Danh sách các loài cá nước lợ mà bà con nên nuôi
Có rất nhiều bà con muốn thử sức trong việc nuôi các loài cá nước lợ. Nhưng lại thắc mắc nước lợ là gì và danh sách các loài cá nước lợ gồm những loài nào dễ nuôi? Hãy cùng Agri.vn đi tìm hiểu ngay những danh sách và đặc điểm của các loài cá…
Có rất nhiều bà con muốn thử sức trong việc nuôi các loài cá nước lợ. Nhưng lại thắc mắc nước lợ là gì và danh sách các loài cá nước lợ gồm những loài nào dễ nuôi? Hãy cùng Agri.vn đi tìm hiểu ngay những danh sách và đặc điểm của các loài cá nước lợ nhé!
Nội dung chính
Nước lợ là gì?
Nước lợ là nước có độ mặn cao hơn độ mặn của nước ngọt nhưng không cao bằng nước mặn. Đó cũng có thể là kết quả của sự pha trộn giữa nước biển với nước ngọt, nó xuất hiện ở khu vực cửa sông hoặc nó có thể xuất hiện trong các tầng ngậm nước hóa thạch lợ.
Nước lợ là gì?
Một số hoạt động của con người cũng có thể tạo ra nước lợ, ví dụ như là trong một số dự án kỹ thuật xây dựng dân sự như các dạng đê điều ven biển hay việc làm ngập lụt các vùng đất lầy lội ven biển để tạo ra các ao hồ nước lợ để nuôi tôm nước lợ.
Hoặc có thể là chất thải chủ yếu của công nghệ năng lượng gradient độ mặn cũng có thể tạo ra nước lợ.
Có lẽ vì nước lợ không thích hợp với sự phát triển của phần lớn các loài thực vật trên đất liền, cho nên nếu không có sự quản lý và kiểm soát thích hợp thì nó có thể gây ra các tổn hại cho môi trường.
Danh sách các loại cá nước lợ ở nước ta
Cá chẽm
Cá chẽm còn gọi là cá vược, chúng thường sống trong các hang đá hoặc vùng đáy có cỏ biển. Cá chẽm thuộc loài cá dữ điển hình ở cửa sông, có số lượng đông trong các kênh rạch, đầm phá và nhất là trong các đầm nuôi tôm.
Đặc điểm của cá có thân hình thoi, det bên, chiều dài thân bằng 2.7 – 3.6 lần chiều cao, có con có thể lên tới 1.8m nhưng thông thường nó chỉ dài 19 – 25cm. Cá có đầu to, mõm nhọn, chiều dài hàm trên kéo dài đến ngang giữa mắt. hai vây lưng liền nhau, giữa lõm. Có vây đuôi tròn lồi, thân màu xám, bụng trắng bạc.
Cá mú
Cá mú còn gọi là cá song, ở nước ta loài cá này phân bố từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, tập trung nhiều tại các tỉnh Nam Trung Bộ. Loài này thường sống trong các hốc đá, áng, vùng ven bờ quanh các đảo có rạn san hô, những nơi có độ sâu khoảng 10-30m, độ pH từ 7,5-8,3 và nhiệt độ từ 25-320C.
Đây là loài cá dữ, kích thước cơ thể đa dạng, chiều dài thân gấp khoảng 3-3,5 lần chiều cao, nổi bật với miệng rộng, hàm răng sắc nhọn, chếch, hàm dưới hơi nhô dài ra phía trước, thân trơn, thuôn dài về phía đuôi, mình dẹp.
Loài cá này có nhiều màu sắc, hình dạng và mẫu màu khác nhau. Nguồn thức ăn chủ yếu thường là cá con, tôm, mực, giáp xác, động vật phù du, thậm chí nếu quá đói chúng có thể ăn thịt đồng loại.
Cá dìa
Ở nước ta, cá dìa là 1 trong các loài cá nước lợ có ở hầu hết các tỉnh ven biển, trong đó nhiều nhất tại các vùng biển Quảng Thái, Thừa Thiên – Huế), vùng hạ lưu sông Thu Bồn và các bãi bồi thuộc tỉnh Quảng Nam, vùng hạ lưu sông Hiếu và sông Bến Hải (Quảng Trị)…
Cá có hình bầu dục dẹt 2 bên, mắt to tròn, đầu nhỏ, thân trơn nhẵn, màu hơi đen, trên thân có những chấm vàng sẫm, bụng màu bạc, vây lưng và vây hậu môn có gai cứng. Cá trưởng thành thường dài từ 25 – 30cm, trọng lượng khoảng 1 – 2kg, ngoài tự nhiên thường bắt được cá khoảng 0,5 – 0,7kg.
Cá dìa bắt đầu hoạt động và kiếm mồi vào ban đêm, thức ăn chủ yếu là thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ; trong điều kiện nuôi, chúng có thể ăn thức ăn tổng hợp.
Cá hồng
Ở Việt nam cá hồng là loài cá có giá trị kinh tế, loài cá này chiếm khoảng 10 – 12% sản lượng cá đáy ở vịnh Bắc Bộ. Đặc điểm của cá hồng là thân bầu dục dài dẹt, thân cá có màu hồng, viền lưng cong đều, viền bụng tương đối thẳng. Phần đầu cá lõm, mõm dài và nhọn. Cá có vây lưng dài, có gai cứng khoẻ, vây hậu môn và vây ngực lớn.
Loài cá này có thịt cá vô cùng thơm ngon, ít xương nhỏ, được người tiêu dùng ưa thích, giá trị xuất khẩu cao. Loài cá hồng có tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ nuôi, ít bệnh, nguồn thức ăn dễ tìm, rẻ tiền.
Cá nâu
Đây là loại cá thường thấy ở các cửa sông, cửa biển vì đặc trưng thức ăn của chúng là các loại tảo, rong rêu, thực vật dưới nước nên luôn giữ được độ ngọt thịt, mùi thơm béo và dinh dưỡng. Cá nâu thường được đánh bắt bằng cách câu hoặc thả lưới nên luôn giữ được độ tươi ngon và hương vị vốn có của cá.
Cá nâu là 1 trong các loài cá nước lợ, là loại lành tính, song để sinh tồn thì bản thân chúng cũng có một vũ khí tự vệ chính là những gai nhọn có nọc độc trên lưng và phía dưới bụng nên khi đánh bắt và chế biến bạn nên tránh để bị thương.
Cá bớp
Loài này có kích thước nhỏ, cá trưởng thành có chiều dài thân khoảng 12 – 15 cm, khối lượng khoảng 20 – 40g. Ta thường thấy cá bớp trên các bãi bùn và cát thuộc vùng triều. Cá đào hang bằng hoặc trên hai lỗ dùng làm nơi trú ẩn và đẻ trứng, lúc triều xuống chúng rời hang và lướt trên bùn hoặc trên đá để kiếm ăn, chúng ăn tảo ở đáy, chủ yếu là tảo silic.
Mong rằng những thông tin trên này các bạn đã biết được nước lợ là gì và vùng nước này có thể nuôi các loại cá nước lợ nào rồi chứ. Hy vọng bài viết có thể giúp ích được cho bà con.
Chúc bà con thành công.
Xem thêm: https://agri.vn/lam-giau-de-dang-nho-nuoi-ca-tai-tuong/