Đặc điểm sinh trưởng và cách chăm sóc « iuHoa

Vẻ đẹp của lan trầm tím- Cách trồng và chăm sóc Vẻ đẹp của lan trầm tím- Cách trồng và chăm sóc Trong thế giới loài lan, phải nói rằng lan trầm là một trong những loại lan quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Dù là dòng lan trầm nào đi chăng nữa,…

Vẻ đẹp của lan trầm tím- Cách trồng và chăm sóc
Vẻ đẹp của lan trầm tím- Cách trồng và chăm sóc

Trong thế giới loài lan, phải nói rằng lan trầm là một trong những loại lan quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Dù là dòng lan trầm nào đi chăng nữa, hoa lan trầm vẫn mang một đặc điểm chung là sắc hoa rực rỡ, quyến rũ và thu hút mọi ánh nhìn. Kỹ thuật trồng hoa lan trầm khá phức tạp, nhưng nếu bạn hiểu hơn về loài lan này thì việc trồng lan trầm không khó như bạn nghĩ đâu nhé ^^.

Hình ảnh hoa lan trầm

Nguồn gốc, xuất xứ của loài lan trầm

Lan trầm, tên khoa học là Dendrobium Nestor, là loài lan được lai tạo bởi 2 loại gồm lan giả hạc (Dendrobium Anosmum) và Hoàng Thảo Tím (Dendrobium Parishii), có lẽ bởi vậy mà loài lan này mang một vẻ đẹp khác lạ, vô cùng đặc biệt. Năm 1893, Veitch đã nghiên cứu để tìm ra những đặc điểm nổi bật của Giả Hạc và Hoàng Thảo Tím để lai tạo ra lan trầm hiện nay. Hoa lan trầm có nhiều đặc điểm khá giống với loài lan Giả Hạc, nhưng thân của lan trầm ngắn hơn và sắc tím đặc trưng hơn.

Hình ảnh hoa lan trầm

Đặc điểm của cây lan trầm

Lan trầm có lá xanh khá đậm màu, có nhiều sọc trắng mờ xuôi dọc theo bề mặt của lá, mỗi lá có kích thước khoảng từ 6 – 10cm và nhọn dần về phần đầu lá. Lan trầm có thân rủ xuống đất, đường kính trung bình của thân khoảng 1cm và thường có màu xanh cốm với các sọc trắng mờ xung quanh.

Loài hoa lan trầm có rễ thuộc dạng rễ chùm và phần đầu của rễ thường là màu tím hoặc xanh trắng, phần thân rễ có màu trắng ngà. Cần của loài lan trầm có kích thước khoảng 5cm và tùy thuộc vào kích thước của thân cây kích thước này sẽ lớn nhỏ khác nhau ở mỗi cây, cần thường mọc tại các phần mắt thân. Mỗi cần hoa lan trầm thường cho ra từ 2 – 7 bông tùy vào mùa ra hoa và cách chăm sóc.

Ngày nay, hoa lan trầm đã được lai tạo nên có nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là màu tím. Hoa rủ hướng xuống đất và thường có kích thước khá nhỏ khoảng 3 – 5cm. Hoa của lan trầm có hương thơm dịu và thời gian ra hoa kéo dài khá lâu. Dù mỗi loài lan đều có những đặc trưng riêng nhưng tất cả chúng đều có vẻ đẹp rực rỡ và thu hút, hương thơm dịu ngọt, quyến rũ có thể làm mê hoặc bất kỳ ai khi ngắm nhìn.

Hoa lan trầm đẹp rực rỡ

Phải nói lan trầm là một trong những loài lan có nhiều dòng loại nhất. Theo thống kê thì trên thế giới có đến 30 loại khác nhau, tại Việt Nam xuất hiện khoảng 9 loại. Ở bài viết này, mình sẽ giới thiệu cụ thể hơn những dòng lan trầm được ưa chuộng tại Việt Nam để các bạn có thể hiểu rõ hơn và phân biệt được khi bắt gặp.

Lan trầm rừng Điện Biên

Đây là loại lan trầm được tìm thấy tại khu vực rừng Điện Biên. Loài lan này hiện nay rất quý hiếm vì cây được tìm thấy ở đây có nguồn gốc thuần chủng không lai tạp hay cấy ghép với loài lan khác và đã được người dân khai thác gần hết.

Trong các loài lan trầm Điện Biên, nổi bật nhất hiện nay phải kể đến là lan trầm tím Điện Biên bởi màu sắc rất bắt mắt và quý hiếm. Lan trầm Điện Biên có thân rủ xuống và kích thước của thân khoảng 1cm. Thân lan trầm có màu xanh cốm, trên thân có các vết sọc trắng nhạt. Lá rủ xuống và mọc so le với nhau, có kích thước khá lớn.

Lan trầm Điện Biên

Lan trầm vàng

Lan trầm vàng hay còn được gọi là lan mai vàng, tên khoa học Dendrobium Ochreatum, được tìm thấy nhiều ở khu vực rừng Lai Châu, Lào Cai, Sơn La,.. Lan trầm vàng có thể làm mê hoặc người chiêm ngưỡng bởi nét đẹp sang trọng và hương thơm quyến rũ của hoa. Lan trầm vàng thường được trồng trên gỗ lũa, là loài lan khá khó trồng. Lan trầm vàng sống thích nghi với vùng cao lạnh giá. Hoa có mùi thơm dịu nhẹ và quyến rũ như trầm hương, thường ra hoa vào mùa xuân với màu vàng rực rỡ.

Lan trầm vàng là loại lan khá quý và thường được trồng trong chậu. Khi chọn lan trầm vàng để trồng, bạn nên chọn chậu có kích thước phù hợp với cây, để tôn lên nét đẹp và hình dáng của loài lan này.

Lan trầm vàng

Lan trầm parishii

Lan trầm parishii, tên khoa học là Dendrobium Parishii, là loại hoa lan ưa ẩm, cây phát triển tốt ở vùng khí hậu se lạnh. Tại Việt Nam, loài lan này thường xuất hiện chủ yếu ở tỉnh Điện Biên. Thân của cây là dạng thân thòng, mềm, lá rủ xuống. Lá của lan trầm parishii có nhiều sọc trắng mờ dọc theo lá. Điều đặc biệt của loài lan trầm parishii là vào thời gian cuối năm, cây sẽ ngừng phát triển và rụng lá nhưng cây vẫn có thể hút nước qua rễ nuôi thân để năm tới ra hoa.

Lan trầm parishii hiện được giới chơi lan ưa chuộng vì hoa rất thơm, thường xuyên ra hoa và dễ trồng, cùng với đó là màu sắc ấn tượng.

Lan trầm Parishii

Lan trầm rồng đỏ

Cây lan trầm rồng đỏ, tên khoa học là Den Nestor Red Dragon. Loại cây này là từ kết quả lai tạo giữa giả hạc và song hồng. Có nguồn gốc tại Myanmar, lam trầm rồng đỏ phần lớn có sắc đỏ trầm. Ngoài ra, có một số trường hợp đột biến tạo ra những cây có màu đỏ tươi với số lượng rất hiếm nên cây được nhiều người sưu tầm.

Lan trầm rồng đỏ thường có sắc vàng hoặc trắng ở đuôi cánh hoa. Thân của cây uốn cong và to, trông giống như một con rồng đang uốn lượn.

Ý nghĩa hoa lan trầm

Ngoài vẻ đẹp cuốn hút, hương thơm quyến rũ và thường nở vào đúng dịp Tết nên hoa lan trầm rất được ưa chuộng để làm hoa trưng tết. Với vẻ đẹp yêu kiều, màu sắc rực rỡ, lan trầm mang ý nghĩa của sự tích cực, mang lại sự may mắn và tài lộc đến cho gia đình gia chủ.

Hoa lan trầm còn được dùng để chiết xuất ra các loại mỹ phẩm, nước hoa…, mang một hương thơm huyền bí và quyến rũ nên rất được yêu thích.

Lan trầm mang nhiều ý nghĩa

Kỹ thuật trồng cây lan trầm

Chọn giống và xử lý giống

Lam trầm là một trong những loài hoa đòi hỏi yêu cầu khá khắt khe về chọn giống và quá trình chăm sóc. Vì thế mà việc chọn những giống cây khỏe và có chất lượng tốt là rất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Bạn nên chọn cây giống đã phát triển được vài lá, cây sinh trưởng khỏe mạnh, lá xanh mướt và không bị tổn thương.

Sau khi mua cây giống về, nên tiến hành vệ sinh thân và rễ của cây bằng nước. Để phòng trừ sâu bệnh hại ảnh hưởng đến cây giống, bạn nên ngâm phần rễ của lan trầm vào dung dịch Physan sát khuẩn khoảng 30 phút – 1 giờ, sau đó vớt ra và để ráo trong vài tiếng là bạn có thể ghép cây giống vào thân gỗ.

Ngoài việc mua ở các trung tâm hoa giống, bạn cũng có thể nhân giống lan trầm bằng những cách dưới đây nhé.

Video tham khảo cách nhân giống

Cách ghép lan trầm trực tiếp vào thân gỗ

Đối với việc chọn giá thể, bạn nên chọn thân gỗ từ cây vú sữa, xoan đào hoặc gỗ lũa bởi các loại thân cây này có lớp vỏ dày và xốp rất thuận lợi cho sự phát triển của lan.

Phần rễ của cây, bạn nên cố định chắc chắn bằng cách bắn ghim rễ cây và cố định vào thân gỗ. Sau đó, dùng bình phun sương tưới nhẹ quanh thân gỗ để cây giống nhanh hồi phục và thích ứng với môi trường sống mới.y Khi cố định rễ vào thân cây, bạn nên đặt mắt ngủ của thân ra ngoài và thao tác cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm đứt rễ hoặc tổn thương đến rễ các bạn nhé.

Video tham khảo cách ghép lan trầm vào gỗ

Một số lưu ý khi chăm sóc lan trầm

Đảm bảo nhiệt độ và ánh sáng

Hoa lan trầm ưa sáng nhưng cũng có thể sống ở bóng râm. Nếu muốn cây sinh trưởng tốt và cho sai hoa thì nên trồng ở nơi ánh sáng bán phần. Độ ẩm cho cây bạn nên duy trì ở mức 90̀̀̀̀%.

Về nước tưới

Lan trầm có nhu cầu nước trung bình, thời gian đầu khi vừa trồng cây, bạn nên tưới nước cho cây 2 lần/ ngày vào buổi sáng và chiều mát. Lưu ý khi tưới bạn nên dùng bình phun sương để tránh tưới quá mạnh làm tổn thương đến cây.

Về phân bón

Khi lan trầm bắt đầu bén rễ và phát triển những chồi non. Bạn có thể cung cấp dưỡng chất cho cây, tiến hành phun trung lượng và vi lượng cho cây 1 lần để cây sinh trưởng tốt hơn nhé.

Về phòng trừ sâu bệnh hại

Hoa lan trầm hay gặp các bệnh phổ biến như bọ, rệp.., hoặc bị các loại nấm tấn công gây hại đến cây. Vì vậy, bạn nên quan sát cây thường xuyên để có thể biết được tình trạng của cây. Nếu cây bị côn trùng hoặc nấm tấn công, bạn có thể tiến hành phun thuốc trừ sâu và nấm cho cây.

Video tham khảo cách chăm sóc lan trầm

Một số hình ảnh đẹp khác của hoa lan trầm

Nguồn tham khảo thông tin:

Bạn đang xem bài viết: Đặc điểm sinh trưởng và cách chăm sóc « iuHoa. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts