Có ngay bể cá siêu đẹp cho những ngày ở nhà thảnh thơi đọc sách chỉ bằng 2 thùng xốp cùng hướng dẫn đơn giản của ông chồng quốc dân Hà Nội

NUÔI ỐC TRONG MÙNG LƯỚI SIÊU ĐẠT HIỆU QUẢ – TRẠI ỐC VĂN HẢI NUÔI ỐC TRONG MÙNG LƯỚI SIÊU ĐẠT HIỆU QUẢ – TRẠI ỐC VĂN HẢI Ngắm nhìn bể cá cùng cây mọc xung quanh vô cùng xanh tươi, đẹp mắt, ai cũng sẽ bất ngờ khi chị Mai Phương tiết lộ chi…

NUÔI ỐC TRONG MÙNG LƯỚI SIÊU ĐẠT HIỆU QUẢ – TRẠI ỐC VĂN HẢI
NUÔI ỐC TRONG MÙNG LƯỚI SIÊU ĐẠT HIỆU QUẢ – TRẠI ỐC VĂN HẢI

Ngắm nhìn bể cá cùng cây mọc xung quanh vô cùng xanh tươi, đẹp mắt, ai cũng sẽ bất ngờ khi chị Mai Phương tiết lộ chi phí “thi công” của hai vợ chồng.

Chị Mai Phương và anh Tuấn Anh đã từng sinh sống và học tập tại Ukraina. Hai vợ chồng chị về nước được vài năm và mới kết hôn gần đây.

Cuộc sống của chị cũng khá bận rộn với công việc hàng ngày làm về giáo dục tại một tập đoàn giáo dục.

Sau khi kết hôn, hai vợ chồng chị ở riêng tại một khu chung cư. Sẵn có khoảng ban công xinh xắn, thêm tình yêu với cá cảnh và thủy sinh, vợ chồng chị đã mua thùng xốp để tạo nên góc nhỏ sinh động cho căn nhà của mình.

Vợ chồng chị Mai Phương, anh Tuấn Anh đều yêu thích nuôi cá, trồng cây.

Hai vợ chồng quyết định tự làm bể thủy sinh bằng thùng xốp để thảnh thơi ngắm cá, đọc sách trong những ngày ở nhà.

Chị Mai Phương cho biết: “Mình và chồng đều yêu cá cảnh, thích trồng cây, đặc biệt là cây thủy sinh. Trước khi làm bể thủy sinh hiện tại, hai vợ chồng đã từng tập tành làm những bể kính nhỏ trong nhà. Vì thích nên tham gia rất nhiều nhóm thủy sinh, cũng như theo dõi nhiều kênh youtube về thủy sinh.

Khi có thời gian rảnh, vợ chồng mình bắt đầu suy nghĩ xem nên làm gì ngoài ban công cho thật độc đáo và sinh động. Bài toán được mình giao, chồng đã giải một cách nhanh chóng, thành quả ngoài sức mong đợi của mình”.

Chồng chị Phương đã tham khảo và học được cách làm trên youtube nên đã mua vật liệu để mày mò hoàn thiện. Chi phí bao gồm thùng xốp, phân nền, đá nham thạch, đá kẹp kem, cây và cá khoảng 1 triệu rưỡi.

Góc bể thủy sinh được gắn keo và trát xi măng.

Quá trình hoàn thiện bể thủy sinh tại ban công nhà mình.

Chia sẻ về cách làm, vợ chồng chị Mai Phương cho biết: “Đầu tiên là thùng xốp mua về dính lại với nhau bằng keo silicon, sau đó cắt dáng thùng theo ý muốn. Khi keo khô bắt đầu trát xi măng. Lớp xi măng đầu tiên được trộn cùng cát, 2 lần sau chỉ trát mình xi măng.

Sau mỗi lần trát, chờ khoảng 1 – 2 ngày thì trát lớp tiếp theo. Sau khi đã trát đủ các lớp, đổ nước đầy bể xi măng để ra hết nhớt và mùi xi măng, làm đi làm lại vài lần, mỗi lần 1 ngày.

Chờ khi bể sạch, không còn mùi, tiếp tục trải đá nham thạch viền quanh bể, đổ phân nền vào giữa, sau đó trải một lớp nham thạch nữa để đảm bảo kín đáy và cuối cùng là trải sỏi sạn suối”.

Góc bể xanh mát với những chú cá tung tăng bơi lội.

Góc nhỏ đẹp mát mắt ngay tại ban công.

Chị trồng thêm một số cây phía rìa bể tạo vẻ đẹp xanh tươi.

Khi hoàn thành bể, vợ chồng chị tiếp tục trồng các loại cây theo ý thích. Sau khi trồng thì đổ nước đầy bể và trong vòng một tuần thường xuyên thay nước giúp cây có nhiều CO2 để phát triển nhanh hơn. Khi cây phát triển ổn định, vợ chồng chị thả cá tạo vẻ đẹp sinh động cho bể thủy sinh.

Anh Tuấn Anh cũng thường 1 – 2 tuần thay nước, thay nửa bể. Khoảng 3 – 4 tuần sẽ tỉa cây. Bể để ngoài trời nên không tránh được rêu hại. Để hạn chế tình trạng này, anh Tuấn Anh mua tép và cá mún để chúng ăn rêu và ốc Nerita để ăn rêu ở thành bể.

Anh chị còn trồng thêm cây cảnh thủy sinh bên trong nhà.

Sở hữu góc xanh tươi, mát mắt sinh động với cá và cây, những ngày nghỉ dịch ở nhà trở thành những ngày vô cùng thảnh thơi, vui vẻ của cả hai vợ chồng.

Nguồn ảnh: NVCC

Bạn đang xem bài viết: Có ngay bể cá siêu đẹp cho những ngày ở nhà thảnh thơi đọc sách chỉ bằng 2 thùng xốp cùng hướng dẫn đơn giản của ông chồng quốc dân Hà Nội. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts