Chia sẻ kỹ thuật chăn nuôi trâu của các nhà nông tại Việt Nam
Cải tạo chuồng lợn thành chuồng nuôi TRÂU – BÒ VỖ BÉO với chi phí rẻ bất ngờ Cải tạo chuồng lợn thành chuồng nuôi TRÂU – BÒ VỖ BÉO với chi phí rẻ bất ngờ Ở nước ta, chăn nuôi trâu chủ yếu lấy sức kéo nên tiềm năng sản xuất bò thịt hầu…
Ở nước ta, chăn nuôi trâu chủ yếu lấy sức kéo nên tiềm năng sản xuất bò thịt hầu như bị bỏ qua. Trên thực tế, thịt trâu có nhiều đặc điểm cơ bản giống thịt bò: cấu tạo, thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng, độ thơm ngon. Thịt trâu, đặc biệt trâu non rất ngon và giá tương đối cao.
Chăn nuôi trâu là một nghề tồn tại từ rất lâu ở Việt Nam; trước kia trâu được nuôi để lấy sức kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp và lấy thịt. Những năm gần đây kinh tế của đất nước ngày càng được nâng lên; khoa học công nghệ cũng phát triển nên người dân đã áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, nghề nuôi trâu hiện nay chủ yếu; là để lấy thịt phục vụ nhu cầu thực phẩm của người dân.
Theo thống kê năm 2012 số lượng đàn trâu toàn tỉnh vào khoảng 18.000 con tập chung nhiều nhất; ở các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương, Di Linh, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Nghề nuôi trâu ở tỉnh Lâm Đồng được hình thành từ lâu đời; tuy nhiên hiện nay phương thức chăn nuôi trâu của người dân còn mang nặng tính truyền thống; chăn nuôi thả rông; chưa quan tâm đến việc áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi, công tác vệ sinh phòng bệnh cũng chưa được chú trọng. Trong tình hình hiện nay dịch bệnh thường xuyên xảy ra hết sức phức tạp và khó lường; vì vậy việc áp dụng kỹ thuật chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh là rất cần thiết.
Tình hình chăn nuôi trâu tại Việt Nam
Tuy nhiên, hiện nay, ở nước ta chủ yếu là giết thịt loại trâu già; trâu loại thải nên màu thịt xẫm, ít mềm hơn và nặng mùi hơn thịt trâu non, vì vậy người tiêu dùng không ưa chuộng. Từ thực tế đó, cho thấy cần quan tâm khai thác tiềm năng sản xuất thịt của trâu, cải tiến quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như tìm kiếm các biện pháp cải tiến chất lượng sản phẩm, kể cả kỹ thuật chăn nuôi, giết mổ và xử lý thịt.
Để tăng năng suất và chất lượng thịt trâu, cần tiến hành vỗ béo trâu. Thời điểm vỗ béo trâu ở lứa tuổi còn non (từ 24 tháng tuổi) sẽ cho tỷ lệ xẻ thịt cao; chất lượng và độ mềm của thịt tốt, hiệu suất vỗ béo cũng cao hơn. Bởi vì trâu non có tốc độ lớn nhanh; bộ răng chắc khoẻ nên khả năng tiêu hoá và đồng hoá thức ăn tốt hơn; khả năng tích luỹ cũng cao hơn.
Tuy nhiên, cũng có thể vỗ béo trâu già ;những con không có khả năng sinh sản và làm việc. Loại trâu này thường gầy yếu, tỷ lệ thịt xẻ thấp và chất lượng thịt không cao. Vỗ béo loại trâu này để nhằm tăng 15 – 20% khối lượng cơ thể. Phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả trên đồng bãi, kết hợp ăn cỏ, rơm và thức ăn tinh tại chuồng.
Thời gian chăn nuôi, vỗ béo trâu
Đối với các tỉnh phía Bắc, vỗ béo trâu vào mùa thu là tốt nhất vì lúc này lượng cỏ phong phú, thời tiết mát mẻ. Đối với các tỉnh phía Nam, có thể vỗ béo trâu quanh năm; nhưng vỗ béo vào mùa mưa từ tháng 5 – 10 là kinh tế nhất.
Thời gian vỗ béo thường là 3 tháng.
– Tháng thứ nhất: tiến hành dọn vệ sinh chuồng trại, tẩy giun sán cho trâu, cho ăn đủ rơm, cỏ. Đối với những con gầy yếu, cho ăn thêm những loại thức ăn giàu đạm; để nhanh chóng phục hồi cơ thể, tạo đà cho những tháng tiếp theo.
– Tháng thứ 2: chăn thả gần, cho ăn cỏ thoả mãn, tăng lượng thức ăn tinh, đảm bảo đủ nước uống.
– Tháng thứ 3: cho trâu ăn loại thức ăn giàu bột đường, chăn thả gần chuồng hoặc nhốt hoàn toàn để hạn chế tiêu hao năng lượng và tăng tích luỹ mỡ.
Điều kiện vỗ béo trâu
Trong điều kiện chăn thả gia đình ở nước ta có 2 phương thức vỗ béo thích hợp là:
– Vỗ béo bằng chăn thả: chăn thả trâu trên bãi chăn 8 – 10 giờ/ngày để tận dụng cỏ tươi mà không tốn công thu cắt và vận chuyển. Ban đêm, bổ sung thức ăn tinh và muối ăn cho trâu. Cách vỗ béo này áp dụng cho những nơi có đồng bãi chăn thả rộng và năng suất cỏ tươi tương đối khá, bảo đảm cho trâu mỗi ngày thu lượm được 20 – 25 kg cỏ.
– Vỗ béo bằng hình thức bán chăn thả: Áp dụng cho những nơi ít bãi chăn (vùng đồng bằng, ven đô, khu công nghiệp). Trâu chỉ tận dụng được một phần hoặc một nửa khẩu phần thức ăn trên bãi chăn, phần còn lại phải bổ sung tại chuồng nuôi, trong đó lưu ý đến thức ăn tinh.
Chúc bà con thành công! Đừng quên theo dõi các bài viết hay khác tại JIA.
Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn