Công dụng và ý nghĩa cây lan chi mà nhiều người chưa biết

Cây lan chi là gì? Cây lan chi (tên tiếng anh: Spider plant) hay còn gọi là cây dây nhện, cây mẫu tử, cỏ mệnh môn,…có nguồn gốc từ miền Nam châu Phi và những vùng nhiệt đới. Cây lan chi thuộc dòng thân cỏ mọc thành bụi nhỏ, có chiều cao khoảng 30 –…

Cây lan chi là gì?

Cây lan chi (tên tiếng anh: Spider plant) hay còn gọi là cây dây nhện, cây mẫu tử, cỏ mệnh môn,…có nguồn gốc từ miền Nam châu Phi và những vùng nhiệt đới.

Cây lan chi thuộc dòng thân cỏ mọc thành bụi nhỏ, có chiều cao khoảng 30 – 40 cm với thân được bao quanh bởi những lá xanh tươi có mép ngoài màu trắng ngà.

Cây lan chi có 2 loại cơ bản đó chính là lan chi lá sọc và lan chi lá dài. Lan chi lá dài nhìn rất giống với lá hẹ và nó không đẹp bằng lan chi lá sọc. Vì thế lan chi lá sọc là loại cây được ưa thích trong cây cảnh hơn.

Cây lan chi lá sọc (trái) và cây lan chi lá dài

Ý nghĩa phong thủy của cây lan chi

Theo dân gian, cây lan chi là biểu tượng cho sức sống dẻo dai, kiên cường, bền bỉ theo năm tháng, là sự mạnh mẽ, không chịu khuất phục trước khó khăn cũng như không truy cầu danh lợi.

Ngoài ra, nếu mong muốn tìm kiếm một loại cây giúp xua đuổi tà ma hay những điềm xấu trong cuộc sống thì đừng bỏ qua loại cây này. Bởi theo phong thủy, cây lan chi là lá bùa hộ mệnh cực tốt đem lại hạnh phúc, may mắn và thịnh vượng vượng cho người sở hữu.

Công dụng cây lan chi

Cây lan chi có khả năng hấp thụ được các chất Cacbonic và mọi khí độc vào ban đêm, cho nên nó rất thích hợp để đặt trong phòng ngủ.

Trong khoảng 24 giờ, cây lan chi có thể hấp thu 80% Formaldehyde và 95% khí CO2, Benzen, Phenyl ethylene do máy in, máy Photocopy thải ra. Bên cạnh đó nó còn có khả năng hấp thu chất Nicotine trong khói thuốc lá và tia bức xạ máy tính.

Cây lan chi hợp mệnh gì?

Với màu xanh mướt mắt, cây lan chi phù hợp với những người thuộc mệnh Thủy. Để phát huy được mặt phong thủy tốt, chủ sở hữu cây lan chi nên chọn chậu cây trồng màu xanh sẽ giúp mang đến thành công, tài lộc cho người trồng.

Bên cạnh đó, cây lan chi cũng rất hợp với người tuổi Mùi. Người tuổi Mùi trưng chậu cây lan chi trong nhà sẽ giúp mang lại những điều tốt đẹp trong công việc lẫn cuộc sống.

Vị trí đặt cây lan chi

– Ban công, cửa sổ: đây là loại cây ưa sáng hoặc chịu bóng một phần nên có thể đặt ở ban công hoặc cửa sổ sẽ giúp cây phát triển tốt.

– Trên bàn làm việc, bàn học: cây lan chi có khả năng hút được những tia độc hại phát ra từ máy tính sẽ giúp cho mắt và da.

– Công trình nội thất: cây lan chi còn được ưa chuộng làm cây cảnh để bàn trong nhà, trong bếp, trên nóc tủ, giá sách,…với sự kết hợp các loại cây khác đẹp mắt và hài hòa không gian.

Cách trồng và chăm sóc cây lan chi

– Nhân giống: Cây cỏ lan chi thường được nhân giống bằng cách tách gốc từ 1 cây mẹ ta thành nhiều cây con. Lưu ý chọn cây mẹ khỏe mạnh và đang phát triển, cây con có bộ rễ khỏe mạnh thì mới tách đảm bảo cây phát triển.

Sau khi tách ta đưa ngay cây vào trong chậu ươm với đất đã trộn đầy đủ các chất dinh dưỡng có sẳn, ta trồng cây vào trong chậu và để nơi thoáng mát và phun nước ẩm, giúp cây phát triển ổn định hơn.

– Đất trồng cây lan chi phải là đất xốp, có nhiều chất dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt. Nên chọn đất mùn có độ pH từ 6 – 7.5, có thể trộn thêm phân chuồng, xơ dừa hay tro trấu để tăng độ dinh dưỡng và giúp thoát nước tốt hơn.

Bạn có thể trồng cây trong chậu hoặc trồng trực tiếp trên đất. Khi trồng cần đặt cây vào giữa chậu hoặc giữa hố đất đã đào. Sau đó bạn nhẹ nhàng ấn đất để cây cố định, đứng thẳng rồi sau đó tưới nước vừa phải để cây có thể tiếp đất và phát triển tốt.

Chăm sóc cây lan chi

– Nước tưới: Bạn không nên tưới quá nhiều nước khi mới trồng cây xuống vì rễ cây chưa bám đất và hút nước bình thường sẽ dễ dẫn đến tình trạng úng rễ, chết cây.

– Ánh sáng: Cây lan chi là loại cây ưa mát, ánh sáng 1 phần cho nên bạn đặt cây ở nơi có ánh sáng nhẹ, vừa đủ để cây không bị héo, khô.

– Nhiệt độ: Cây lan chi phát triển tốt ở nhiệt độ từ 18 – 24 độ C, phù hợp với những nước có khí hậu nhiệt đới.

– Bón phân: Cây sẽ bị vàng lá, héo nếu không có đầy đủ chất dinh dưỡng. Bạn nên bón phân 2 tuần 1 lần trong mùa sinh trưởng. Cây lan chi là thực vật có hoa vì vậy bạn bón 1 ít phân đạm. Khi nhiệt độ xuống quá thấp khoảng dưới 4 độ C thì phải ngưng tưới và bón phân.

Để cho cây luôn đẹp ta có thể thường xuyên cắt tỉa lá khô, cành mọc kém phát triển, lá già và bị sâu bệnh, ta cắt tỉa thường xuyên sẽ giúp cho cây trở nên đẹp hơn.

  • Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh

    CafeLand – Với những tán lá hình quạt to tròn tỏa bóng mát cùng ứng dụng thiết thực trong đời sống, cây cọ cảnh ngày càng được sử dụng nhiều trong trang trí tiểu cảnh không gian nhà ở.

  • Lưu ý về phong thủy cây xanh

    Trồng cây hợp mệnh là sai lầm tương tự như việc chọn màu sắc nội thất, ngoại thất theo mệnh. Đối với cây cối, sẽ có nhiều ngũ hành tùy vào từng loại cây, hình dáng, màu sắc, tuy nhiên ngũ hành chủ đạo của cây đều là ngũ hành Mộc….

  • Lưu ý khi đặt, trồng cây xanh trong phòng ngủ

    Xu hướng kiến trúc xanh, đưa thiên nhiên vào không gian sống ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải các loại cây xanh đều có thể trồng, đặt ở bất kì nơi nào trong nhà. Đặc biệt trong phòng ngủ, nếu bạn có ý định trang trí thật nhiều cây xanh…

  • Tuổi Hợi hợp cây gì? Cách chọn cây phong thủy theo từng năm sinh

    Gia chủ tuổi Hợi là người có nhiều tài lộc hơn người khác nhưng họ lại tiêu xài hoang phí, không có kế hoạch cụ thể. Theo phong thủy, để khắc phục nhược điểm này và mang lại nhiều may mắn, nhiều người lựa chọn trồng cây phong thủy trang trí….

Bạn đang xem bài viết: Công dụng và ý nghĩa cây lan chi mà nhiều người chưa biết. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts