Đá khoáng trong nông nghiệp là gì? Ứng dụng các loại đá khoáng thường gặp
5 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khoáng hóa | Nông nghiệp sinh thái 5 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khoáng hóa | Nông nghiệp sinh thái Hiện nay xu hướng sử dụng đá khoáng trong nông nghiệp ngày càng phổ biến hơn. Bởi lẽ các loại đá này không chỉ cung…
Hiện nay xu hướng sử dụng đá khoáng trong nông nghiệp ngày càng phổ biến hơn. Bởi lẽ các loại đá này không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng, giữ ẩm tốt mà còn an toàn trong quá trình sử dụng. Một số loại đá khoáng trong nông nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay như: Perlite, Pumice, Vermiculite, Masato, Zeolite,…Để cùng tìm hiểu chi tiết về các ưu điểm của từng loại đá khoáng này thì hãy cùng Shopcaytrong tìm hiểu bài viết sau đây.
1. Đá khoáng trong nông nghiệp là gì?
Các loại đá khoáng cần thiết cho thực vật được tìm thấy trên khắp bề mặt trái đất. Đá trầm tích bao phủ tới 80% vỏ Trái đất và là thành phần chính của đất. Loại đá khoáng có những thành phần rất khác nhau, nhưng nhìn chung chúng đều cung cấp các chất khoáng giống nhau.
Đá khoáng trong nông nghiệp được hiểu là các loại đá trong tự nhiên chứa các thành phần có lợi không gây hại cho cây. Khi thêm các loại đá khoáng này vào chất trồng sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất và hỗ trợ giữ ẩm tốt hơn cho bộ rễ. Từ đó tạo điều kiện thúc đẩy cây trồng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
2. Lợi ích sử dụng đá khoáng trong nông nghiệp
Sử dụng các loại đá khoáng trong nông nghiệp mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho cây trồng. Cùng tìm hiểu một số ưu điểm nổi bật của các loại đá khoáng này dưới đây.
2.1 Loại bỏ chất gây hại và kim loại nặng
Các loại đá khoáng có vô số các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt giúp thu hút và phân giải các kim loại nặng trong nước. Từ đó, giúp đất trồng không bị nhiễm các bệnh hại hạn chế tình trạng cây bị bệnh, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển sau này.
Ngoài ra, một số loại đá khoáng còn được sử dụng để khử mùi hôi trong nước uống và hạn chế sự phân hủy các chất.
2.2 Giàu chất khoáng
Đá khoáng chứa nhiều các khoáng chất dinh dưỡng có lợi cho cây như Canxi, Kali, Magie,…Vì vậy nó thường được đặt trong các bể cá, chậu hoa, và phối trộn để làm đất trồng cây.
2.3 Có khả năng cân bằng độ PH của nước
Không chỉ giàu khoáng chất mà các loại đá khoáng còn có khả năng cân bằng độ pH trong đất. Đối với những nguồn nước có axit hoặc bazơ mạnh thì bạn chỉ cần thêm đá khoáng vào. Sau một thời gian ngắn thì độ pH dễ dần chuyển về khoảng ổn định từ 7,2-7,4. Và bạn có thể tiếp tục sử dụng nguồn nước này phục vụ các nhu cầu sinh hoạt.
2.4 Có tác dụng hoán đổi ion
Một đặc điểm khác đá khoáng đó là khả năng hút bắt và hoán đổi ion. Nhờ vậy các chất bẩn độc hại trong nước sẽ được tách ra và chỉ còn nước sạch. Bạn chỉ cần lọc và có thể sử dụng như nước uống hằng ngày bình thường.
3. Một số loại đá khoáng trong nông nghiệp
Để tận dụng được những lợi ích của các loại đá khoáng trong nông nghiệp thì bạn có thể tham khảo một số loại được sử dụng phổ biến hiện nay dưới đây.
3.1 Perlite BA
Đá Perlite BA (đá trân châu) là loại đá khoáng có nguồn gốc từ núi lửa và đã trải qua quá trình gia công công nghiệp. So với đá Perlite dạng thô, cứng, màu đen hoặc xám thì Perlite BA nhẹ, xốp và có màu trắng.
Cũng như các loại đá núi lửa khác, Perlite khá nặng và đặc khi ở dạng tự nhiên. Tuy nhiên khi được nung nóng thì Perlite BA lại nở lớn về thể tích, rất nhẹ và xốp.
- Đá Perlite thường chứa các thành phần sau: 70-75% SiO2, 0.02% MgO, 0.6% Fe2O3, 0.2% CaO, 12.16% Al2O3, 0.3% MnO.
- Các thành phần vật lý và hóa học của Perlite BA không thay đổi khi được gia công ở nhiệt độ cao.
Một số công dụng của đá Perlite được ứng dụng phổ biến như:
- Điều hòa và cải tạo đất: Đá Perlite BA khi được phối trộn với đất sẽ hạn chế tình trạng nén chặt, từ đó giúp đất thoáng khí và cho phép nước dễ dàng đi qua hệ thống rễ cây. Thêm vào đó với các thành phần khoáng chất tự nhiên có lợi của đá trân châu cũng giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho đất. Từ đó cây hấp thụ chất dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh.
- Giữ ẩm và hỗ trợ thoát nước tốt: Với cấu trúc thể hang (dạng xốp) và nhiều lỗ nhỏ li ti giúp Perlite BA hấp thụ nước tốt hơn. Điều này góp phần giúp rễ luôn luôn được cấp nước đầy đủ và tiết kiệm thời gian tưới tiêu cho cây. Thêm vào đó, đá trân châu khi phối trộn cùng các giá thể khác còn hỗ trợ chống ngập úng và thoát nước mỗi khi mùa mưa tới rất hiệu quả.
- Giúp giá thể trồng nhẹ hơn: Với cấu trúc thể hang (dạng xốp) và nhiều lỗ nhỏ li ti giúp Perlite BA hấp thụ nước tốt hơn. Điều này góp phần giúp rễ luôn luôn được cấp nước đầy đủ và tiết kiệm thời gian tưới tiêu cho cây. Thêm vào đó, đá trân châu khi phối trộn cùng các giá thể khác còn hỗ trợ chống ngập úng và thoát nước mỗi khi mùa mưa tới rất hiệu quả.
Nhờ những công dụng tuyệt vời của mình mà Perlite BA được ứng dụng nhiều trong trồng trọt như trồng rau, hoa, cây cảnh,..
3.2 Pumice
Đá bọt Pumice được hình thành từ dung nham núi lửa. Trong quá trình dung nham nóng chảy, không khí trong núi lửa thoát ra ngoài, tạo thành bong bóng nhỏ nổi lên bề mặt dung nham (cách tạo thành bong bóng này tương tự như bong bóng khi tạo ra một loại thức uống có ga).
Thành phần hóa học: chủ yếu có trong đá bọt Pumice là SiO2 chiếm tỉ lệ trên 70%. Bên cạnh đó là các hợp chất Al2O3, Fe2O3, FeO,…..
Một số ứng dụng của đá bọt Pumice như:
- Ủ phân và cải tạo đất
- Làm giá thể trồng cây như: bonsai, xương rồng, sen đá, các loại hoa, rau củ quả,..
- Lót chậu hỗ trợ thoát nước
- Lọc nước và làm thủy canh
3.3 Vermiculite
Đá Vermiculite là một khoáng chất phyllosilicate thủy tinh, trải qua sự giãn nở đáng kể khi được đun nóng thủy nhiệt của biotite hoặc phlogopite.
Thành phần hóa học :38-46% silicon oxide (SiO2), 16-35% magnesium oxide (MgO), 10-16% aluminum oxide (Al2O3), 8-16% nước, cộng với lượng nhỏ một số hóa chất khác.
Một số đặc điểm đá khoáng Vermiculite:
- Không hòa tan trong: Chất lỏng hữu cơ, dung dịch kiềm, dầu, nước và hầu hết các axit, ở nhiệt độ môi trường.
- Ổn định ở nhiệt độ: lên đến 1200 độC và không cháy.
- Khả năng hấp thụ chất lỏng rất cao: 3-4 lít mỗi kg đối với hầu hết các loại chất lỏng
- Trơ với hầu hết các hóa chất ở nhiệt độ môi trường.
- Vô trùng, sạch và không mùi, không độc hại và không gây dị ứng.
- Khả năng trao đổi cation rất cao, thoáng khí.
Nhờ những đặc điểm vượt trội mà đá khoáng Vermiculite được ứng dụng nhiều trong nông nghiệp như:
- Ươm mầm và sử dụng trồng rau mầm phổ biến
- Nhân giống cây
- Làm giá thể trong hỗn hợp bầu
- Trồng các loại cây bụi
- Trong chăn nuôi Vermiculite là môi trường ủ vô trùng, giữ ẩm tối đa cho hầu hết trứng bò sát
3.4 Masato BA
Là loại đá khoáng tự nhiên, có tính kiềm trung bình, gần giống đá núi lửa. Được coi là đá dược liệu không độc hại, vô hại và có hoạt tính sinh học. Qua kính hiển vi điện tử có thể thấy đá Masato có rất nhiều lỗ. Oxy được giải phóng từ vô số lỗ nhỏ trong đá.
Thành phần hóa học: SiO2 (68.2%); CaO (2.60%); MgO (0.9%); Fe2O3 (3.10%); Al2O3 (15.4%); K2O (4.20%); Na2O (4.20%)
Một số ưu điểm nổi bật của đá Masato BA như:
- Hút và phân giải kim loại nặng
- Cung cấp chất khoáng và dung hòa kiềm
- Giảm thiểu, hấp thụ thuốc trừ sâu, hóa học để đảm bảo cây trồng an toàn
- Chất cải tạo đất hiệu quả, kích hoạt các khoáng chất
Ứng dụng đá Masato BA
- Trồng cây và làm vườn: Masato BA được sử dụng nhiều trồng sen đá và xương rồng giúp cây lên màu đẹp hơn.
- Lọc nước và xử lý chất thải
- Phối trộn làm thức ăn cho gia súc, gia cầm
3.5 Zeolite
Đá Zeolite là một loại đá khoáng có tính kiềm, có nguồn gốc từ núi lửa. Zeolite có khả năng trao đổi Cation rất cao. Zeolite được ưa chuộng trong nông nghiệp bởi khả năng giữ dinh dưỡng vượt trội, cải tạo đất, tránh ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Một số ưu điểm của đá khoáng Zeolite:
- Giữ dinh dưỡng cho đất: Zeolite mang các điện tích âm giữ các ion dương như Nito, Amoni, Kali cacbonat. Hệ thống mao mạch rộng của nó giữ lại các dưỡng chất tốt và nhả ra khi rễ cây cần.
- Thông thoáng khí: Zeolite làm giảm độ nén chặt đất. Nó không phản ứng nhiều với các vi sinh trong đất nên có thể tồn tại được lâu.
- Cải tạo đất: Sử dụng Zeolite như một lớp lót trước khi gieo trồng giúp lượng phân bón được giữ lại tối ưu. Từ đó hạn chế phân thuốc tồn dư chảy xuống các mạch nước ngầm gây ô nhiễm môi trường.
Nhờ những ưu điểm này nên Zeolite được dùng phối trộn giá thể trồng cây. Đặc biệt đây là loại đá khoáng được ưa chuộng để rải mặt sen đá hàng đầu hiện nay.
4. Một số ứng dụng khác của các loại đá khoáng
Ngoài được sử dụng trong trồng trọt thì các loại đá khoáng còn được sử dụng ở một số lĩnh vực khác như:
- Ứng dụng trong thủy sinh: Đá khoáng có khả năng trao đổi Ion rất tốt, vì thế nếu thả chúng vào nước nuôi cá thủy sinh, nó sẽ phát huy công dụng cân bằng được độ ph trong nước, giúp nước mềm hơn. Đồng thời loại bỏ đáng kể lượng hóa chất tồn đọng và tăng cường lượng oxy cho cá phát triển khỏe mạnh.
- Ứng dụng trong y học: Đá khoáng cũng được ứng dụng nhiều trong y học cổ truyền. Cụ thể người ta sử dụng nó để điều trị một số chứng bệnh mãn tính như mất ngủ, căng thẳng, da liễu, tăng cường lưu thông máu…
- Dùng làm lõi lọc: Với hàng triệu lỗ nhỏ trong cấu tạo bề mặt, đá khoáng có thể khử sạch mùi hôi, làm phân giải hoàn toàn các hóa chất ô nhiễm, vi khuẩn lẫn trong nguồn nước uống. Bên cạnh đó nó còn cung cấp thêm nguồn khoáng chất dồi dào có lợi cho cơ thể. Đá khoáng hiện đang có mặt ở các sản phẩm lõi lọc nước trên thị trường.
Trên đây là bài viết giới thiệu đến bạn đọc về đá khoáng trong nông nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng với những kiến thức mà Shopcaytrong đã cung cấp các bạn đã hiểu rõ hơn về các loại đá khoáng này. Nếu bạn có nhu cầu mua các giá thể đất trồng cây thì hãy liên hệ ngay với Shopcaytrong thông qua:
- Khách hàng cá nhân: đặt hàng tại www.shopcaytrong.com hoặc www.facebook.com/shopcaytrongvn
- Khách hàng đại lý, doanh nghiệp, nhà vườn: liên lạc hotline 0901 455 789