Chế độ cho ăn và cách chăm sóc cho tôm thẻ chân trắng hiệu quả

NUÔI TÔM AO ĐẤT – LƯU Ý TRƯỚC KHI THẢ TÔM I HÀNH TRÌNH NUÔI TÔM NUÔI TÔM AO ĐẤT – LƯU Ý TRƯỚC KHI THẢ TÔM I HÀNH TRÌNH NUÔI TÔM Chế độ cho ăn và cách chăm sóc cho tôm thẻ chân trắng hiệu quả 1. Ba nguyên tắc thể hiện trong quá…

NUÔI TÔM AO ĐẤT – LƯU Ý TRƯỚC KHI THẢ TÔM I HÀNH TRÌNH NUÔI TÔM
NUÔI TÔM AO ĐẤT – LƯU Ý TRƯỚC KHI THẢ TÔM I HÀNH TRÌNH NUÔI TÔM

Chế độ cho ăn và cách chăm sóc cho tôm thẻ chân trắng hiệu quả

1. Ba nguyên tắc thể hiện trong quá trình nuôi

  1. Giai đoạn mới thả phải cho con giống ăn đầy đủ kể cả thức ăn công nghiệp và thức ăn cao đạm tươi sống như hầu, hà, cá tươi xay nhuyễn để có giống khỏe, giống chóng lớn.

2. Giai đoạn nuôi tôm trưởng thành phải cho ăn nhiều hơn vì tôm chân trắng là loại tôm ăn khỏe nên phải bảo đảm đủ thức ăn cho tôm. Tỉ lệ cho ăn hằng ngày nên chú ý nhiều về buổi tối chiếm 70%, ban ngày chiếm 30%. Thức ăn phải cho thêm thuốckháng sinh phòng bệnh cho tôm để nâng cao khả năng phòng bệnh và khả năng miễn dịch của tôm.

3. Giai đoạn cuối phải vỗ tích cực, cho ăn đầy đủ các loại thức ăn tổng hợp có bổ sung thêm các loại chế phẩm sinh học nhằm kích thích tôm lột xác và chóng lớn, rút ngắn thời gian nuôi.

Với các biện pháp trên, thời gian nuôi ở các ao thông thường là 60 ngày, ở ao nuôi công nghiệp mật độ cao khoảng 80 ngày có thể thu hoạch, cỡ tôm 50 con/kg.

tôm thẻ chân trắng

2. Thay nước, bổ sung nước

Nói chung các ao nuôi năng suất cao phần lớn thực hiện mô hình ít thay nước. Nhưng trường hợp sau đây phải chú ý cần thay nước (tốt nhất là nước ngọt):

– Màu nước đột nhiên biến thành trong, hoặc đen, trắng hay các màu khác;

– pH dưới 7,5 hoặc trên 9; biển động ngày đêm trên 0,5;

– Sau khi chạy máy quạt nước, mặt nước xuất hiện nhiều bọt không tan; vật lơ lửng ở trong nước nhiều lên; H2S, NH3, COD vượt quá chỉ tiêu cho phép.

– Độ trong trên 80cm hoặc quá đục dưới 30cm.

Lượng nước thay mỗi ngày không quá 30%. Trong một giờ không quá 10% lượng nước cần thay (nếu muốn tăng lượng nước trong một giờ lên thì trước đó phải tháo một lượng nước trong ao, sau đó vừa thêm nước vừa tháo nước đến lúc đạt độ cao cần thiết thì thôi). Khi tôm lớn đạt cỡ 8 cm thì thêm nước ngọt để hạ độ mặn xuống 10%.

Việc thêm nước ngọt có ý nghĩa rất lớn cho việc phòng bệnh cho tôm vì đa số các loại vi sinh, ký sinh và một so virus gây bệnh cho tôm sống ở nước mặn đều bị chết khi gặp nước ngọt.

3. Biện pháp xử lý H2S và NH4

Ở ao nuôi tôm, hàm lượng NH3 không được quá0,5 mg/1; H2S không được quá 0,1 mg/1; nếu quá lượng trên tôm sẽ chết hàng loạt.

Biện pháp khống chế H2S và NH3 như sau:

+ Mật độ tôm giống phải hợp lý, thức ăn cho tôm ăn hằng ngày phải hợp lý; sử dụng vi khuẩn quang hợp bón xuống ao để giảm thiểu ô nhiễm đáy ao;

+ Chú ý cải tạo đáy ao bằng cách giữa vụ nuôi bón thêm vôi CaCO3 hoặc bột đá để ôxy hoá các chất lắng đọng ở đáy ao; lượng vôi dùng cho mỗi m3 là 30 – 40g;

+ Dùng thức ăn nuôi tôm chất lượng cao, giảm thiểu ô nhiễm chất nước, ô nhiễm đáy ao.

