Chế biến nông sản – lĩnh vực còn nhiều tiềm năng

Nông Nghiệp Sạch | Mô Hình Trồng Rau Hữu Cơ Của Trang TRại Hoa Viên Nông Nghiệp Sạch | Mô Hình Trồng Rau Hữu Cơ Của Trang TRại Hoa Viên Chế biến nông sản – lĩnh vực còn nhiều tiềm năng So với nhiều tỉnh, thành phố, Thanh Hóa có nhiều loại nông sản có…

Nông Nghiệp Sạch | Mô Hình Trồng Rau Hữu Cơ Của Trang TRại Hoa Viên
Nông Nghiệp Sạch | Mô Hình Trồng Rau Hữu Cơ Của Trang TRại Hoa Viên

Chế biến nông sản – lĩnh vực còn nhiều tiềm năng

So với nhiều tỉnh, thành phố, Thanh Hóa có nhiều loại nông sản có thể sản xuất quy mô lớn, tạo ra nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. Việc sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ cũng là điều kiện để nâng cao giá trị sản xuất nông sản. Tuy nhiên, chế biến nông sản vẫn là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác tại Thanh Hóa.

Xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc có 400 ha đất canh tác, trong đó 200ha chuyên canh các loại rau màu như cải bó xôi, khoai tây, ớt, đậu tương rau…Để nâng cao giá trị sản xuất, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ký kết hợp đồng với doanh nghiệp, tổ chức, hướng dẫn bà con nông dân sản xuất theo quy trình VietGAP. Mỗi năm, khoảng 4000 tấn rau, quả của bà con ở đây sản xuất được doanh nghiệp thu mua chế biến, tiêu thụ theo hợp đồng. Giá trị thu nhập rau màu của xã Phú Lộc đạt 350 triệu/1 ha/1 năm, cao hơn 3 lần so với mức trung bình trên đất trồng trọt của tỉnh.

Chế biến nông sản - lĩnh vực còn nhiều tiềm năng - Ảnh 2.
Chế biến nông sản - lĩnh vực còn nhiều tiềm năng - Ảnh 3.

Ông Hoàng Văn Toản, Giám đốc HTX DVNN Phú Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Ông Hoàng Văn Toản, Giám đốc HTX DVNN Phú Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Chúng tôi tổ chức tập huấn, cho bà con đi thăm quan các mô hình tỏng và ngoài tỉnh, về hợp đồng, sản xuất theo chuỗi mang lại giá trị kinh tế cao.”

Tại xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa, 25 ha đất trồng lạc, vừng trước đây đã trở thành vùng nguyên liệu gắn với chế biến sau khi được doanh nghiệp thuê lại và chuyển sang trồng khoai tây, rau màu. Người nông dân, ngoài nguồn thu ổn định từ việc cho thuê đất 3,4 triệu 1 sào/ năm, mỗi tháng có thêm thu nhập từ 4-5 triệu đồng nhờ việc trợ thành người lao động làm việc cho doanh nghiệp. Giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích nhờ vậy tăng đang kể.

Chế biến nông sản - lĩnh vực còn nhiều tiềm năng - Ảnh 4.
Chế biến nông sản - lĩnh vực còn nhiều tiềm năng - Ảnh 5.

Ông Lê Ngọc Hạnh, Chủ tịch UBND xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Ông Lê Ngọc Hạnh, Chủ tịch UBND xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: “Đảng ủy, chính quyền vận động nhân dân dồn đất cho doanh nghiệp thuê, trồng 3 vụ 1 năm khoai, bí xanh, bí đỏ. Hiệu quả rất cao, đạt 350-400 triệu/1 ha/1 năm.”

Sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ mang lại hiệu quả rõ rệt, trung bình giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích cao hơn từ 20% trở lên so với sản xuất thông thường. Tuy nhiên, hiện nay, tại phần lớn các địa phương, đối với cây trồng cây lương thực và rau màu, hình thức liên kết sản xuất gắn với chế biến đang chỉ là những mô hình. Qúa trình triển khai gặp không ít khó khăn do hạn chế về cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất, diện tích manh mún, khâu tổ chức sản xuất …

Chế biến nông sản - lĩnh vực còn nhiều tiềm năng - Ảnh 6.

Ông Lê Văn Cường, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Ông Lê Văn Cường, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: “Tổ chức của nhân dân vào HTX, tổ hợp tác để tạo ra cánh đồng lớn, trồng 1 loại cây trồng có những hạn chế do đất manh mún… Thứ 2 là doanh nghiệp, nhiều khi thị trường bấp bênh, liên kết thiếu chặt chẽ.”

Với sản lượng trung bình hàng năm đạt gần 1,4 triệu tấn lúa, 200 nghìn tấn ngô, 700 nghìn tấn rau, củ, quả cac loại…, Thanh Hóa có nhiều loại nông sản có thể sản xuất quy mô lớn, tạo ra nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. Tỉnh cũng đã ban hành nhiều Chương trình, đề án, kế hoạch về phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sản xuất gắn với chế biến. Đồng thời, quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh phát triển hình thức sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản. Ngoài ổn định các vùng nguyên liệu sắn và mía gắn với chế biến, hiện nay, Thanh Hóa đã có hàng chục doanh nghiệp xây dựng cơ sở, nhà máy chế biến gắn với liên kết sản xuất vùng nguyên liệu trên các loại cây trồng khác như lúa, rau, củ, quả…Tổng diện tích và sản lượng nông sản sản xuất ra thông qua liên kết, chế biến hiện đạt trên 20%, tăng gấp 4 lần so với giai đoạn 2010-2015. Tuy nhiên, so với tiềm năng sản xuất nông nghiệp của tỉnh, chế biến nông sản vẫn còn nhiều dư địa để phát triển, nhất là các sản phẩm nông sản chủ lực.

Điển hình như lúa gạo, trung bình mỗi năm, Thanh Hóa sản xuất gần 1,4 triệu tấn lúa. Ngoài tiêu thụ nội địa, hiện còn khoảng 500 nghìn tấn có thể chế biến, trong khi tổng công suất 6 nhà máy chế biến lúa gạo trên địa bàn tỉnh mới đạt 180 nghìn tấn; dư địa chế biến ngô cũng còn khoảng 100 nghìn tấn; các loại rau, củ quả, trái cây các loại, sản lượng có thể phục vụ chế biến, chế biến sâu cũng lên tới hàng trăm nghìn tấn.

Chế biến nông sản - lĩnh vực còn nhiều tiềm năng - Ảnh 7.

Sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sẽ khắc phục được tình trạng được mùa, mất giá, thay đổi tư duy của người nông dân từ thói quen chỉ sản xuất những gì mình có sang sản xuất theo nhu cầu thị trường. Do vậy, trên cơ sở các chương trình, đề án, kế hoạch về phát triển nông nghiệp của tỉnh, cùng với thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến, các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, vận động và phổ biến cho nông dân về mục đích, ý nghĩa của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp lợi thế từng vùng, tạo ra nguồn hàng hóa chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và chế biến xuất khẩu. Từ đó nâng cao giá trị kinh tế trong nông nghiệp.

Bình luận

Dự báo mặt bằng lãi suất giảm tối đa 0,34% trong năm 2023

Dự báo mặt bằng lãi suất giảm tối đa 0,34% trong năm 2023

Vụ Dự báo, Thống kê của Ngân hàng Nhà nước vừa công bố một số kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý 2/2023.

Thu ngân sách Nhà nước quý I/2023 đạt gần 500 nghìn tỷ đồng

Thu ngân sách Nhà nước quý I/2023 đạt gần 500 nghìn tỷ đồng

Theo báo cáo tình hình thực hiện chương trình công tác của Bộ Tài chính, thu ngân sách Nhà nước quý I/2023 ước đạt 491,5 nghìn tỷ đồng, bằng 30,3% dự toán, tăng 1,3% so cùng kỳ năm 2022.

Tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Tại Hội nghị UBND tỉnh Thanh Hóa gặp gỡ doanh nghiệp năm 2023, một trong những vấn đề nóng được các doanh nghiệp rất quan tâm đó là vấn đề về lãi suất và nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp mong muốn được tháo gỡ khó khăn, tiếp cận tín dụng để hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi và phát triển. Liên quan đến vấn đề này, phóng viên Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với ông Tống Văn Ánh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa và ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chi nhánh Thanh Hóa.

AMRO lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam

AMRO lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Trong báo cáo thường niên vừa công bố, Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) dự báo kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP 6% trong năm 2023 và tăng lên 7,1% trong năm 2024.

VCCI ra mắt Cổng thông tin doanh nghiệp về chính sách tạo thuận lợi thương mại

VCCI ra mắt Cổng thông tin doanh nghiệp về chính sách tạo thuận lợi thương mại

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa chính thức vận hành Cổng thông tin doanh nghiệp về chính sách tạo thuận lợi thương mại (VNTF) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Quyết định 345, phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”.

Quý I năm 2023, tỉnh Thanh Hoá thu hút được 14 dự án đầu tư trực tiếp

Quý I năm 2023, tỉnh Thanh Hoá thu hút được 14 dự án đầu tư trực tiếp

Trong quý I năm 2023, tỉnh Thanh Hoá đã thu hút được 14 dự án đầu tư trực tiếp, gồm 13 dự án đầu tư trong nước và 1 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký khoảng 7.738 tỷ đồng và 1 triệu USD.

Doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ

Doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ

Dù vẫn còn nhiều khó khăn, ngành sản xuất chế biến gỗ và lâm sản đang có những dấu hiệu khởi sắc hơn so với cuối năm 2022. Bằng nỗ lực đổi mới, đa dạng sản phẩm, linh hoạt tìm kiếm thị trường, nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ký kết được các đơn hàng đảm bảo ổn định sản xuất và tăng trưởng trong năm 2023.

Cần những giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường do chăn nuôi nhỏ lẻ

Cần những giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường do chăn nuôi nhỏ lẻ

Hiện nay trên địa bàn tỉnh hầu hết các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang nằm xen kẽ trong khu dân cư, chưa chú trọng việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân.

Tháo gỡ khó khăn về vật liệu xây dựng

Tháo gỡ khó khăn về vật liệu xây dựng

Thực hiện phương châm luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, tại Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp năm 2023, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo các ngành, địa phương, đơn vị khẩn trương rà soát, nắm bắt tình hình và kịp thời tham mưu các giải pháp tháo gỡ khó khăn, biến động về giá, nguồn cung vật liệu xây dựng trên địa bàn. Các doanh nghiệp xây dựng kỳ vọng các giải pháp được triển khai sẽ là động lực quan trọng để doanh nghiệp vượt khó, phục hồi hoạt động.

Bạn đang xem bài viết: Chế biến nông sản – lĩnh vực còn nhiều tiềm năng. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts