Cây Tùng Tháp
Cây Tùng Tháp Hay Còn Gọi Tùng Kim, Tùng Cối | Cây Xanh Nam Thắng Cây Tùng Tháp Hay Còn Gọi Tùng Kim, Tùng Cối | Cây Xanh Nam Thắng Nếu các bạn có dịp đi các vùng Tây Bắc hoặc Đông Bắc của Việt Nam, các bạn sẽ bắt gặp cây Tùng Tháp mọc…
Nếu các bạn có dịp đi các vùng Tây Bắc hoặc Đông Bắc của Việt Nam, các bạn sẽ bắt gặp cây Tùng Tháp mọc ở những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết mà không chết không đổ. Sức chịu đựng khí hậu, mọc ở những nơi khô cằn, đất thiếu dinh dưỡng và sức sống của cây thì rất mãnh liệt, luôn vươn thẳng lên trời.
Tên gọi, nguồn gốc, đặc điểm cây Tùng Tháp
Cây Tùng Tháp còn có các tên gọi khác là cây Duyên Tùng, Tùng Cối, cây Bút Tùng, cây Tùng Kim. Tên khoa học là Sabina chinensis thuộc nhóm cây phong thủy. Có nguồn gốc từ những nước thuộc khu vực Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản).
Đặc điểm hình thái
Cây có nhiều loại độ cao khác nhau khoảng 2-25m, đường kính tán khoảng 0,5-1m. Thân cây Tùng Tháp thẳng, vỏ cây sần sùi màu vàng nâu và có nhiều vết nứt. Lớp vỏ ngoài thân khá dày. Gỗ cây có màu đen và rất cứng. Cành cây lúc nhỏ rất dẻo nên nếu muốn tạo dáng thì cần uốn ngay khi đó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Nhựa cây Tùng Tháp có mùi thơm nồng đặc trưng.
Cây có tán lá đẹp, xanh nếu nhìn bao quát toàn cây sẽ giống như ngọn núi đang di chuyển. Lá cây có 2 hình thái: hình lá vảy và hình lá kim. Dáng cây thu gọn dần lên phía ngọn trông giống ngòi bút lông. Lá cây phát triển thành từng búi lá. Nếu ở vị trí nhiều nắng cây không bung ra lá nhưng ngược lại ở vị trí ít ánh nắng cây sẽ bung ra thành 5 lá nhỏ. Cây Tùng Tháp không có hoa.
Đặc điểm sinh trưởng
Cây thích nghi với điều kiện ánh sáng toàn phần yêu cầu thời gian và cường độ chiếu sáng cao. Cây chịu được hạn dài ngày và nhiệt độ cao nhưng không chịu được ngập úng. Nó có thể sống được ở các loại đất kiềm và đất axit. Bút Tùng rất dễ chăm sóc, không có nhu cầu tưới nước cao và không bị rụng lá. Cũng không cần bón phân thường xuyên. Là loại cây cảnh phù hợp để trồng cây công trình tạo cảnh quan cho không gian xung quanh.
Ý nghĩa cây Tùng Tháp
Ở Việt Nam chúng ta phân biệt giữa cây Bách, cây Tùng, cây Thông nhưng ở Trung Quốc người ta lại gọi tất cả những cây đó là cây Tùng. Cây Tùng mọc ở những mỏm núi chênh vênh, bão tuyết, chịu nhiều sương gió mà không chết không đổ. Cây sống ở những nơi đất khô cằn, thiếu dinh dưỡng, nhưng sức sống lại rất mãnh liệt, luôn vươn thẳng lên trời. Do đó cây Tùng là biểu trưng cho ý chí, nghị lực, đức tính nhẫn lại của con người. Vì thế Tùng Bách được coi là cây của người quân tử. Đó là tự cường mãi không thôi, luôn trau giồi tài đức mạnh mẽ hiên ngang trước nghịch cảnh cuộc đời.
Người xưa xem Tùng là đại diện cho trăm cây với ý nghĩa trường thọ. Ngoài ra nó còn là đại diện của khí tiết (mùa Xuân). Trong quan niệm của người Trung Quốc, Tùng còn có khả năng trừ tà, xua đuổi ma quỷ rất mạnh, mang lại sự bình yên, an lành cho con người. Và trong bức tranh tứ quý phong thủy Tùng- Cúc – Trúc-Mai cây Tùng có ý nghĩa là bậc đại trượng phu.
Ứng dụng
Hiện nay, cây được trồng làm cây cảnh rộng rãi trên thế giới như Bắc Mỹ, châu Âu. Ở Việt Nam, cây cũng được trồng khá phổ biến từ lâu. Nó được trồng trong sân vườn các biệt thự, lăng tẩm, đền đài. Ngoài ra, nó còn được đưa trồng ở các nơi công cộng như công viên, trường học, đài liệt sĩ, khu văn hóa, các dải phân cách đường lộ,… Bút Tùng có thể chọn trồng làm cảnh để tôn tạo cảnh quan sân vườn, cây tạo đường viền hay các cụm xanh. Đồng thời cũng được dùng làm vật liệu làm cây bonsai để tạo ra những mẫu đẹp,có giá trị cao.
Ngoài ý nghĩa phong thủy, nó còn có giá trị sử dụng trong y học. Người ta chiết dịch từ lõi thân cây Tùng để tạo nên nhiều loại dược chất giá trị trong y học như isoquercitrin, quercetin, taxifolin, naringenin, aromadendrin.
Cách trồng và chăm sóc cây Tùng Tháp
Có thể nhân giống bằng 2 phương pháp: chiết cành hoặc giâm cành.
Ươm cây con : Mụn dừa và trấu, với tỉ lệ 70%:30%. Khi dưỡng cây non trong bầu có thể trộn phân hữu cơ đã hoai mục, với tỉ lệ 40 – 50% mụn dừa, 20 – 30% phân hữu cơ, 30% trấu. Cuối cùng găm cành đã chiết vào bầu đất.
Cành giâm phải đạt được độ cao từ 15 – 20 cm để đảm bảo cho việc sinh trưởng sau này. Nên giữ cây Tùng kim trong bóng râm từ 30 – 45 ngày sau đó có thể đưa ra nắng. Khi cây cao từ 80cm trở lên có thể trồng xuống đất. Năm đầu trồng cây nên tưới nước 1 – 2 ngày/lần để duy trì độ ẩm đất, giúp cây phát triển tốt. Lưu ý nên trồng trên đất thịt để khi bứng cây không bị rã bầu.
Nơi bán cây Tùng Tháp?
Theo phong thủy nếu đặt trước nhà cây Tùng Tháp sẽ giúp thanh lọc không khí. Đồng thời tạo một luồng không khí trong lành mát mẻ mang lại khỏe mạnh cho cả gia đình. Bạn muốn biết rõ thông tin chi tiết về cây Tùng Tháp nói riêng và các loại cây công trình khác nói chung thì cách nhanh nhất là hãy liên lạc với hotline: 01683311777. Hoặc bạn có thể để lại thông tin số điện thoại, địa chỉ facebook, email ngay dưới bài viết này. Chúng tôi liên lạc lại với bạn.
Cây Xanh Đô Thị là một trong những đơn vị cung cấp các loại cây công trình nói chung. Chúng tôi luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn với các kích thước cây khác nhau. Giá cây Tùng Tháp có thể thay đổi theo từng thời điểm mùa vụ trồng cây và kích thước cây. Để biết thêm thông tin chi tiết, giá cả hợp lý và dịch vụ hỗ trợ vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH CÂY XANH CÔNG TRÌNH
MST: 0601157679
Hotline: 0985439130
Website: caydothi.com.vn
Email: trongcaydothi@gmail.com
Địa chỉ: Đường S6, xã Điền Xá, Nam Trực, Nam Định