cây tùng tháp

Cây Tùng Thơm: Ý nghĩa phong thuỷ, hợp tuổi nào, mệnh nào, cách chăm sóc Cây Tùng Thơm: Ý nghĩa phong thuỷ, hợp tuổi nào, mệnh nào, cách chăm sóc cây tùng tháp Giá tốt so với thị trường Giao hàng toàn quốc (phí theo đơn hàng) Bảo hành uy tín Cây đẹp tuyển chọn,…

Cây Tùng Thơm: Ý nghĩa phong thuỷ, hợp tuổi nào, mệnh nào, cách chăm sóc
Cây Tùng Thơm: Ý nghĩa phong thuỷ, hợp tuổi nào, mệnh nào, cách chăm sóc

cây tùng tháp

  • Giá tốt so với thị trường
  • Giao hàng toàn quốc (phí theo đơn hàng)
  • Bảo hành uy tín
  • Cây đẹp tuyển chọn, dễ sống
  • Tặng kèm thuốc kích rễ
  • Tư vấn miễn phí và chăm sóc
  • Lỗi 1 đổi 1 nếu cây không đúng quy cách

Có hình dáng như những chiếc tháp, cây có giá trị về mặt thẩm mỹ cao. Đặc biệt, chúng mang đến chút dư vị của mùa đông và những đất nước có thời tiết lạnh giá qua hình dáng chiếc lá kim và dáng cây đẹp như loại cây thông. Người ta gọi đó là cây tùng tháp.

Hình: Cây tùng tháp công trình

1. Thông tin và nguồn gốc cây tùng búp.

1.1 Tên gọi.

Tên thường gọi: Cây Tùng Tháp, tùng lá kim, Bút tùng, thông tùng. Tên gọi như trên xuất phát từ hình dáng của cây.

Tên khoa học: Sabina chinensis

Cây Tùng tháp (bút tùng) là loài tùng được người Việt đặt tên theo hình thái vòm tán (vòm tán trông giống như ngòi bút lông), nó còn được gọi là Tùng xà, Ngọc tùng.

Hình: Cây tùng tháp công trình

1.2 Nguồn gốc và phân bố cây tùng tháp.

Xuất xứ: Cây được cho là có nguồn gốc từ các nước châu á, bắc âu (Nga, Nhật, Trung Quốc). Sau đó cây được các lái buôn mang vào Việt Nam từ thế kỉ thứ 18, ban đầu để trồng cho những điền chủ người châu Âu, sau đó được nhân rộng ra trồng ở nhiều nơi.

Phân bố: Cây được trồng ở nhiều nơi, từ thành thị tới nông thôn, từ Nam ra Bắc, từ miền núi tới đồng bằng. Cây được người dân ứng dụng với nhiều cách khác nhau.

Hình: Cây tùng tại vườn

2. Ứng dụng của cây tùng tháp/ tùng búp.

2.1 Cây tùng tháp được trồng ở đâu?

– Trồng tại công trình đô thị như: Đường đi, dải phân cách, lối đi, trồng tạo thành bức tường rào xanh…Với khả năng sinh sống với các điều kiểu thời tiết khắc nghiệp, cùng với đó là tán cây xanh quanh năm nên được ứng dụng nhiều cho công trình.

Hình: Cây tùng tháp trồng cảnh quan nhà máy

Hình: Trồng cây tùng ở dải phân cách

– Trồng tạo cảnh quan cơ quan, khách sạn, nhà hàng: Các cơ quan là nơi có nhiều người qua lại, cũng là nơi cần sự yên tĩnh và uy nghiêm. Với lá nhỏ, tán nhỏ, các cây tùng tháp tạo nên sự yên tĩnh tuyệt đối đi kèm đó là dáng vẻ uy nghiêm. Quý vị có thể dễ dàng thấy cây tùng tháp ở nhiều cơ quan công sở hiện nay. Cây tùng tháp lớn sẽ có khối chóp trụ lớn là một khối dễ để đặt cho thiết kế. Ở nhiều cơ quan, công ty. Phía trước hay hay bên lối đi vào người ta có thể trồng 1 hàng tùng với chiều cao đều tăm tắp nhìn từ xa như một đội lễ tân được xếp ngay ngắn.

Hình: Trồng cây tùng Lối vào khách sạn

Hình: cây tùng trồng khuôn viên trường Đại Học

– Trồng ở những công trình Tâm Linh: các ngôi chùa lớn, các Đền, Đài tưởng niệm. Những cây tùng với hình tháp luôn được ưa thích cho những công trình mang hơi hướng tâm linh. Bên cạnh đó sức sống mạnh mẽ của nó cũng được hòa chung với khí thế hào hùng ở những công trình này.

2.2 Ý nghĩa của trồng cây tùng.

– Ý nghĩa cảnh quan: Cây tùng tháp sẽ là loại cây tạo cảnh quanh xanh cho các khuôn viên, các công trình mà nó được sử dụng. Việc có thể chịu nắng và lạnh cực tốt giúp nó sẽ được trồng ở nhiều nơi như: Sapa, Apa Chải, Đỉnh Mẫu Sơn – nơi có những khu du lịch mà khách sẽ đi vào mùa Đông. Bên cạnh đó ở những con đường trải nhựa nắng nóng vào mùa hè cũng có sự xuất hiện đầy tưới mới của cây tùng tháp giúp làm dịu đi cái nóng oi bức. Cây tùng được trồng ở nhà máy xí nghiệp giúp cảnh quan trở lên trong lành, không khí trở nên thoáng đáng hơn.

Hình: Cây tùng tháp trồng cảnh quan

– Ý nghĩa phong thủy: Cây tùng tháp là biểu trưng cho sự mạnh mẽ, uy nghiêm, cho sức sống mạnh mẽ. Cây có những chùm lá nhọn hướng lên nhưng những chiếc giáo mạnh mẽ để bảo vệ cho không gian phía sau, bên cạnh đó cây cũng có hình tháp, hình chóp kiếm mạnh mẽ mang nét uy nghiêm – Nên cây thường được dùng để trồng làm hàng rào ngăn cách, hàng cây ở 2 bên lối đi, làm tường rào tự nhiên chia cắt các khu vực.

Hình: Cây tùng tháp trồng công viên

Hình:Trồng cây Tùng công trình Đài tưởng niệm

3. Đặc điểm hình thái và sinh trưởng của cây tùng tháp.

3.1 Đặc điểm hình thái.

Đã từ xa xưa, xuất phát từ chữ “松属” ( Tùng) của Trung Quốc để chỉ các loài gỗ thông, người Việt Nam chúng ta thường dùng chữ “tùng” để gọi tên cho hàng loạt loại cây hạt trần khiến cho việc tiếp cận một loài tùng cụ thể nào đó gặp khó khăn.

Thân cây: Cây Tùng tháp có dạng thân đứng bụi, lá kim, ở những vùng nguyên sản, cây có thể cao đến 25 m, đường kính thân 60cm; vỏ nâu xám hoặc nâu đỏ, xù xì, nứt dọc thành những đường ngoằn ngoèo. Tuy nhiên, ở Việt Nam do khí hậu nóng nên cây ưu tiên phát triển tán lá hơn là thân, kích thước thân thường cao từ 2m tới 5m, thân cây có đường kính từ 3cm tới 15cm tùy theo tuổi đời của cây.

Hình: Cây tùng tháp lớn cao trên 3m

Tán cây: Chiều cao Trung bình cao 3-4m, đường kính tán khoảng 0,7-0,9m. Là loại cây lá kim, cây có tán lá đẹp và xanh. Cây tùng tháp có nhiều loại độ cao khác nhau: với cây nhỏ có thể cao 1m hay thậm chí là vài chục cm. Với cây lớn có thể cao 5-6m tán xòe rộng từ 2-3m.

Cành lá: Cây có cành nhỏ tròn hay hơi vuông, vỏ màu đỏ nhạt. Lá non hình kim, đầu nhọn, màu xanh mốc, lá già dạng vẩy giữa lưng có tuyến bầu dục, mọc gần đối, xếp dày đặc. Đầu lá ngọn có thể đâm gây hơi đau cho người.

Cành tùng tháp thẳng hoặc hơi cong, mọc chếch hướng đỉnh tạo thành một vòm tán trông giống ngòi bút lông; mang 2 kiểu lá: hình vảy và hình kim ngắn, mọc thẳng góc hình chữ thập hoặc vòng xoắn 3, thưa dần.

Hình: cây tùng tháp lớn

Rễ cây: Cây có rễ chùm, rễ cây có kích thước nhỏ cỡ đũa xe đạp ngày xưa. Rễ cây có màu đen ở lớp vỏ ngoài, bên trong lõi rễ cây có màu trắng. Rễ chùm nên rễ cây không ăn sâu. Rễ cây thường lan rộng từ 1-2m xung quanh gốc cây.

3.2 Đặc điểm sinh trưởng cây tùng tháp

Cây tùng tháp thích ánh sáng toàn phần, thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng cao trong điều kiện đất ẩm,mát và đủ dưỡng chất sẽ giúp cây cây sinh trưởng phát triển rất khỏe.

Cây có thể sống được trên đất kiềm hoặc axit, chịu nhiệt độ cao và chịu được hạn dài ngày, có khả năng chịu úng.

Mùa hè: Là mùa mà cây có sự tăng trưởng mạnh nhất về kích thước. Đối với cây tùng tháp chỉ tới mùa Xuân chúng ta đã thấy cây bắt đầu vườn ngọn cho chu kì phát triển mới. Khi tới mùa hè là thời điểm cây đạt tới kích thước lớn nhất của nó. Khi hết mùa hè cây bắt đầu tiến tới giai đoạn tạo độ cứng vừng cho cành và cho tán cây. Khi đó cây từ màu xanh non mơn mởn chuyển sang màu xanh lá cây đậm hơn.

Mùa Đông: Là thời điểm cây phát triển chậm. Ở những thời điểm này thì việc quang hợp của cây rất hạn chế. Cây gần như co tán lại để vượt qua mùa đông giá lạnh. Lá cây có thể mang sương, nước đá, cả tuyết nhưng vẫn giữ được màu xanh.

Hình: Cây tùng tháp

4. Bảng giá bán cây tùng tháp tham khảo.

H=1.5-2m90.000-200.000
H= 2.5-3m250.000-600.000
H>3m>600.000

Cũng như nhiều loại cây khác, thì đôi khi giá cây cũng sẽ bị thay đổi: theo mùa, theo nguồn cung cấp.

Mua cây tùng tháp ở đâu?

Để nhanh nhất quý vị có thể gọi điện: SĐT: 0919.280.392 (Zalo).

Quý vị cần có những thông tin cơ bản như: Chiều cao cây cần mua, số lượng cây cần mua để có thể trao đổi được nhanh nhất.

5. Cách trồng, chăm sóc và nhân giống cây tùng tháp.

5.1 Cách trồng cây tùng búp tháp.

Bước 1: Chuẩn bị cây.

Đặt mua cây ở những đơn vị cung cấp cây Tùng tháp sớm nhất để có được những cây tùng đều nhau và đẹp. Nên chọn những nhà cung cấp ở vùng bãi bồi sông Hồng: Thái Bình, Nam Định như vậy cây sẽ có bộ rễ đẹp, và khỏe hơn các vùng khác.

Hình: Làm cây tùng tháp tới khách hàng

Bước 2: Chuẩn bị hố trồng.

Sẽ tùy theo kích thước cây và kích thước của bầu cây để chuẩn bị hố trồng cây. Đào hố lớn hơn từ 150%-200% so với kích thước bầu. Làm nhỏ đất để có thể đổ vào gốc cây sau khi cây được trồng. Do cây không kén đất nên có thể chọn nhiều loại đất khác nhau để trồng.

Hình: Trồng cây tùng tháp

Bước 3: Trồng và tưới cây.

– Trồng cây Tùng cho thẳng, vun đất vào gốc cây cho kín gốc cây. Sau đó lấy chân dẫm nhẹ để nèn chặt gốc cây.

– Tưới cây: Đây là việc bắt buộc và hết sức cần thiết để cây có thể sinh trưởng và phát triển ở nơi mới trồng. Việc tưới đều cần duy trì từ 2-3 tháng sau khi cây được trồng mới.

5.2 Cách chăm sóc cây tùng tháp.

Cây tùng tháp là loại cây có sức sống rất khỏe. Cây gần như không có sâu bệnh, hay các bệnh hại. Điều cần thiết làm đó là: Tưới nước đều sau khi trồng xong, tiến hành tưới nước định kì để duy trì độ ẩm cho cây. Bên cạnh đó có thể bón phân hóa học cho cây với tần suất 1 năm 3 lần: Xuân-Hè- Thu.

Hình: Cây tùng tháp tại vườn ươm

6.3 Cách nhân giống cây tùng tháp.

Có thể nhân giống cây tùng tháp bằng 2 phương pháp: chiết cành hoặc giâm cành. Ngày nay người ta sử dụng chủ yếu là phương pháp Chiết cành.

Hình: Cây tùng giống

– Tiến hành Chiết cành cây giống từ cây mẹ. Sau đó bôi thuốc nảy rễ, tiến hành bó bầu để cành có thể ra rễ dễ dàng. Sau thời gian từ 2-3 tháng khi mà rễ cây đã ra nhiều thì tiến hành cắt để ươm cây con.

-Ươm cây con: Mụn dừa và trấu, với tỉ lệ 70% mụn dừa, 30% trấu. Khi dưỡng cây tùng tháp con trong bầu có thể trộn thêm phân hữu cơ đã hoai mục, với tỉ lệ 20 – 30% phân hữu cơ, 30% trấu, 40 – 50% mụn dừa. Sau đó găm cành đã chiết vào bầu đất.

– Cành giâm trong giai đoạn vườn ươm phải đạt được độ cao thêm từ 10-15cm để đảm bảo cho việc sinh trưởng sau này. Nên giữ cành dâm trong bóng râm từ 20-30 ngày, sau đó có thể đưa ra nắng, khi cây cao đã phun rễ, già lộc lên có thể trồng xuống đất.

– Cây tùng tháp phát triển tốt trên nhiều loại đất, nhưng nên trồng trên đất thịt để khi bứng cây không bị rã bầu.

Hình: cây tùng tháp chuyển đi cho khách hàng.

6. Mua cây tùng tháp, tùng búp ở đâu?

Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp cây tùng tháp công trình với số lượng rất lớn hàng năm. Với đa dạng kích thước. Cùng với đó là những cây tùng được cung cấp với chất lượng cao nhất tới tay khách hàng.

Công ty Cây Đô Thị cũng nhận thi công tại công trình.

Liên hệ: 0919280392 (Zalo)

Giá bán cây tùng tháp, tùng búp có đắt không?

Cây tùng tháp là loại cây công trình có giá rẻ. Cây có giá vài chục ngàn tới vài trăm nghìn đồng tùy theo kích cỡ, số lượng của cây.

Hình: Cây tùng tháp tại vườn

7. Một số cây hỏi thường gặp.

  • Giá cây tùng tháp có đắt không? Trả lời: Chỉ những cây cỡ lớn mới có giá đắt còn những cây nhỏ thì giá rất rẻ.
  • Trồng mùa nào thì phù hợp? Trả lời: Có thể trồng quanh năm vẫn đảm bảo sống tốt.

Kết Luận.

Với dáng cây đặc biệt, có giá trị về mặt thẩm mỹ cao, cây tùng tháp là một trong những cây công trình xuất hiện trên các công trình quen thuộc với người Việt Nam.

Xem thêm:

Tác giả: KS. Minh Quân

Bạn đang xem bài viết: cây tùng tháp. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts