Đặc điểm và tập tính loài Kiến

Kiến – loài côn trùng đông đúc nhất thế giới Kiến có tập tính xã hội cực cao thuộc họ Formicidae, có bà con với loài ong, bộ Hymenoptera. Trên thế giới người ta đã thống kê được khoảng 12.500 loài kiến, chúng có mặt hầu như ở khắp mọi nơi trên thế giới trừ…

Kiến – loài côn trùng đông đúc nhất thế giới

Kiến có tập tính xã hội cực cao thuộc họ Formicidae, có bà con với loài ong, bộ Hymenoptera. Trên thế giới người ta đã thống kê được khoảng 12.500 loài kiến, chúng có mặt hầu như ở khắp mọi nơi trên thế giới trừ vùng băng giá và đại dương, tập trung chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Kiến là một loài côn trùng xã hội thu nhỏ của loài người, sống bầy đàn và tập tính xã hội cực cao. Kiến biết bảo vệ lẫn nhau, trao đổi thông tin, “chăn nuôi” sâu bọ và nấm làm thức ăn, cũng như bóc lột hay bắt nô lệ.

Tổ kiến là nơi trú ẩn của hàng triệu cá thể kiến, đứng đầu là kiến chúa, còn lại hầu như là các kiến thợ cái với cơ quan sinh sản phát triển chưa đầy đủ với những nhiệm vụ như tìm kiếm thực ăn, nuôi nấng kiến con và đánh nhau khi có chiến tranh. Kiến đực có nhưng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn làm nhiệm vụ giao phối với kiến chúa để duy trì nòi giống. Có thể nói rằng, cả tổ chỉ toàn kiến cái!

Quá trình tiến hóa:

Theo các phân tích về hệ thống sinh học, Kiến tiến hóa từ giữa kỉ Phấn trắng (Creta), khoảng 130 – 180 triệu năm trước đây. Sau khi cây hạt kín xuất hiện, kiến tách thành nhiều giống loài, cũng trở thành loài thống trị thế giới từ 60 triệu năm trước.

Cấu trúc cơ thể:

“Kiến có thể nâng vật nặng gấp hàng chục lần cơ thể”

Kiến hầu hết mang màu đen, nâu hoặc màu đất, một số khác có màu vàng, xanh lục, xanh dương hay tím. Kích thước cơ thể của loài to nhất có thể đạt 2.5 cm, loài nhỏ nhất lại chỉ tầm 0.1cm.

Tuy nhỏ bé nhưng kiến có khả năng đáng kinh ngạc, chúng có thể khiêng một vật nặng gấp 50 lần trọng lượng cơ thể. Nói cho dễ hiểu, nếu con người có được khả năng của Kiến, một người nặng 50kg có thể đem trên mình một vật nặng đến 3 tấn!

Cơ thể kiến có nhiều điểm đặc trưng riêng so với các loài côn trùng khác.

Chúng có căp râu gấp khúc, có một nốt tròn chuyển tiếp giữa ngực và bụng hay còn gọi là eo.

Cơ thể kiến chia làm 3 phần chính: đầu, ngực và bụng.

Đầu kiến có 2 cần ăngten, mắt và miệng. Ăng ten là nơi cảm nhận mùi vị, nghe ngóng và nhận biết môi trường xung quanh. Hai cần này chuyển động không ngừng nhằm định hướng ngửi mùi trong không khí, tìm thức ăn, và nhận biết đồng loại. Mắt kiến thuộc hệ đa tròng, hay có thể hiểu là có nhiều tròng mắt. thường mỗi mắt kiến có 6 tròng nhưng một số loài lên đến 1000 tròng.

Kiến chúa và kiến đực thường nhiều tròng hơn kiến thợ.mỗi tròng mắt cấu tạo như màn hình TV với cấu tạo điểm ảnh (pixel), theo đó mỗi tròng mắt kiến chỉ thấy một phần của vật thể. Nhờ vào con mắt tổng hợp này, kiến có thể dễ dàng nhìn thấy sự chuyển động của các vạt thể Hơn nữa, kiến có cho mình đôi hàm chắc khỏe với hàm dưới dùng để vận chuyển thức ăn, vũ khí tự vệ, dụng cụ xây tổ.

Ngực kiến có 3 cặp chân, duối cùng mỗi chân có dạng cái móc giúp chúng leo trèo dễ dàng hơn. Kiến chúa, kiến đực có thêm một đôi cánh ở ngực dùng khi giao phối, kiến thợ không bao giờ mọc cánh.

Bụng kiến là nơi tập trung của rất nhiều cơ quan, bao gồm cà cơ quan sinh sản. Hầu hết các loài kiến đều có kim châm, đó chính là vũ khí để chúng tự vệ, bảo vệ tổ hay phóng hóa chất làm tê liệt con mồi. Loài không có ngòi có thể phun độc từ đít bụng

Chu kì sống của kiến:

Vòng đời của một chú kiến bắt đầu từ quả trứng. Kiến chúa thường đẻ trứng nở ra kiến thợ, nhưng vào một thời kỳ nhất định trong năm thì đẻ trứng nở ra kiến đực và kiến chúa tơ. Vòng đời của kiến “biến thái hoàn toàn” và phải trải qua 4 giai đoạn: trứng -> ấu trùng -> cá thể nhộng -> Kiến trưởng thành. Khi còn là ấu trùng, bởi không có chân nên ấu trùng kiến phụ thuộc hoàn toàn vào các con kiến khác trong tổ.

Giai đoạn ấu trùng kéo dài vài tuần trước khi nó nở thành nhộng. Một số loại ấu trùng tự nhả tơ và bọc mình trong một cái kén trắng bạc trước khi trở thành nhộng. Nhộng kiến là những con kiến non mình trong suốt, không ăn và bất động, sau khoảng 2 tới 3 tuần thì trở thành kiến.

Kiến thợ sau khi trưởng thành sẽ thực hiện những công việc như các kiến thợ khác, tìm thức ăn cho kiến chúa và đàn ấu trùng con. Đồng thời chúng chăm sóc trứng, ấu trùng và nhộng còn kiến chúa lại tiếp tục đẻ trứng. Sau thời gian này, kiến thợ sẽ chuyển sang đào hang, tìm kiếm nguồn thức ăn, bảo vệ tổ Kiến khỏi kẻ thù. Việc thay đổi công việc thường diễn ra đột ngột hay được gọi là công việc thời vụ.

Tuy nhiên với 1 số loài, cấp độ Kiến cao hay thấp phụ thuộc vào kích cỡ. Kiến thợ sẽ tiến hóa theo các kích cỡ khác nhau: nhỏ, vừa, lớn.

Các loài Kiến lớn sẽ tiến hóa không đều với chiếc đầu to, cùng 1 đôi hàm to lớn, rắn chắc. Có thể gọi chúng là Kiến lính bởi cặp càng to khỏe thì sẽ là vũ khí giúp chúng bảo vệ tổ. Kiến lính có nguồn gốc là kiến thợ và nhiệm vụ của chúng cũng không khác biệt mấy so với kiến thợ bé hơn.

Mỗi xã hội loài kiến có thể có nhiều kiến chúa nhưng thường chỉ có 1 con cho một tổ kiến. Nhiệm vụ duy nhất của kiến chúa là sinh sản. Kiến chúa đẻ trứng trong cả vòng đời của mình, và hầu hết nở ra kiến thợ. Vào thời gian thích hợp, kiến chúa và kiến đực sẽ bay ra khỏi tổ. Chúng giao phối trong khi bay. Sau đó, kiến đực sẽ rụng cánh và chết đi còn kiến chúa sẽ tìm nơi để làm một cá thể tổ kiến hoàn toàn mới. Ngoài ra, khi trong tổ có nhiều kiến chua, việc một kiến chúa tách tổ sẽ đem theo một lượng kiến thợ trung thành đến một nơi ở thích hợp mới và xây dựng một đế chế mới.

Kiến chúa có tuổi thọ lâu nhất, khoảng từ 10 tới 20 năm. Kiến thợ có vòng đời ngắn hơn nhiều, chỉ sống từ 1 đến 5 năm. Kiến đực còn đoản mệnh hơn khi sống được vài tuần tới vài tháng và chết sau khi giao phối. Một tập đoàn kiến có thời gian tồn tại khá dài.

Tập tính và đặc điểm sinh thái của loài kiến:

“Kiến sử dụng Pheromone để đánh dấu đường đi”

Có một chất hóa học đặc biệt giúp kiến lien hệ với nhau gọi là pheromone. Bộ râu dài của kiến có chức năng giống với nhiều loại côn trùng khác như định vị được mùi vị, vị trí của thức ăn, Cặp râu cũng là nơi thu thập thông tin về môi trường ngoài cho kiến.

Khi di chuyển, kiến tiết ra pheromone trên đường đi giúp các con kiến khác trong đàn tìm được đường và lần theo. Trên đường đi nếu dấu vết bị cắt khúc, kiến sẽ chủ động tìm ra một con đường mới dẫn đến vị trí của thức ăn. Nếu thành công, chúng sẽ lại đánh dấu lại dấu vết trên con đường này để các cá thê 3 kiến khác lần theo. Có một điểm thú vị là vị trí của tổ kiến được xác định dựa trên trí nhớ về địa hình và hướng của mặt trời.

Pheromone còn đặc biệt quan trọng trong mùa sinh sản, pheromone tiết ra giúp kiến chúa thu hút các con đực.

Một công dụng khác của pheromone là cảnh báo. Khi một cá thể kiến bị thương nặng trong quá trình bảo vệ tổ sẽ sẽ tiết ra chất pheromone có nồng độ cao hơn bình thường để làm tín hiệu cảnh báo cho các cá thể khác nhận ra kẻ thù mà chúng đang đối mặt vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt, ở một số loài kiến khác, pheromone còn được dùng như một chất gây nhiễu kiến kẻ thù tự quay sang tiêu diệt lẫn nhau.

Ngoài ra, tình trạng sức khỏe của một cá thể kiến nào đó cũng có thể đươc nhận biết bởi pheromone còn lưu lại trên thức ăn.

Tự vệ và bảo vệ tổ:

Kiến dùng lợi thế của mình là đôi hàm chắc khỏe để tấn công kẻ thù, hòng tự vệ và bảo vệ tổ khỏi sự xâm phạm.

Ngoài việc dùng đôi hàm chắc khỏe, nhiều loài kiến còn có khả năng tiêm chất độc thông qua vòi chích hay vết cắn.

Ngoài tự vệ, kiến có một nghĩa vụ khác là bảo vê 5 tổ khỏi dịch bệnh lây nhiễm.

Một số con trong đàn sẽ được phân công dọn dẹp, giữ vệ sinh cho tổ, dọn dẹp cũng như mai táng xác những con kiến đã chết như đã nói ở trên.

Cấu trúc tổ:

Tổ kiến có thể được xây dựng dưới đất hay đặt trên cây tùy từng loài. Tổ kiến có cấu tạo phức tạp với rất nhiều lối đi, các loài kiến du mục cũng thường xuyên thay đổi vị trí đặt tổ. Vật liệu làm tổ là những thứ kiến có thể dễ dàng tìm được như đất, lá, rễ cây,… Vị trí đặt tổ cũng được chúng nghiên cứu và chọn lựa kĩ càng.

Thức ăn:

Thức ăn của kiến rất đa dạng. Một số ăn hạt giống, săn động vật nhỏ hay cả nấm… nhưng hầu hết chúng thích đồ ngọt nhu mật của rệp vừng. Hầu hết những gì chúng làm được là nhờ vào bản năng. Kiến tìm kiếm thức ăn ở khắp mọi nơi, đôi khi là cướp được từ những tổ kiến khác.

Bạn đang xem bài viết: Đặc điểm và tập tính loài Kiến. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts