Danh sách các loại địa lan phổ biến

Tên và giá 20 loại địa lan truyền thống của việt nam Tên và giá 20 loại địa lan truyền thống của việt nam Các loại địa lan phổ biến được biết đến và sưu tầm nhiều tại Việt Nam. Đây là những loài lan mọc trên đất, có rễ ăn vào trong đất hoặc…

Tên và giá 20 loại địa lan truyền thống của việt nam
Tên và giá 20 loại địa lan truyền thống của việt nam

Các loại địa lan phổ biến được biết đến và sưu tầm nhiều tại Việt Nam. Đây là những loài lan mọc trên đất, có rễ ăn vào trong đất hoặc len lỏi giữa các kẽ đá. Thân cây có thể nổi trên mặt đất hay còn gọi là bán địa lan) hoặc ngập trong đất (địa lan thật).

1. Nhóm lan Gấm – danh sách các loại địa lan

Nhóm lan gấm được trồng làm cảnh chủ yếu vì có lá màu sắc đẹp. Ta có thể gặp loài này mọc trên núi đá hoặc núi đất, thân ngầm nổi, rễ ăn vào lớp thảm mục của rừng ẩm. Phần lớn các loài lan Gấm nói riêng và Địa lan nói chung ra hoa vào mùa đông hay đầu xuân.

Lan lá gấm (Ludisia dicolor)

Cây có tên khoa học Ludisia dicolor; đặc điểm có thân rễ bò dài, sau đó vươn lên, mập. Lá bầu dục, phiến lá màu nhung đen, nổi rõ các gân mành dọc theo lá có màu đỏ, mặt dưới lá màu đỏ. Cụm hoa mọc thẳng từ đỉnh, có hoa thưa màu trắng. Lan gấm gặp ở hầu hết ở 3 miền ở độ cao thấp.

Lan lá gấm được đánh giá là loài này tương đối khó trồng. Cây ưa bóng râm, khoảng 30-50% ánh sáng. Cây ưa ẩm, nên cần tưới nước thường xuyên nhưng tránh đọng nước vào thân lá. Sử dụng chậu nông, lót than, trên rải rêu, xơ dừa, pha thêm một ít đất với than bùn. Lưu ý khi trồng cây chỉ đặt thân lên mặt chậu rồi dùng rêu, lá khô phủ thân. Không được chôn thân xuống dưới sâu giá thể vì dễ làm thối thân. Cây có hoa vào tháng 2-3, độ bền hoa khoảng 25-35 ngày, hoa có hương thơm. Lan lá gấm được trồng làm cảnh do lá có vân màu sắc đẹp. Rất thích hợp trồng để bàn, trang trí nội thất vì cây có khả năng chịu bóng và có kích thước nhỏ.

Một số loài đáng chú ý khác trong nhóm lan gấm

Các loài trong chi Kim tuyến có tên khoa học Anoectochilus, Gấm đất có tên khoa học Goodyera có cấu trúc thân và lá tương tự như Lan lá gấm. Giống như lan gấm đây cũng là những loài cỏ tiềm năng trang trí nội thất cao. Tuy nhiên, những loài này nhạy cảm với nước đọng và không chịu được nhiệt độ cao trong mùa hè. Cần dựa vào những đặc điểm trên để có phương pháp chăm sóc và vị trí đặt cây tốt hơn.

tag: các loại địa lan

2. Nhóm Lan đất – danh sách các loại địa lan

Các loài trong nhóm lan đất thường được tìm thấy trong các bãi cỏ ven rừng, cạnh ruộng. Cây phát triển trên nền đất có nhiều khoáng sét và có tầng đất dày. Do vậy những loài này thường dễ trồng, thích hợp trồng trong chậu như những cây cảnh trồng đất thông thường. Đất trồng có thể là đất vườn, bổ sung một ít mùn bằng than bùn hay giá thể hữu cơ khác.

Lan hạc đỉnh nâu tên khoa học Phaius takervilleae

Lan hạc đỉnh có củ giả lớn, thân cao 50-60cm hoặc hơn, có lá lớn. Cụm hoa mọc thẳng lên, mọc từ nách lá gốc của những thân già. Ngồng hoa cao 50 – 70 cm, hoa nhiều , rất lớn. Hoa hạc đỉnh có màu trắng ở mặt ngoài, nâu ở mặt trong. Cánh môi màu đỏ có vạch vàng. Cây mọc rải rác ở hầu hết các vùng trên các sình lầy ở độ cao thấp và trung bình.

Hạc đỉnh là loài dễ trồng, cây ưa bóng râm. Tưới nước thường xuyên nhưng cần tưới vào sáng sớm hoặc chiều sớm để tránh đọng nước. Đất trồng cần thoáng, xốp, hoặc trộn rêu, rơm mục. Cây ưa sử dụng phân bón hữu cơ. Hoa thơm nở tháng 2-3, độ bền của lan hạc đỉnh khoảng 20-30 ngày.

Chu đỉnh tím (Spathoglottis plicata)

Lan chu đỉnh tím có cù già nhỏ, thân cao 45-50 cm. Lá thuôn dài. Cụm hoa thẳng mang hoa ở đỉnh, mỗi cần có từ 7-10 bông, lớn, màu tím hay trắng. Chu đỉnh tím có cánh môi màu tím đậm, họng màu vàng nhỏ. Cây có nguồn gốc từ vùng phía Nam tại những núi đất ở độ cao thấp.

Đây được đánh giá là một loài rất dễ trồng, cây ưa sáng. Cây có thề trồng trong chậu cảnh hoặc trồng thàn thảm dài tạo vách ngăn giữa các không gian. Lan chu đỉnh tím có hoa nở hầu như quanh năm, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam. Cây rất dễ cho hoa, hoa bền và thơm. Cây ưa ẩm tuy nhiên khi tưới tránh đề đọng nước. Dùng đất vườn thoáng, xốp trộn với một phần giá thể hữu cơ để trồng cây.

3. Danh sách một số hài lan Hài- danh sách các loại địa lan

Lan hài hồng có tên khoa học Paphiopedilum delenatii

Lan hài hồng được tìm thấy tại vùng Nha Trang (Khánh Hoà) và giữa Ninh Thuận – Khánh Hoà tại độ cao khoảng 800 – 1300 m. Cây có đặc điểm dễ trồng, hoa có màu trắng pha hồng, cánh môi thường có màu hồng. Hài hồng thường mọc trên đất. Các hình lá bầu dục dẹp màu xanh với vân đậm nhạt, mặt trên và dưới có nhiều chấm nâu đỏ đôi khi dày đặc thành một màu hung đỏ. Mỗi cụm hoa thường mang 1-2 hoa, kích thước hoa 9x7cm, có độ bền 25-40 ngày và có hương thơm.

Hài hồng thường nở vào mùa đông.

Lan hài nói chung và hài hồng nói riêng là cây ưa ẩm và thoáng gió, ánh sáng tán xạ che đi 10-40%, nhiệt độ thích hợp 15-35°C. Giá thể có thể sử dụng để trồng lan hài hồng là mùn, dớn hoặc xơ dừa.

Lan hài Trần Liên cây có tên khoa học Paphiopedilum Tranlienianum

Hài Trần Liên có phân bố tại Thái Nguyên với độ cao trung bình từ 450-800m. Cây thường mọc trên đất, đôi khi gặp cây mọc trên các tảng đá. Hài Trần Liên dễ trồng, thường mang 1 hoa với màu nâu, đài trên màu trắng, kích thước 5×7 cm. Hoa có độ bền 40-50 ngày thường nở vào mùa Đông và có hương thơm. Lá cây dạng dải, hơi mềm, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới lá có màu xanh nhạt, mép lá màu xanh hay màu trắng . Cây có đặc điểm ưa ẩm và thoáng, ánh sáng tan xạ, nhiệt độ thích hợp 15-35°C. Giá thể có thể sử dụng dớn và xơ dừa, đá vôi.

Lan Hài Henry – Paphiopedilum henryanum

Hài Henry thường phân bố tại Hà Giang với độ cao trung bình từ 1000 – 1200m. Hoa có màu đỏ sen, cánh có màu nâu đỏ pha xanh, đài trên màu xanh vàng với các chấm to màu nâu đỏ. Cây dễ trồng, mọc trên đất, ưa ẩm và thoáng gió. Cây có lá hơi dựng, cứng và hơi dày, dạng vàng, mặt trên xanh đậm với mép lá vàng hay trắng vàng, mặt dưới màu xanh nhạt với các chấm nhò dày đặc màu nâu đỏ ở gốc lá. Cụm hoa thường mang 1 hoa, kích thước hoa 8x7cm, hoa thường nở vào mùa thu-đông, độ bền hoa 20-40 ngày, không có hương thơm. Cây ưa ẩm và thoáng, trồng cây dưới ánh sáng tán xạ.

Lan Hài Hecman tên khoa học Paphiopedilum herrmannii Füchs & Reisinger

Hài Hecman được tìm thấy ở Cao Bằng với độ trung bình từ 800-1200m. Hoa có màu nâu đỏ ở cánh tràng, đỏ ở môi và đài màu nâu đỏ với viền màu xanh nhạt. Cây sống trên đất, lá dạng dài và nhỏ và hơi cứng, mặt trên có màu xanh bóng với mép lá màu xanh nhạt. Cụm hoa mang 1 hoa, kích thước hoa 6x7cm, hoa thường nở vào mùa Đông Xuân, độ bền hoa 20-40 ngày, hoa của hài Hecman không có hương thơm. Cây ưa ẩm và thoáng, ánh sáng tán xạ 10-40%.

Loài Hài Việt – Paplliopedilum Vietnamense

Loài này hiện diện ở Thái Nguyên với độ cao trung bình 1000m. Có đăc điểm dễ trồng, ưa ẩm và thoáng, nhiệt độ thích hợp 18-30 QC. Hoa có màu hồng pha trắng đến đỏ tím, mọc trên đất hay bám trên đá. Lá Hài Việt to, bóng, dạng xoăn và dài, mặt trên bóng xanh với các vân đậm nhạt, mặt dưới có nhiều chấm nâu đỏ dày đặc đến đồng màu nâu đỏ. Cụm hoa thường mang một hoa, ít khi có hai hoa, kích thước hoa 9x13cm, hoa thường nở vào mùa Đông Xuân, độ bền hoa 20-44 ngày, ít thơm. Cây ưa ẩm và thoáng, ánh sáng tán xạ che 10-40%, nhiệt độ 8-35QC, giá thể thích hợp là dớn, xơ dừa hoặc mùn và nên bả sung đá vôi.

Loài Hài Hằng (Paphiopedilum hangianum)

Hài Hằng hiện diện ở Tuyên Quang, Bắc Cạn với độ cao trung bình từ 800 – 1000m. Hoa có màu vàng đến vàng nhạt hay vàng xanh, thường gặp cây mọc trên đất hay bám trên đá. Cây có lá thuôn dài, to và cứng, mặt trên có màu xanh đậm, mặt dưới có màu xanh nhạt. Cụm hoa thường mang 1 hoa hiếm khi có 2 hoa, kích thước hoa 12x16cm, hoa có hương thơm, thường nở vào mùa Xuân. Hoa hài Hằng có độ bền 20-40 ngày. Đây là loài ưa ẩm và thoáng gió, ánh sáng tán xạ che 10-40%, nhiệt độ 18-35°C, giá thể thích hợp là đớn, xơ dừa và nên bổ sung đá vôi.

Một số loài lan hài khác như

Loài Hài đốm – Paphiopediium concoior

Loài Hài Hê len – Paphiopedilum helenae

Loài Hài tía – Paphiopedilum purpuratum

Một số loài địa lan thuộc chi lan Kiếm

Cây có bộ lá xanh, bóng, hoa thường nở vào dịp tết Nguyên Đán. Những loài có hương thơm rất hấp dẫn như loài Mạc Đại Hoàng Biên – Cymbidium sp. Cây mọc nhiều ở các vùng núi phía Bắc giáp Trung Quốc, vùng Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, . Một số loài địa lan cũng thuộc chi lan Kiếm nhưng nở hoa vào cuối tháng 9 đến tháng 11 dương lịch. Cây có bộ lá đẹp, cứng, hoa thơm, đặc biệt là những ngày có gió nhẹ mùi thơm lại càng hấp dẫn. Đại diện cho loại này là Trần Mộng – Cymbidium sp, Đông Lan – Cymdibium sp. Các loài này phân bố rộng ở các vùng núi đá vôi tại các tỉnh phía Bắc.

Loài đáng chú ý khác như lan Sậy – Arundina graminifolia. Cây có thân mảnh, lá dạng cỏ. Cụm hoa mọc từ đỉnh, nhiều hoa nhưng hoa nở không đồng loạt. Hoa lớn, màu hồng, họng tía với đốm vàng. Hoa lan Sậy nở không có mùa xác định. Loài này mọc rải rác ở các tỉnh từ Bắc vào Nam.

Danh sách các loài địa lan lai tạo – các loại địa lan

Theo phân loại thực vật, địa lan lai tạo có khoảng 48 loài. Tại Trung Quốc có khoảng 30 loài và được chia ra làm hai loại, loại hoa nhỏ và hoa to. Hiện nay có khoảng 20 loại lan được dùng làm nguyên liệu lai tạo, gồm có các loại như Lan đầu hổ lan mỹ hoá, lan bích ngọc, lan đầu hổ Tây Tạng, Lan độc chiếm xuân, phong lan tím, phong lan châu Âu, phong lan đức thị, đại tuyết lan… Những giống lan lai được tạo thành từ các loài trên có tới vài nghìn giống. Hiện nay có những loại ra hoa sớm, ra hoa muộn, muộn trung bình, có loại cho hoa to, hoa xanh, hoa nhiều màu, lại có hoa hình dáng, màu sắc, hương thơm đa dạng.

tag: các loại địa lan

? Các bạn đặt hàng trực tuyến hoặc liên hệ: Hotline, zalo: 0963.090.463; 0944.252.463

? Theo dõi chúng tôi trên fanpage facebook, trang cá nhân

? Xem sản phẩm trên kênh Youtube

Bạn đang xem bài viết: Danh sách các loại địa lan phổ biến. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts