơi nên loại bỏ những đọt non phát triển mạnh, bấm sao cho tới vùng biên của lá. Lưu ý, nếu cây không ra đọt non tức là cây đang rất yếu. Nếu tùng la hán phát triển không tốt mà bạn lại cắt, uốn thì cây sẽ ngày càng yếu đi.
#3. Uốn cây Tùng La Hán
Sau khi bấm tỉa gọn gàng, người trồng tiến hành buộc dây hay nói cách khác là bắt đầu uốn cây, tạo thế. Cỡ dây thông thường mà người chuyên trồng tùng la hán sử dụng là 1,5mm buộc khắp các chi thứ của cành.
Một điểm đặc biệt đó chính là lá tùng la hán phải ngửa lên trời hứng sương và ánh nắng mới có thể sinh trưởng tốt được. Chính vì thế, người trồng nên uốn nắn sao cho tất cả lá cây đều hướng lên trời có vậy cây mới phát triển tốt được.
#4. Các dáng cây tùng la hán đẹp
Câu hỏi được rất nhiều người mới chơi đặt ra đó chính là: Tùng la hán có mấy loại? Dưới đây, nhà vườn Ngọc Lâm sẽ cung cấp cho bạn đọc những thế tùng la hán được nhiều người say mê và chuộng nhất, phổ biến nhất.
- Dáng trực
- Dáng vũ trụ
- Dáng thác đổ
- Dáng ngũ phúc
- Dáng phượng vũ
Mua cây Tùng La Hán ở đâu rẻ nhất?
Vậy ở đâu bán tùng la hán? Tùng la hán giống ở đâu chất lượng nhất? Và mua tùng la hán ở đâu rẻ nhất? Tất cả câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Tùng la hán là một loại cây hiện đang được người chơi “săn lùng” không chỉ bởi là cây bóng mát với vẻ đẹp làm say đắm lòng người mà còn bởi ý nghĩa phong thủy sâu sắc ẩn sâu trong nó.
Nhà vườn Ngọc Lâm tự hào là nhà vườn cung cấp, phân phối cây tùng chất lượng tại nước ta. Tại đây có rất nhiều mẫu mã, nhiều loại cùng với sự đa dạng về kích thước giúp cho khách hàng thoải mái lựa chọn.
Đến với chúng tôi, bạn sẽ mua được những cây tùng đẹp, giống tốt, chắc khoẻ và đã được chọn lọc kĩ càng, không sâu bệnh. Đặc biệt giá cả phải chăng vui lòng khách đến vừa lòng khách đi.
Một số cây cảnh đẹp để ở không gian sân vườn:
Mong rằng, bài chia sẻ trên từ nhà vườn Ngọc Lâm phần nào cung cấp được cho người chơi những thông tin hữu ích xoay xung quanh cây tùng la hán. Còn chần chờ gì mà không mua ngay một cây về hoặc bạn có thể thử “tay nghề” của mình để có thể tạo nên một thế tùng la hán độc đáo theo mong muốn nhé!