CÔNG DỤNG MÀ CHUỐI CAU MANG LẠI

4 thời điểm ăn chuối hại như nuốt thuốc độc – SKST 4 thời điểm ăn chuối hại như nuốt thuốc độc – SKST Trong thực đơn giảm cân của các chị em phụ nữ thường không thể thiếu loại trái cây phổ biến là chuối. Chuối sở hữu nhiều công dụng, không chỉ hỗ…

4 thời điểm ăn chuối hại như nuốt thuốc độc – SKST
4 thời điểm ăn chuối hại như nuốt thuốc độc – SKST

Trong thực đơn giảm cân của các chị em phụ nữ thường không thể thiếu loại trái cây phổ biến là chuối. Chuối sở hữu nhiều công dụng, không chỉ hỗ trợ giảm cân, cải thiện tiêu hóa mà còn có khả năng phòng ngừa các bệnh như tiểu đường, tim mạch. Có rất nhiều loại chuối để chị em có thể lựa chọn. Trong đó, chuối cau là sự ưu tiên hơn cả. Cùng tìm hiểu công dụng mà chuối cau đem lại cho cơ thể là gì nhé!

Tìm hiểu về chuối cau

Chuối cau là thức quả khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, để đánh giá và hiểu chi tiết về loại quả này thì không phải ai cũng biết rõ. Hiểu được điều đó, trong bài viết này Vin Fruit sẽ đem đến cho độc giả những lời giải đáp sâu sắc nhất về loại trái cây này.

Chuối cau là một trong những loại chuối khoái khẩu với nhiều người

Nguồn gốc

Chuối cau có nguồn gốc chính từ Đông Nam Á, thường được trồng ở những nơi có khí hậu ấm trên thế giới. Có nhiều thông tin lại cho rằng chuối cau được phát hiện đầu tiên ở Úc với tên gọi khác là Dacca. Ngoài ra, chuối cau còn có tên khoa học là Musa Acuminata – đây là giống chuối sở hữu nhiều gen trội so với các loại chuối thông thường khác.

Vốn dĩ có tên gọi là chuối cau vì nó có hình dạng nhỏ, hướng tròn, dày mình và mập giống như trái cau ở Việt Nam. Hiện nay, trên thị trường nước ta chuối cau được trồng nhiều nhất ở tỉnh Tiền Giang.

Mô tả sản phẩm

Chuối cau khi chưa chín thường bị nhầm lẫn với chuối ngự. Tuy nhiên, chuối cau có mật độ quả nhiều hơn, lớp vỏ mịn, quả tròn hơn và thường sẽ không có râu ở phần đầu quả. Khi chín lớp vỏ của chuối cau sẽ chuyển qua màu vàng, ăn có vị ngọt và mùi thơm đặc trưng. Chuối cau thuộc loài thực vật thân mềm, là giống cây dễ trồng, dễ phát triển, hiếm có sâu bệnh, không kén đất.

Cây chuối cau trưởng thành sẽ có chiều cao tối đa 5m, cây ra trái từ 6 – 8 tháng từ ngày trồng cây giống. Các biện pháp nhân giống chuối cau chủ yếu hiện nay là cấy cây con từ cây mẹ hoặc áp dụng nuôi cấy mô.

Chuối cau khi chín ăn sẽ có vị ngọt và mùi thơm đặc biệt

Quy trình trồng và sau thu hoạch

Chuối cau phù hợp trồng ở những nơi có nguồn nước đầy đủ, hấp thụ ánh sáng tốt. Loại cây này đặc biệt không chịu được ngập úng. Bạn cần nắm rõ các quy trình trồng và lưu ý sau thu hoạch của loại chuối này để chăm sóc và nuôi dưỡng cây hiệu quả.

Kích thước giữa các cây phù hợp nhất để trồng chuối cau khai thác là 3x3m. Kích thước hố trồng để cây phát triển tốt nhất là 40x40x40cm.

Trước khi trồng nên trộn lớp đất mặt với 3 – 5kg phân hữu cơ, kết hợp dùng P2O5, Furadan 3H để tạo lớp đất nguồn tốt nhất. Sau đó mới tiến hành đặt bầu đất (đối với biện pháp nuôi cấy mô) hay điểm tiếp giáp giữa củ với thân (biện pháp dùng dạng chồi và củ) thấp hơn bề mặt từ 10 – 15cm.

Sau khi áp dụng các kỹ thuật trồng chuối cau, cần cung cấp đầy đủ độ ẩm, nước tưới cho cây. Thời gian đầu cần che chắn, thiết kế thêm các cọc chống đỡ để thân cây không bị gió hoặc những tác nhân bên ngoài làm gãy, đổ hoặc rách lá cây. Những điều này sẽ làm giảm năng suất thành phẩm chuối cau của bạn. Bên cạnh đó, bổ sung các chất dinh dưỡng, phân bón, phòng ngừa sâu bệnh cho cây cũng là công việc không thể thiếu.

Giai đoạn sau khi thu hoạch, cần loại bỏ những tán lá già, những tán lá có dấu hiệu hư hại để cây phát triển tốt hơn trong những mùa vụ sau. Bổ sung chất đạm, phân bón cho cây hồi phục, sinh trưởng khỏe mạnh. Nên sử dụng các dụng cụ cắt chuyên dụng để thu hoạch chuối tránh làm tổn thương đến mô hình trồng chuối cau, thân cây, tán lá hoặc những buồng chuối khác chưa sinh trưởng tối đa.

Hướng dẫn bảo quản

Chuối sau khi đã thu hoạch vào cần để tại những nơi bằng phẳng, thoáng mát, có độ ẩm vừa phải. Tránh không nên để đè chồng chuối lên nhau sẽ làm chuối bị gãy, rụng ra khỏi buồng, nải chuối sẽ rất nhanh hỏng. Ngoài ra, nếu cần bảo quản chuối cau với số lượng lớn bạn cũng có thể sử dụng màng bọc thực phẩm để bảo quản chuối tốt và dài ngày hơn. Nên dùng màng bọc quấn quanh phần đầu của quả chuối, ngăn không sản xuất ra ethylene khiến chuối nhanh hỏng.

Tuy nhiên, với những quả chuối đã bóc vỏ thì phải làm cách nào? Hãy thái chuối thành các lát mỏng, dàn đều trên khay nướng bánh, bỏ chúng vào tủ lạnh trong vòng 2 tiếng. Sau đó, bỏ vào hộp đựng rồi bảo quản chúng trong ngăn đá. Với cách bảo quản này bạn có thể kéo dài thời gian sử dụng chuối từ 3 – 4 tháng.

Bảo quản chuối cau chín trong ngăn mát tủ lạnh bằng cách bỏ chúng vào các túi zip, túi hút chân không cũng là một sự lựa chọn không tồi dành cho bạn. Tuy nhiên, với cách này bạn chỉ có thể bảo quản chuối trong thời gian hơn 1 tuần. Khi lấy chuối ra khỏi tủ lạnh, nên sử dụng ngay sau đó nếu không chúng sẽ nhanh chóng bị nát và chuyển qua thâm đen.

Tùy vào từng tình trạng chuối, bạn nên áp dụng các cách bảo quản khác nhau

Công dụng của chuối cau

Chuối cau được nhiều chuyên gia tư vấn sức khỏe đánh giá là loại hoa quả giàu chất dinh dưỡng. Giá trị dinh dưỡng của chuối cau đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và một chút tinh bột. Nhiều người vẫn hay thắc mắc không biết rằng trong 1 trái chuối cau bao nhiêu calo? Một quả chuối cau chỉ chứa khoảng 105 calo và chứa đến 12% lượng chất xơ. Ngoài ra, với những dưỡng chất có trong chuối cau, chúng cũng không gây nên sự gia tăng đường trong máu như các loại trái cây giàu carbohydrate khác. Thành phần dinh dưỡng của chuối cau cụ thể như sau:

  • Vitamin B6: 0,5 mg
  • Mangan: 0,3 mg
  • Vitamin C: 9 mg
  • Kali: 450 mg
  • Dietary Fiber: 3g
  • Protein: 1 g
  • Magnesium: 34 mg
  • Folate: 25,0 mcg
  • Riboflavin: 0,1 mg
  • Niacin: 0,8 mg
  • Vitamin A: 81 IU
  • Sắt: 0,3 mg

Lợi ích/Tác dụng của việc ăn chuối cau

Với các chất dinh dưỡng có trong chuối cau như vitamin A sẽ giúp loại bỏ các đốm đen, mụn, đẩy lùi da khô; Vitamin B giúp ngăn ngừa lão hóa, làm giảm khô da, giữ ẩm và làm sáng da; Vitamin E giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa và làm giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn,… Chuối cau còn xuất hiện là một phương thức chữa bệnh hiệu quả như sau:

  1. Chuối cau chữa bệnh hen suyễn: Theo nghiên cứu của các chuyên gia về sức khỏe, một đứa trẻ sử dụng mỗi ngày một quả chuối cau sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn lên đến 34%.
  2. Chuối cau làm giảm bệnh ung thư: Các vitamin và các chất dinh dưỡng trong chuối cau có tác dụng chống lại sự hình thành các tế bào gốc tự do tạo nên bệnh ung thư. Đặc biệt, chất xơ có trong chuối cau làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng hiệu quả.
  3. Chuối cau giúp duy trì ổn định tim mạch: Trong chuối có chứa những chất hỗ trợ tốt cho tim mạch như: chất xơ, kali, B6, Vitamin C,… Chính vì thế, chuối cung cấp kali, các khoáng chất cần thiết để duy trì tim hoạt động ổn định và thực hiện tốt các chức năng của mình. Ngoài ra, ăn chuối cau còn giúp bạn ngăn ngừa tăng huyết áp, chống xơ vữa động mạch.
  4. Chuối cau chữa bệnh tiểu đường: Những người mắc bệnh type 2 khi thường xuyên sử dụng chuối cau sẽ có những dấu hiệu cải thiện bệnh rõ rệt. Lượng đường trong máu, insulin, lipid giảm.
  5. Chuối cau giúp tăng trí nhớ, cải thiện tinh thần: Trong chuối có chứa tryptophan, loại axit amin được cho là có vai trò tăng khả năng ghi nhớ và cải thiện tinh thần rất tốt.
  6. Chuối cau hỗ trợ giảm cân: Các thực phẩm hỗ trợ giảm cân hiện nay được rất nhiều người quan tâm. Đừng bỏ quên chuối cau trong thực đơn giảm cân của mình để có được một thân hình như ý muốn nhé!

Không chỉ có tác dụng làm đẹp, chuối cau còn giúp chữa nhiều bệnh hiệu quả

Cách sử dụng chuối cau

Với thực phẩm bổ dưỡng như chuối cau, bạn có thể áp dụng từng cách sử dụng khác nhau tùy thuộc vào sở thích của bản thân. Bên cạnh đó, với từng đối tượng sẽ có những lưu ý đặc biệt trong khi sử dụng chuối cau mà bạn nên biết.

Chuối cau có thể ăn trực tiếp khi chín hoặc vừa chín tới. Chuối có vị ngọt, bùi và hương vị rất thơm ngon. Bạn có thể sử dụng để làm bánh chuối chiên, bánh chuối hấp, bánh bông lan chuối, chè chuối,… Ngoài ra, mọi người cũng có thể dùng chuối kết hợp với món salad bổ dưỡng, sinh tố chuối,… hoặc làm các loại mặt nạ chuối để tạo ra làn da sáng, tươi trẻ và làm mờ đi các vết nhăn.

  • Với phụ nữ đang mang bầu, các bác sĩ khuyên rằng nên thêm chuối cau vào khẩu phần ăn vì nó chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng tốt cho mẹ và bé. Khi đã sinh bé, ăn chuối cau sẽ giúp mẹ sản sinh nhiều sữa hơn, cung cấp lượng dinh dưỡng cần thiết, giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn.
  • Với người mắc bệnh tiểu đường, không nên ăn chuối quá chín. Các bác sĩ khuyên rằng với đối tượng này, bạn nên sử dụng chuối khi còn hơi xanh hoặc chưa chín tới. Vì lượng đường huyết chứa trong chuối chín sẽ nhiều hơn so với khi chúng còn hơi xanh.
  • Với người tập luyện thể hình, sử dụng chuối sẽ góp phần tạo nên phần cơ bắp và những dưỡng chất cơ thể bị thiếu hụt khi luyện tập chăm chỉ. Nên ăn nhẹ 1 quả chuối cau trước khi tập để nạp thêm carbohydrate, kali kích thích cơ bắp hoạt động. Sau đó, nửa quả chuối giữa lúc tập luyện và ăn hết nửa còn lại sau khi tập xong sẽ giúp người tập giảm đau, kháng viêm và tăng hiệu quả luyện tập.

Sử dụng khi luyện tập thể hình giúp bạn hồi phục sức khỏe nhanh chóng

Qua các thông tin Vin Fruit cung cấp trên đây, chúng tôi hy vọng đã có thể giúp bạn hiểu hơn về những công dụng của chuối cau với sức khỏe. Từ đó cân nhắc bổ sung chúng vào chế độ ăn uống của bản thân và gia đình. Đừng bỏ lỡ loại trái cây đặc biệt bổ dưỡng này nhé!

Để tìm hiểu thêm về Chuối, bạn hãy lần lượt đọc qua những bài viết tổng hợp từ Vinfruits như:

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI CHUỐI VIỆT NAM CHUỐI SỨ VÀ LỢI ÍCH MÀ BẠN CẦN BIẾT TRÁI CÂY NHẬP KHẨU: TOP 5 CỬA HÀNG UY TÍN TP.HCM

Tác giả: Vinfruits

Bạn đang xem bài viết: CÔNG DỤNG MÀ CHUỐI CAU MANG LẠI. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts