Đại học Thú y tư vấn cách phòng và điều trị bệnh thường gặp ở thỏ
Cách Nuôi Thỏ Khi Mới Bắt Về | NKNN Cách Nuôi Thỏ Khi Mới Bắt Về | NKNN Đại học Thú y tại Hà NộiĐịa chỉ: Thầy Bình, Khoa Thú y, Số 60B, Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội. Thỏ là vật nuôi có khả năng đề kháng yếu, khi mắc bệnh thỏ dễ…
Đại học Thú y tại Hà Nội
Địa chỉ: Thầy Bình, Khoa Thú y, Số 60B, Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Thỏ là vật nuôi có khả năng đề kháng yếu, khi mắc bệnh thỏ dễ chết. Do vậy khi chăn nuôi thỏ, phòng và điều trị bệnh là một trong những khâu rất quan trọng.
– Bệnh khiến thỏ bị sổ mũi, chất dịch chảy ra từ mắt vả mũi thỏ khiến thỏ bị hắt hơi và ho. Nguyên nhân gây ra bệnh là do thỏ bị nhiễm khuẩn, khi mà sức đề kháng của chúng kém hoặc chúng bị stress quá cao.
Cách phòng và điều trị một số bệnh hay gặp ở thỏ.
– Cách phòng và điều trị bệnh nhiễm khuẩn ở thỏ:
+ Giai đoạn đầu: Dùng các loại thuốc như sulfadimethoxine và tetracycline để ngăn chặn khả năng bệnh tái phát. Ngoài ra bà con cần bổ sung thêm sulfadimethoxine nồng độ 0,025% vào thức ăn trong khoảng 3-4 tuần hoặc pha vào nước cho thỏ uống nhằm tránh lây nhiễm cho thỏ khác. Thỏ nhiễm bệnh cần tiêu hủy và dùng giống khỏe mạnh thay thế. Ngoài ra cần phải giữ vệ sinh chuồng trại và thức ăn nước uống cho thỏ.
– Bệnh do ký sinh trùng gây ra, làm giảm sức khỏe của thỏ, đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến gan. Những dấu hiệu của bệnh thường gặp như kém ăn, tiêu chảy, chướng bụng, sút cân nhanh.
– Cách phòng và điều trị: Cách phòng ngừa bệnh tốt nhất là giữ vệ sinh chuồng trại, thức ăn chăn nuôi, nước uống cho thỏ. Có thể trộn sulfadimethoxine 0,025% vào thức ăn hoặc nước uống cho thỏ trong khoảng 3-4 tuần.
– Thỏ mắc bệnh thường lấy chân để dụi mắt khiến mắt càng nhiễm nặng. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn, khói bụi, thuốc xịt hoặc nhiễm khí độc.
– Cách phòng và điều trị: Không nuôi thỏ ở gần những nơi có độc tố gây kích thích, nếu thỏ bị nhiễm thì bà con cần làm sạch mắt cho chúng bằng nước rửa sulfathiazole 5%. Khi phát hiện thỏ bệnh cần điều trị ngay để tránh lây bệnh cho con khác.
Cách điều trị bệnh viêm kết mạc cho thỏ.
– Đây là bệnh rất thường gặp ở những vật nuôi trong gia đình như chó, mèo, thỏ… Khi thỏ bị nhiễm ve bọ ở tai, chúng thường lắc đầu, gãi tai tạo thành những vết xước lớn. Những trường hợp nặng, thỏ có thể bị co thắt cơ mắt, tổn thương đến dây thần kinh, thỏ sút cân thậm chí gây nhiễm trùng thứ cấp ở tai.
– Cách phòng và điều trị: Dùng dầu khoáng massage vào tai thỏ 3 – 4 lần/ngày để bớt ve bọ kí sinh trên tai thỏ. Dùng hỗn hợp iodoform, ête, dầu thực vật theo tỉ lệ 1:10:25 bôi vào tai thỏ. Đến khi những vết xước trên tai thỏ bong da thì lặp lại cách điều trị 1 lần nữa trong khoảng 6-10 ngày. Đặc biệt cần giữ gìn chuồng trại nuôi thỏ luôn được sạch sẽ, cách ly với những con thỏ khác để tránh lây bệnh.