4. Quản lý thức ăn

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của việc nuôi tôm là thức ăn. Thức ăn tốt, chất lượng cao là thức ăn chế biến đúng thành phần, đủ chất, đủ lượng, quá trình phối chế khoa học, vệ sinh, hệ số thức ăn thấp.

Thức ăn chất lượng tốt nhưng phải có cách cho ăn khoa học, hợp lý, phù hợp với giai đoạn phát triển của tôm, phù hợp với trạng thái sinh hoạt của tôm, không thiếu, không thừa nhằm vừa thúc đẩy tôm lớn nhanh vừa bảo vệ được môi trường ao nuôi, không gây ô nhiễm, không gây lãng phí. Tính toán thức ăn cho tôm hợp lý cần phải nắm vững 5 điểm sau:

– Sốlượng tôm có trong ao;

– Kích cỡ của tôm lớn;

– Tình trạng sức khỏe của tôm và tình hình lột xác của tôm;

– Chất lượng nước ao nuôi;

– Tình hình dùng thuốc cho tôm.

Số lượng thức ăn có quan hệ đến chiều dài tôm như sau:

+ Tôm có chiều dài 1 – 2cm, lượng thức ăn cho ăn hằng ngày bằng 150 – 200% trọng lượng tôm;

+ Tôm có chiều dài 3cm, lượng thức ăn cho ăn hằng ngày bằng 100% trọng lượng tôm;

+ Tôm có chiều dài 4cm, ỉượng thức ăn cho ăn hằng ngày bằng 50% trọng lượng tôm;

+ Tôm có chiều dài 5cm, lượng thức ăn cho ăn hằng ngày bằng 32% trọng lượng tôm.

5. Những điều cần chú ý khi cho tôm ăn

Từ nguyên tắc lượng ít, lần nhiều, cần phải chú ý không cho tôm ăn khi:

– Thức ăn kém phẩm chất, bị mốc hoặc bị thối;

– Nước ao bị ô nhiễm nặng;

– Trời đang mưa to, gió lớn;

– Tôm đang nổi đầu;

– Tôm đang lột xác.

– Cho tôm ăn ít khi ở giai đoạn tôm còn nhỏ.

– Cho tôm ăn nhiều ở giai đoạn tôm bắt đầu trưởng thành đến cuối kỳ nuôi.

Thời gian cho ăn 5 đến 6 lần trong ngày, tỉ lệ thức ăn trong ngày phân bổ như sau:

+ Từ 18h00 đến 19h00, cho ăn 35%;

+ Từ 23h00 đến 00h00, cho ăn 15%;

+ Từ 4h00 đến 5h00, cho ăn 25%;

+ Từ 10h00 đến 11h00, cho ăn 15%;

+ Từ 14h00 đến 15h00, cho ăn 10%.

Nhìn chung, số lượng thức ăn chủ yếu bón về ban đêm chiếm 70 – 80%, ban ngày chỉ chiếm 20 – 30%.

6. Cách xác định thức ăn thừa thiếu

Mỗi ao có diện tích 1.500m2, dùng một vó kiểm tra thức ăn để kiểm tra. Vó đặt cách bờ ao 3 – 4m, Rơi gần máy quạt nước là nơi có nhiều tôm đến ăn. Thức ăn cho vào vó khoảng 1- 2% mỗi lần cho ăn. Thòi gian kiểm tra thức ăn trong vó phụ thuộc vào cỡ tôm.

Tôm nuôi trong tháng đầu, có chiều dài khoảng 5cm, thời gian kiểm tra 3 giờ một lần. Tôm nuôi trong khoảng 40- 50 ngày, có chiều dài trên 8cm, thời gian kiểm tra 2- 2,5 giờ một lần. Tôm nuôi trong khoảng 60 ngày, có chiều dài trên 9cm, thời gian kiểm tra 1,5 giờ một lần, đến hết thời gian kiểm tra nói trên, thức ăn trong vó vừa hết là đủ.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi tôm của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

Bạn đang xem bài viết: Chế độ cho ăn và cách chăm sóc cho tôm thẻ chân trắng hiệu quả. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts