Đánh giá tác động môi trường cơ sở nuôi trồng thủy sản 2021
VN-TQNTB | Nuôi trồng Thủy Hải sản VN-TQNTB | Nuôi trồng Thủy Hải sản Môi trường HANA chuyên lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ sở nuôi trồng thủy sản mới nhất Tổng quan ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, đây là một biển…
Môi trường HANA chuyên lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ sở nuôi trồng thủy sản mới nhất
Tổng quan ngành nuôi trồng thủy sản
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, đây là một biển lớn của Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3.448.000 km2 và có bờ biển dài khoảng 3.260 km. Vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000 km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1.000.000 km2 với hơn 4.000 hòn đảo đã tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích là 1.160 km2 được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền. Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới ấn Độ – Thái Bình Dương với chừng 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện.
Nước ta với mạng lưới sông ngòi dày đặc và có đường biển dài nên rất thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng trưởng bình quân là 9,07 %/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của Chính phủ về hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua bình quân đạt khoảng 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước.
Vì vậy, các dự án nuôi trồng thủy sản lần lượt được ra đời. Kéo theo đó là những tác động ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và người lao động trực tiếp. Do đó, việc lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường cơ sở nuôi trồng thủy sản là vô cùng quan trọng.
Vậy hãy cùng theo dõi bài viết “Đánh giá tác động môi trường cơ sở nuôi trồng thủy sản 2021” của HANA để tìm hiểu thêm nhé.
Căn cứ pháp lý lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ sở nuôi trồng thủy sản:
- Nghị định 40/2019/NĐ-CP, Nghị định của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường được ban hành ngày 13/05/2019.
Đối tượng cần lập Đánh giá tác động môi trường cơ sở nuôi trồng thủy sản
Nhóm các dự án cơ sở nuôi trồng thủy sản được quy định tại Phụ lục II – Nghị định 40/2019/NĐ-CP, cụ thể:
- Diện tích mặt nước từ 10 ha trở lên.
- Các dự án nuôi quảng canh từ 50 ha trở lên.
Ngoài ra các dự án đã được phê duyệt ĐTM phải lập lại báo cáo trong các trường hợp sau:
- Không triển khai dự án trong vòng 24 tháng.
- Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được phê duyệt;
- Mở quy mô, tăng công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ sở nuôi trồng thủy sản đã được phê duyệt.
Trong quá trình thực hiện báo cáo ĐTM, chủ dự án phải tiến hành tham vấn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bới dự án; tham vấn lấy ý kiến của các chuyên gia (nếu có).
Hotline: 0985.99.4949 – 0906.76.96.46 – 0934.134.970
Email: mail@moitruonghana.com
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp đã đi vào hoạt động mà chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ sở nuôi trồng thủy sản hãy tiến hành lập bổ sung ngay để tránh vi phạm Pháp luật (Căn cứ vào Điều 22: Điều khoản chuyển tiếp của Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019).
Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ sở nuôi trồng thủy sản
Thuyết minh quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ sở nuôi trồng thủy sản:
- Bước 1: Khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội: Là khảo sát tình hình khu vực xung quanh nơi cơ sở nuôi trồng thủy sản dự tính hoạt động.
- Bước 2: Khảo sát, thu mẫu, đo đạc, phân tích mẫu không khí, nước, đất trong và xung quanh dự án.
- Bước 3: Xác định các nguồn gây ô nhiễm: khí thải, nước thải, chất thải rắn,… Dựa vào kết quả phân tích ở mẫu ở bước 2 để xác định nguồn gây ô nhiễm.
- Bước 4: Dự báo các tác động của các nguồn gây ô nhiễm kể trên đến môi trường, xã hội, con người,…: Dựa vào kết quả phân tích ở mẫu ở bước 2 và nguồn gây ô nhiễm ở bước 3 để đưa ra dự báo các tác động.
- Bước 5: Xây dựng biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Bước 6: Tham vấn lấy ý kiến UBND VÀ UBMTTQ xã nơi thực hiện dự án; tham vấn lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học (nếu có).
- Bước 7: Xây dựng chương trình giám sát: Dựa vào đây hằng năm cơ sở nuôi trồng thủy sản sẽ phải làm báo cáo quan trắc môi trường định kỳ và nộp cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra xem trang trại có thực hiện đúng theo những gì đã cam kết ban đầu.
- Bước 8: Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ sở nuôi trồng thủy sản.
Xử phạt hành chính nếu không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ sở nuôi trồng thủy sản
Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập đánh giá tác động môi trường cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân.
- Phạt tiền từ 150 – 200 triệu đồng đối với hành vi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định
Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập đánh giá tác động môi trường cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và môi trường.
- Phạt tiền từ 150 – 200 triệu đồng đối với hành vi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định
HANA rất mong có cơ hội làm việc với quý khách hàng!
Tham khảo: Đánh giá tác động môi trường cơ sở chăn nuôi mở rộng quy mô
Liên hệ
Công ty chúng tôi với đội ngũ nhân viên kinh nghiệm trong các công trình xử lý, lập hồ sơ tư vấn với phương châm “Luôn bán giải pháp chứ không chỉ bán các sản phẩm đơn thuần”. Trên thị trường hiện nay có nhiều công ty tư vấn môi trường để khách hàng yên tâm lựa chọn, nhưng với HANA uy tín và trách nhiệm vẫn luôn được chúng tôi ưu tiên hàng đầu và chúng tôi đã là sự lựa chọn của nhiều đơn vị lớn nhỏ: bệnh viện, phòng khám, cơ sở chế biến, sản xuất,…
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp Quý doanh nghiệp trong việc thực hiện hồ sơ, giấy phép môi trường, Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ và báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ sở nuôi trồng thủy sản. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng Quý doanh nghiệp.
Công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường HANA
Địa chỉ: 20/6 nguyễn Văn Dung, Phường 6, Quận Gò Vấp, Tp. HCM
Hotline: 0985.99.4949 – 0906.76.96.46 – 0934.134.970
Email: mail@moitruonghana.com