Cha mẹ cần làm gì khi trẻ hay hoảng sợ

8 Điều Cha Mẹ NHẤT ĐỊNH PHẢI Dạy Con Trai | Trần Quốc Phúc 8 Điều Cha Mẹ NHẤT ĐỊNH PHẢI Dạy Con Trai | Trần Quốc Phúc Từ khoảng 2 tuổi trở lên, trẻ con thường sợ nhiều thứ như bóng đêm, quái vật, tiếng ồn, người lạ, người mặc đồ hình thú/nhân vật…

8 Điều Cha Mẹ NHẤT ĐỊNH PHẢI Dạy Con Trai | Trần Quốc Phúc
8 Điều Cha Mẹ NHẤT ĐỊNH PHẢI Dạy Con Trai | Trần Quốc Phúc

Image alt

Từ khoảng 2 tuổi trở lên, trẻ con thường sợ nhiều thứ như bóng đêm, quái vật, tiếng ồn, người lạ, người mặc đồ hình thú/nhân vật hoạt hình ở các cửa hàng trung tâm thương mại… Lúc này các bậc cha mẹ cần lắng nghe, tìm hiểu lý do và giúp trẻ vượt qua nỗi sợ của mình dù là lớn hay nhỏ.

Nguyên nhân của những nỗi sợ này đến từ việc mỗi ngày trẻ lại được tiếp xúc với những điều mới mẻ, trí tưởng tượng phong phú nhưng vẫn chưa phân biệt được đâu là thật đâu là tưởng tượng.

Hãy quan tâm đến con trẻ thật cẩn thận, khi phát hiện con mình đang sợ hãi điều gì thì cha mẹ không nên phớt lờ, xem thường nỗi sợ của trẻ, ép buộc trẻ đối mặt với nỗi sợ hoặc la mắng trẻ vì nỗi sợ của trẻ quá vô lý. Khi trẻ con đang sợ hãi mà còn bị la mắng sẽ gây nên cảm xúc rất tiêu cực, vừa sợ vừa hoang mang vừa ấm ức, lâu dần sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ, nghiêm trọng hơn sẽ khiến cho trẻ không còn muốn chia sẻ với cha mẹ. Lúc này các bậc cha mẹ cần lắng nghe, tìm hiểu và giúp trẻ vượt qua nỗi sợ của mình dù là lớn hay nhỏ.

1. Giúp trẻ nhìn nhận thẳng thắn vào nỗi sợ

Trẻ con chưa hiểu chuyện và hành xử rất bản năng, nếu con bạn đang hoảng sợ đến khóc to thì việc đầu tiên là nên tìm cách trấn an và dỗ cho bé nín khóc. Ôm bé vào lòng cho bé cảm giác an toàn, được bảo vệ và thay vì nói “có gì sợ đâu”, “làm gì mà sợ”, “nó rất là bình thường con à” hãy cho trẻ biết rằng bạn đang biết rất rõ trẻ đang sợ và đang tìm cách xoa dịu, bảo vệ con trẻ. Cách phản ứng này của cha mẹ giúp trẻ hiểu rằng nỗi sợ là một điều bình thường và chúng ta luôn có cách vượt qua nó.

Lúc này nên cố gắng trấn an để bé nín khóc và sử dụng giọng nói hài hước giữ cho bầu không khí vui vẻ. Hãy giải quyết nỗi sợ hoang đường của con mình theo cách thật sáng tạo như “xử lý” nỗi sợ của ông Kẹ của con trẻ bằng “thuốc xịt ông Kẹ”

>>> Có thể bạn quan tâm: Phải làm gì để trẻ vượt qua được sự nhút nhát

2. Giải thích nỗi sợ của con một cách thẳng thắn

Sau khi lắng nghe con trẻ kể về nỗi sợ của mình thì hãy xoa dịu con rằng ai cũng có thể sợ điều đó chứ không phải một mình con, nhưng chúng ta có cách vượt qua. Cùng phân tích sự tưởng tượng cũng như nỗi ám ảnh của con và kế cho trẻ nghe những câu chuyện về các bạn nhỏ khác cũng có nỗi sợ tương tự, nhưng các bạn ấy đã có cách vượt qua nỗi sợ đó như thế nào.

Trường hợp trẻ sợ một hành động, sự việc gì do chưa hiểu rõ nguyên tắc của vấn đề thì cha mẹ hãy giải thích cho con thật đơn giản và minh họa cho trẻ thấy không có gì phải sợ.

Ví dụ: trẻ sợ bồn cầu vì tiếng dội nước hoặc vì sợ rơi vào đó, cha mẹ hãy giải thích lợi ích và vai trò của bồn cầu, chỉ cho trẻ thấy bồn cầu hoạt động như thế nào và hướng dẫn cho bé sử dụng thử khi có mặt cha mẹ ở đó để con an tâm.

>>> Đừng bỏ lỡ: Ứng xử như thế nào với khủng hoảng tuổi lên ba?

3. Kiên nhẫn với những nỗi sợ nhỏ nhất của con

Trẻ con chưa hoàn thiện khả năng giao tiếp, có thể trẻ chưa thể diễn tả được mình đang sợ điều gì, vì sao lại sợ, chỉ thể hiện nỗi sợ của mình bằng một ít lý lẽ, phản ứng như nép người, chạy trốn, khóc… thì các bậc cha mẹ cần phải kiên nhẫn tìm hiểu, quan sát và ở bên cạnh con mình lúc đó.

Dù bạn có giải thích hoặc cố gắng giúp trẻ đối mặt với nỗi sợ của mình nhưng tuyệt đối đừng ép buộc trẻ đối diện với nỗi sợ khi bé chưa sẵn sàng vì nó sẽ khiến trẻ thêm hoảng sợ hơn.

Với những nỗi sợ hữu hình như sợ con vật gì đó, sợ tiêm chích, thậm chí sợ ăn một món ăn nào đó thì cha mẹ cũng phải hết sức quan tâm và động viên con mình.

Giải pháp lúc này các bậc cha mẹ cần giải thích mỗi ngày, cùng con tập làm quen, tạo cảm giác an toàn cho trẻ khi trẻ tỏ ra sợ hãi. Đôi khi trẻ cần vài tháng hoặc cả năm để vượt qua một nỗi sợ nào đó những cũng có thể trẻ chỉ giảm bớt và nhiều lúc trở thành sự ám ảnh khi con trưởng thành nên bạn phải thật kiên nhẫn cùng con giải quyết vấn đề đó.

>>> Xem thêm:

Bài viết mới nhất

Khi nghịch cảnh trở thành “vaccine” cho cuộc sống

Khi nghịch cảnh trở thành “vaccine” cho cuộc sống

Khả năng cải thiện nghịch cảnh không chỉ đơn thuần là sự bền bỉ hay khả năng hồi phục, mà còn là sự mạnh mẽ. Nếu khả năng hồi phục giúp chúng ta chống lại các cú sốc và trở về trạng thái cũ, thì khả năng cải thiện nghịch cảnh giúp ta trở nên tốt hơn so với trước.

Đừng để tuổi tác trở thành giới hạn của bạn

Đừng để tuổi tác trở thành giới hạn của bạn

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta lại gặp một người dường như không bao giờ già. Họ lúc nào cũng trẻ trung, tràn đầy năng lượng tích cực, không ngừng chinh phục những ước mơ, ngay cả khi đã bước vào độ tuổi trung niên. Hãy cùng học hỏi bí quyết của những người mãi không “già” để tuổi tác không trở thành giới hạn của chúng ta nhé.

“Quản lý” hay “Chuyên viên”, bạn chọn con đường sự nghiệp nào?

“Quản lý” hay “Chuyên viên”, bạn chọn con đường sự nghiệp nào?

Có bao giờ bạn tự hỏi rằng, để thành công thì chúng ta nên trở thành một người đa năng hay một chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể? Đã có nhiều ý kiến được đưa ra, nhưng đâu mới thật sự là câu trả lời đúng…

Tài sản quý nhất của cha mẹ chính là chúng ta

Tài sản quý nhất của cha mẹ chính là chúng ta

Chúng ta có thể dành thời gian cho công việc, cho đam mê, cho cuộc sống riêng và quên rằng quỹ thời gian dành cho cha mẹ mình là điều thật sự cần được ưu tiên: mình càng trưởng thành – cha mẹ càng già đi. Khi tình yêu đủ lớn, bạn sẽ nhận ra rằng…

Sắp xếp bàn làm việc cùng phù thuỷ dọn nhà Marie Kondo

Sắp xếp bàn làm việc cùng phù thuỷ dọn nhà Marie Kondo

Bàn làm việc lộn xộn không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng công việc mà còn làm tâm trạng xấu đi. Hãy cùng Prudential sắp xếp lại bàn làm việc theo cách của “phù thủy dọn nhà” Marie Kondo để thiện mức độ tập trung và hiệu quả công việc của mình…

Giúp con vượt qua những khó khăn đầu đời

Giúp con vượt qua những khó khăn đầu đời

Với mỗi đứa trẻ, cha mẹ chính là những vị “siêu anh hùng” đầu tiên trong đời. Những ngày còn tấm bé, dường như mọi nước mắt được xoa dịu bởi những cái ôm thân yêu trìu mến của mẹ cha; và mỗi lần vấp ngã đều có sẵn tay bàn tay của cha mẹ ở đó để đỡ nâng, an ủi…

Giúp con gọi tên cảm xúc

Giúp con gọi tên cảm xúc

Có nhiều yếu tố tác động đến khả năng giao tiếp của trẻ, một trong những yếu tố đó là việc “gọi đúng tên cảm xúc”. Đây là yếu tố ảnh hưởng một cách trực tiếp đến việc trẻ lựa chọn được hành vi giao tiếp phù hợp, tuy nhiên, trong giáo dục con cái, phụ huynh hầu như chưa quan tâm vấn đề này một cách đúng mức…

Trao quyền hợp lý khi con ở tuổi nổi loạn

Trao quyền hợp lý khi con ở tuổi nổi loạn

Khi trẻ ở những năm tháng thiếu niên là khoảng thời gian chất chồng khó khăn cho cả trẻ và chính bạn. Tuổi dậy thì được xem như một cánh cửa, bước qua được thời gian này cũng đồng nghĩa với việc trẻ chuyển dịch sang một độ tuổi khác, trưởng thành hơn, đĩnh đạc hơn…

Steiner - Phương pháp giáo dục tạo dựng con người hạnh phúc

Steiner – Phương pháp giáo dục tạo dựng con người hạnh phúc

Bên cạnh phương pháp giáo dục phổ quát (giáo dục công) vẫn đang chiếm ưu thế tại hầu hết các nước trên thế giới, phương pháp giáo dục Steiner (hay còn gọi là Waldorf) được lan tỏa mạnh mẽ với một triết lý và cách tiếp cận khác biệt…

Alt Text

Bạn đang xem bài viết: Cha mẹ cần làm gì khi trẻ hay hoảng sợ. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts