Chia sẻ mô hình cá sặc bướm nuôi cảnh bạn không thể bỏ qua
Ép cá sặc lửa với sặc gấm (phần 1: lựa chọn giống) Ép cá sặc lửa với sặc gấm (phần 1: lựa chọn giống) Chia sẻ mô hình cá sặc bướm nuôi cảnh bạn không thể bỏ qua Cá sặc bướm là loài thuộc họ cá tai tượng, rất dễ sống. Tuy nhiên, nếu không…
Chia sẻ mô hình cá sặc bướm nuôi cảnh bạn không thể bỏ qua
Cá sặc bướm là loài thuộc họ cá tai tượng, rất dễ sống. Tuy nhiên, nếu không được nuôi đúng cách sẽ không lên được màu sắc đẹp. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nuôi như thế nào, hãy đọc bài viết về mô hình cá sặc bướm nuôi cảnh mà chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.
Đặc tính sinh học của cá sặc bướm
Ngoài tên cá Sặc Bướm, nó còn được nhiều gọi bằng cái tên khác như cá Sặc Ba Chấm, Cẩm Thạch,…Với nhiều màu sắc như xanh xám, ánh vàng nhạt và chuyển sang màu tím trong điều kiện sống có ánh sáng yếu.
Trong môi trường nuôi nhân tạo, cá có thể trưởng thành với kích thước từ 10-15 cm. Nhiệt độ từ 22-17 độ C là thích hợp để nuôi loài cá này. Nếu bể cá thiếu dưỡng khí cũng không cần quá lo lắng vì cá sẽ tự nổi lên mặt nước để thở.
Mô hình cá sặc bướm nuôi cảnh duy nhất hiện nay
Với màu sắc đẹp, có khả năng chuyển màu theo môi trường ánh sáng và kiểu vây lạ. Cá sặc bướm đã trở thành loài cá được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, để cá sống khỏe mạnh và cho ra màu sắc đẹp nhất. Người nuôi cần biết những kỹ thuật của mô hình cá sặc bướm nuôi cảnh sau đây.
Cách chọn bể cá
- Việc chọn bể thủy sinh khá đơn giản. Bạn có thể chọn mua ở những trang trại, nơi bán cá cảnh,…hoặc thậm chí là trên mạng xã hội.
- Bể cá cần được làm bằng thủy tinh đảm bảo chắc chắn và có diện tích phù hợp với nơi bạn đặt bể.
- Bạn có thể thêm sỏi trắng dưới đáy bể để lọt nước và trang trí thêm nhiều cây thủy sinh. Nếu bạn muốn nuôi cá chuyên nghiệp, bạn nên tích hợp thêm các thiết bị thủy sinh khác như hệ thống lọc nước, bình CO2 , hệ thống đèn, đèn UV diệt tảo,…
Cách chọn cá sặc bướm giống
- Nên chọn cá sặc bướm ở những nơi bán, trang trại uy tín.
- Khi mua cần quan sát thân cá không có dấu hiệu trầy xước hay dị tật. Vây cá phải đảm bảo nguyên vẹn không đứt gãy,…
- Màu cá chuẩn, mắt cá sáng và cá phải bơi lội nhanh nhẹn không lờ đờ.
- Giá trung bình của cá sặc bướm trên thị trường là 7.500VNĐ/ con. Cao nhất tầm khoảng 10.000VNĐ/ con. Nếu có giá cao hơn bạn nên cân nhắc để tránh bị lừa đảo.
Những loại thức ăn của cá sặc bướm
Cá sặc bướm nuôi cảnh là loài dễ ăn nhưng cần có chế độ ăn hợp lý vào từng giai đoạn. Bởi cá bột và cá trưởng thành có liều lượng ăn khác nhau.
Cá sặc bướm chủ yếu ăn tạp, các loại thức ăn như: công trùng, tảo, thức ăn viên, trùn chỉ (Hướng dẫn chi tiết cách nuôi trùn chỉ đạt hiệu quả tối đa). Bên cạnh đó, các loại cá nhỏ và giáp xác có thể giúp cá sặc bướm tăng khả năng sinh sản.
Quy trình quản lý và chăm sóc trong mô hình cá sặc bướm nuôi cảnh
Cá sặc bướm rất thích hợp cho người mới nuôi cá cảnh vì đặc tính dễ cho ăn và chịu được lượng oxy thấp. Tuy nhiên để cá khỏe mạnh, bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây:
- Nếu bạn muốn nuôi cá sặc bướm với các loại cá khác. Nên tránh nuôi cùng các loại cá nhỏ và bơi chậm vì cá sặc bướm có thể săn đuổi và ăn chúng.
- Bể nuôi cần có nắp đậy, môi trường ánh sáng nhiều và phải đảm bảo cho cá có không gian bơi lội cũng như có nơi để cá trú ẩn.
- Một bể nuôi nhiều cây thủy sinh là một mẹo giúp cho cá sặc bướm được lên màu đẹp hơn.
- Môi trường nước cần được điều chỉnh thích hợp với độ cứng nước từ 2-25 (dH), độ pH từ 6,0 đến 7,8.
Một số bệnh thường gặp ở mô hình cá sặc bướm nuôi cảnh
Để đảm bảo cá sặc bướm được phát triển khỏe mạnh và hạn chế các rủi ro ở mức thấp nhất. Bạn cần biết ở loài cá này thường xuất hiện các bệnh gì. Từ đó, mau chóng tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời. Sau đây là một số bệnh ở cá sặc bướm bạn cần quan tâm:
- Bệnh ngoại ký sinh trùng
- Cá dễ mắc bệnh sán lãi
- Bệnh sình bụng, chướng hơi cũng khá phổ biến ỏ loài cá sặc bướm.
Một số lưu ý khi thực hiện mô hình cá sặc bướm nuôi cảnh
Trong mô hình nuôi cá sặc bướm cảnh, muốn cá tăng trưởng nhanh, sống lâu và lên màu đẹp. Bạn cần hết sức lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Quản lý và thay nước thường xuyên cho bể. Không nên để cá sống trong môi trường bị ô nhiễm.
- Không nên để ánh sáng trong bể ở mức quá mạnh có thể làm tổn thương đến cá.
- Cần quan tâm, chăm sóc và theo dõi thường xuyên hoạt động của cá. Đảm bảo cá khỏe mạnh và không có dấu hiệu bất thường nào.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức liên quan đến mô hình nuôi cá sặc bướm cảnh. Hy vọng sẽ giúp bạn tạo ra bể nuôi cá vừa có tính thẩm mỹ cao, vừa đảo bảo được nguồn chi phí của mình. Nếu bạn muốn biết thêm những mô hình nuôi độc đáo khác. Xem thêm một số mô hình nuôi các loại thủy sản khác.