Cây tuyết tùng: Đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc

Báo giá lô cây Tùng La Hán của nhà Dân Báo giá lô cây Tùng La Hán của nhà Dân 1. Cây tuyết tùng là gì? Cây tuyết tùng – thực vật lá kim thuộc họ Thông, chi Thông tuyết, được biết đến với tên khoa học là Cedrus Deodara. Tuyết tùng bắt nguồn từ…

Báo giá lô cây Tùng La Hán của nhà Dân
Báo giá lô cây Tùng La Hán của nhà Dân

1. Cây tuyết tùng là gì?

Cây tuyết tùng – thực vật lá kim thuộc họ Thông, chi Thông tuyết, được biết đến với tên khoa học là Cedrus Deodara. Tuyết tùng bắt nguồn từ phía Tây của dãy Himalaya thuộc khu vực Địa Trung Hải, có nhựa gỗ với mùi hương cay nồng đặc trưng, thường phân bố ở khu vực có độ cao 1500-3200m tại dãy Himalaya và từ 1000-2200m đối với khu vực Địa Trung Hải.

1.1. Đặc điểm cây tuyết tùng

Cây tuyết tùng là loại cây thân gỗ, chiều cao khoảng từ 30-40m, cây có thể cao đến 60m trở lên. Cây mọc thành nhiều nhánh, các nhánh cây rộng và phẳng, lá mọc dày và xếp chồng lên nhau, tạo cảm giác tán cây tỏa rộng to lớn.

  • Lá của tuyết tùng là lá kim, có hình dạng xoắn ốc mở, bề mặt lá có một lớp sáp trắng với nhiệm vụ giữ ẩm cho lá, lớp sáp này càng nhiều thì màu xanh của lá sẽ càng nhạt.

  • Tuyết tùng cũng có thể cho quả, quả của cây có hình dạng thùng với chiều dài trung bình từ 5-10cm, khi chín có màu nâu và tỏa ra mùi khá hăng.

  • Tuy nhiên chỉ những cây mọc trong tự nhiên, phát triển cao to mới có thể cho quả, còn riêng với những cây tuyết tùng trồng trong nhà làm cảnh thì khả năng ra quả thường rất ít.

1.2. Ý nghĩa cây tuyết tùng

Về mặt phong thủy, mọi người thường quan niệm rằng cây tuyết tùng có thể xua đuổi được âm khí, ma quỷ, thanh lọc không khí trong nhà, đuổi những tà khí, thu hút vận may tiền tài tới cho gia chủ. Gỗ của tuyết tùng còn được dùng để làm cửa gỗ cho những ngôi đền hoặc chùa, hoặc được trồng trước cửa đền chùa. Và các vị sư trong chùa cho rằng đây là nơi trú ngụ của thần linh cũng như thông đạo nối thông lên thượng giới.

Ngoài ra, về mặt ý nghĩa sâu xa của loại cây này, thì tuyết tùng còn thể hiện sự tôn trọng, tình yêu thương của mình tới những người thương yêu đã khuất. Chính vì thế, tuyết tùng thường được chọn để đặt bên cạnh mộ phần của những người thân yêu để bày tỏ sự kính trọng và nhớ nhung của mình.

1.3. Công dụng của cây tuyết tùng

Như Cleanipedia đã đề cập ở trên, cây tuyết tùng thường được trồng để làm cảnh. Những cây trồng ngoài vườn, đất trống thì sẽ có độ cao khoảng 3-10m, còn những loại cây chưng trong nhà sẽ có kích thước nhỏ hơn, được trồng trong chậu bonsai với chiều cao khoảng 20-30cm.

Ngoài mặt thẩm mỹ thì tuyết tùng còn hỗ trợ thanh lọc không khí trong nhà, loại bỏ bụi bẩn tạp chất, trả lại không gian sống trong lành sạch sẽ. Hơn nữa, tinh dầu được chiết xuất từ cây tuyết tùng còn có tác dụng trị liệu tinh thần, giảm căng thẳng mệt mỏi, thư thái đầu óc. Bên cạnh đó, tuyết tùng còn được ứng dụng để làm thuốc bôi trị viêm da, nấm da hoặc vảy nến. Thêm một vài công dụng của tinh dầu tuyết tùng có thể kể đến như trị viêm phế quản hay đau nhức xương khớp.

1.4. Các loại cây tuyết tùng hiện nay

Tuy tuyết tùng hiện nay đã khá phổ biến, đặc biệt với những ai ưa thích chơi cây cảnh, thế nhưng tuyết tùng còn bao gồm nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào vị trí địa lý cũng như khí hậu mà hình dạng của chúng cũng sẽ khác nhau đôi chút.

  • Tuyết tùng Atlas: Hay còn được gọi là cây tuyết tùng Atlas xanh. Đúng như cái tên của nó, loại tuyết tùng này thường xuất hiện ở vùng núi Atlas, lá của nó có màu xanh lam và mọc thành từng chùm cùng lớp vỏ cây màu xám nâu.

  • Tuyết tùng Síp: Đây là loại cây đặc trưng của đảo Cyprus thuộc vùng biển Địa Trung Hải. Các cụm lá kim và nhánh cây của chúng ngắn hơn so với các loại tuyết tùng thường thấy.

  • Tuyết tùng Liban: Có nguồn gốc từ Tây Nam Á, trên khắp các vùng của Liban và Syria. Loại tuyết tùng này được xem là biểu tượng văn hóa, đại diện cho nơi đây, thậm chí chúng còn được vinh dự xuất hiện trên lá cờ Lebanon. Những cây tuyết tùng Liban thường có thân cây phát triển cực kỳ lớn và chịu hạn rất tốt.

  • Tuyết tùng Deodar: Hay còn được biết đến với tên gọi tuyết tùng Himalaya, cùng là nơi mà chúng phân bố. Loại tuyết tùng này có dạng hình chóp khi còn nhỏ, càng lớn sẽ càng phẳng dần, cành cây xòe rộng và sà xuống.

  • Tuyết tùng vàng Alaska: Hay cây bách Nootka, có nguồn gốc từ Uppernorthwest của Bắc Mỹ. Những chiếc lá của cây tuyết tùng vàng Alaska thường có vảy và gai.

  • Tuyết tùng Bermuda: Đây là loại cây bách xù đặc hữu của đảo Bermuda. Trước đây, hòn đảo Bermuda được bao phủ phần lớn bởi loại cây này. Nhưng sự khai thác và hủy hoại môi trường tăng cao khiến số lượng của chúng cũng giảm bớt.

  • Hương tuyết tùng: Những cây tuyết tùng này có mùi hương rất đặc trưng và được bày bán tại các cửa hàng làm vườn hữu cơ, đặc biệt là vào mùa đông. Chúng xuất phát từ California và phía Tây Bắc Mỹ, đặc biệt là Tây Bắc Thái Bình Dương, có dạng hình nón và có thể cao đến 152 feet.

  • Tuyết tùng trắng phương Bắc: Còn có tên khoa học là Arborvitae, phát triển tốt nhất trong môi trường có đủ ánh nắng, thích đất ẩm hoặc ẩm ướt.

cây tuyết tùng

2. Cách trồng và chăm sóc cây tuyết tùng

Tuyết tùng có thể được trồng bằng phương pháp giâm cành, sau đó chỉ cần chăm sóc thường xuyên, bón phân và tưới cây đầy đủ, tuyết tùng có thể phát triển khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, có hai yếu tố chính cần lưu ý khi trồng loại cây này:

  • Nhiệt độ: Tuyết tùng là loại cây có thể phát triển tốt ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thế nên trồng cây ngoài vườn hay trong nhà đều được. Nhưng tốt nhất là nên đặt cây ở nơi có đủ ánh nắng và thoáng khí.

  • Đất trồng: Tránh sử dụng đất kiềm vì nó có thể gây trở ngại cho việc sinh trưởng của cây. Thay vào đó, cần ưu tiên chọn lựa đất có nhiều chất dinh dưỡng, thoát nước tốt.

Khi chăm sóc cây tuyết tùng cũng cần phải đúng kỹ thuật:

  • Đặt cây ở nơi có đủ ánh nắng và thoáng khí.

  • Chỉ nên tưới nước từ 2-3 lần mỗi tuần, khi tưới chỉ cần tưới một lượng vừa đủ, không tưới quá nhiều khiến cây ngập úng. Nếu tuyết tùng được trồng trong nhà thì chỉ cần tưới 1 lần/tuần.

  • Không cần bón phân thường xuyên, chỉ cần bón định kỳ, tốt nhất là nên bón trong giai đoạn từ khoảng tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Sử dụng bánh dầu cho cây để cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

3. Các vấn đề thường gặp ở cây tuyết tùng

Tuyết tùng thường rất dễ trồng bởi nó có thể thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thế nhưng chúng cũng dễ thu hút các loại sâu bệnh và côn trùng, chẳng hạn như sâu bướm, bọ ve hay mọt rễ. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất ở những cây bị bệnh đó là lá chuyển nâu hoặc vàng, kén màu trắng hoặc mốc đen, nhựa cây giảm,… Chính vì thế bạn cần có những biện pháp phòng trừ sâu bệnh an toàn và hiệu quả nếu muốn trồng loại cây này.

Trên đây là một số thông tin cơ bản cũng như cách trồng và chăm sóc cây tuyết tùng hiệu quả, hy vọng những điều này sẽ hữu ích với bạn!

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo

Bạn đang xem bài viết: Cây tuyết tùng: Đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts