Chất lượng nước nuôi tôm cua biển

Với lợi thế hơn 3000km đường biển, hàng vạn héc ta rừng ngập mặn, nghê nuôi cua biển, nuôi tôm tại Việt Nam không ngừng phát triển trong thời gian qua. Nhờ thông tin, hướng dẫn của các trung tâm khuyến nông khuyến ngư, sản lượng và chất lượng tôm cua biển, ngày càng được…

Với lợi thế hơn 3000km đường biển, hàng vạn héc ta rừng ngập mặn, nghê nuôi cua biển, nuôi tôm tại Việt Nam không ngừng phát triển trong thời gian qua. Nhờ thông tin, hướng dẫn của các trung tâm khuyến nông khuyến ngư, sản lượng và chất lượng tôm cua biển, ngày càng được nâng cao. Người nuôi tôm, nuôi ua nào cũng biết rằng, năng xuất và chất lượng cua còn có thể cao hơn nhiều nếu đảm bảo được nguồn nước luôn sạch.

Từ nguồn tài liệu có trong thư viện của tập đoàn WATTS Water Technologies và qua kinh nghiệm thực tế từ các vùng nuôi cua biển tập trung tại Việt Nam, thietbiloc.com xin chia sẻ một số thông tin cơ bản về nguồn nước, gắn với từng giai đoạn phát triển của cua. Nguồn nước đối với nuôi tôm biển cũng có những yêu cầu gần như tương tự, do đó, chúng tôi xin không nhắc tới.

Giai đoạn Giao vĩ (Giao phối)

Tôm biển có thể giao vĩ một lần cho 5 lần đẻ trứng. Cua biển cái chỉ có thể giao vĩ và đẻ trứng một lần duy nhất.

Khi lớn đủ trọng lượng, cua cái so sẽ tìm đến vùng nước sạch để lột xác, ghép đôi với cua đực, phát triển trứng và giao vĩ. Thời gian giao vĩ của cặp cua có thể kéo dài từ vài giờ cho tới vài ngày, sau khi cua cái lột xác. Thời gian này, cua đực ôm chặt cua cái, vừa đi kiếm ăn vừa bảo vệ cua cái tránh các mối nguy hiểm. Cua cái lưu giữ tinh dịch của cua đực để tự thụ tinh cho trứng của mình. Khi vỏ mới cứng cáp, cua cái tự tìm đến vùng nước có độ mặn cao hơn để chuẩn bị cho thời kỳ nuôi trứng tiếp theo.

Người nuôi cua đẻ thường chọn thời điểm này để tìm bắt cua cái mang về vỗ (thường bắt luôn được cua đực ở bên cạnh). Sau khi lột xác và giao vĩ, trọng lượng cua cái tăng lên nhanh chóng, từ khoảng 200gr lên tới 400 – 500gr. Thời gian nuôi vỗ có thể tới 2 tháng. Người nuôi cua trứng cũng thường dùng thủ thuật cắt mắt cua để kích thích sự phát triển của trứng.

Xử lý nguồn nước tại nơi nuôi vỗ cua mẹ: Thời gian này, cua mẹ ăn nhiều, người nuôi cần theo dõi và cân đối lượng thức ăn, tránh để dư thừa. Cần đảm bảo cua luôn được sống trong môi trường nước sạch, không có mầm bệnh, độ pH, độ kiềm luôn được duy trì ổn định. (pH 7.5 – 8.5, độ mặn 29 – 31, kiềm 100 – 120).

Giai đoạn cua ôm trứng

Sau khi giao vĩ thành công, cua cái tìm đến vùng nước có độ mặn cao, yên tĩnh gần bở để “ấp” trứng. Giai đoạn này thường bắt đầu từ khoảng tháng 5 cho đến tháng Tám (tùy nhiệt độ mô trường từng vùng). Cua cái dùng yếm, tự ép cho tinh dịch cua đực bám được lên các phôi trứng (để thụ tinh). Sau khi được thụ tinh, các phôi trứng lớn dần, sau 2 giờ sẽ tạo thành một bọc khoảng 2 triệu trứng.

Giai đoạn trứng trưởng thành (ấu trùng, từ Zoeae 1-2-3-4 đến Megalops)

Trứng cua nở và lớn lên qua một loạt các chu kỳ, trải qua nhiều biến đổi về sinh lý, thể chất và hành vi. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng và khắc nghiệt, quyết định chất lượng và số lượng cua con tồn tại sau này.

Chính vì thế, nguồn nước cho giai đoạn này cần được quan tâm xử lý đặc biệt vì nó quá nhạy cảm với bất cứ sự thay đổi, dù là nhỏ nhất.

Rất nhiều người, vì không chuẩn bị một nguồn nước đồng nhất nên không dám châm thêm hoặc thay từng phần nước trong thời gian này, sợ gây sốc đối với ấu trùng cua. Nhưng nếu không được thay, môi trường nước sẽ nhanh chóng bị ô nhiễm, do nhiều nguyên nhân, từ thức ăn, vi sinh vật, hàm lượng CO2, Nitrate … tăng cao.

Còn tiếp

Bạn đang xem bài viết: Chất lượng nước nuôi tôm cua biển. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts