Đào đất hố móng – Tiêu chuẩn và Biện pháp thi công MỚI NHẤT

Canh tác trên đất dốc: Cách tạo đường đồng mức để trồng cây | VTC16 Canh tác trên đất dốc: Cách tạo đường đồng mức để trồng cây | VTC16 Đào đất hố móng là một trong những bước đầu tiên để tiến hành công tác móng. Đây là một trong những bước cực kỳ…

Canh tác trên đất dốc: Cách tạo đường đồng mức để trồng cây | VTC16
Canh tác trên đất dốc: Cách tạo đường đồng mức để trồng cây | VTC16

Đào đất hố móng là một trong những bước đầu tiên để tiến hành công tác móng. Đây là một trong những bước cực kỳ quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc và độ bền của công trình. Vậy tiêu chuẩn đào đất hố móng là gì? cũng như quy trình thi công ra sao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn dưới bài viết này nhé.

Phân loại đào hố móng

Đào hố móng là một trong những hạng mục đầu tiên khi tiến hành xây dựng đào, tập kết, xử lý vật liệu và đắp trả,… trong quá trình xây dựng móng cũng như kết cấu của công trình thi công.

Ảnh 1. Đào đất hố móng thuận lợi cho công tác thi công đất

Dưới đây cúng tôi sẽ phân loại đào hố móng:

    • Thứ nhất là công tác đào đất trong hố móng lộ thiên, đào hố móng trên cạn
    • Thứ hai là công tác đào đất có sử dụng vòng vây cọc ván thép hay tường cừ, trên cạn
  • Thứ ba là công tác đào đất có sử dụng vòng vây cọc ván thép hay tường cừ, trong nước; thứ tư là công tác đào đá hố móng.

Tiêu chuẩn đào đất hố móng

Một ngôi nhà chắc chắn điều đầu tiên phải có kết cấu bền vững. Phần móng chính là trụ đỡ để ngôi nhà có đực sự chắc chắn và an toàn. Chính vì thế để thi công tốt việc đào móng chúng ta cần lưu ý tới tiêu chuẩn đào đất hố móng.

  • Đảm bảo công tác thi công thuận tiện

Việc đầu tiên của quá trình thi công đào hố móng nhà là tiến hành giải phóng khu vực đất thi công. Các chướng ngoại vật như cây cối, gạch đá,… trở nên gọn gàng và sạch hơn.

Theo tiêu chuẩn đào đất hố móng nếu một công trình nào đó có cấu trúc đặc biệt yêu cầu công nhân làm dưới đáy móng thì 0.7m là khoảng cách tối thiểu giữa vách hố móng và kết cấu móng.

  • Kích thước và quy cách của tiêu chuẩn đào hố móng

Bề mặt của đáy móng đi cùng với móng độc lập sẽ cần có độ rộng tối thiểu bằng bề mặt của kết cấu. Cùng với đó là một lớp chức năng chống ẩm. Khoảng cách đặt ván khuôn móng cùng neo chằng và tăng 0.2m.

Ảnh 2. Tiêu chuẩn đào đất hố móng để đảm bảo đến an toàn cũng như cấu trúc của công trình

Đào hố móng cho công trình phải để lại một lớp bảo vệ để có thể chống lại sự xâm hại của thiên nhiên. Lớp bảo vệ này được sử dụng cho đến khi phần công trình được tiến hành hoàn thiện mới bỏ lớp này.

  • Đảm bảo về kết cấu nền, kết cấu khu vực xung quanh

Đối với những móng có vách dạng thẳng đứng và không được gia cố tạm thời. Lúc này cần phải rút ngắn thời gian. Nhà thấu phải đặt biển báo nguy hiểm nếu đây là đoạn giao thông qua lại.

Trường hợp đào móng. Thợ thi công không nên đào quá sâu. Nếu phần đào cao nên bù đắp bằng các vật liệu sỏi, cát.. Tùy thuộc vào tính chất công trình, cũng như địa hình mà hệ thống tưới nước được thiết kế phù hợp nhất. Trường hợp hố móng nằm bên cạnh hay sâu hơn mặt móng công trình bên canh, tiêu chuẩn đào đất hố móng chỉ rằng nhà cầu cần có biện pháp chống sụt lún đúng quy trình.

Công thức tính khối lượng đào đất hố móng

Trong quá trình đào hố móng, quy định về khối lượng và đất cần được chú ý. Việc tính toán chuẩn khối lượng sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt kinh phí nhân công khi thực hiện đào hố. Tùy vào hình dáng mỗi nhà mà khối lượng sẽ khác nhau. Dưới đây là công thức tính khối lượng đào đất hố móng:

V= ⅓H x (S1+S2+SQRT (S1xS2))

Trong đó:

  • V: KHối lượng đất đào hố
  • H: Chiều cao của hố
  • S2: Diện tích đáy nhỏ
  • S1: Diện tích đáy lớn
  • SQRT (S1xS2): Căn bậc hai tích số giữa S1 và S2

Ảnh 3. Tính khối lượng đào đất móng giúp chủ đầu tư tính toán được chi phí cần thiết

Khối lượng móng: Hình dạng tương tự đào đất, chỉ khác chỗ có thêm phần trụ.

Do đó: Khối lượng móng = thể tích phần trụ + thể tích phần chóp cụt.

Việc tính khối lượng đất được đào sẽ giúp chủ đầu tư dễ dàng xác định chi phí cần khi thực hiện. Mặc dù vậy thời gian thanh toán sẽ khác nhau và khối lượng tính toán sẽ khác nhau.

Quy trình các bước trong biện pháp thi công đào đất hố móng

Để việc thi công và và đào đất hố móng diễn ra suôn sẻ và đúng tiêu chuẩn thì nhà thầu phải thực hiện đúng trình tự và các biện pháp thi công đào đất hố móng như sau:

Bước 1: Chuẩn bị công tác đào hố móng

Bước đầu tiên là bước chuẩn bị tất cả các cả công tác đào hố như:

  • Giải phóng mặt bằng
  • Tiêu nước bề mặt và nước ngầm
  • Làm đường tạm
  • Định vị dựng khuôn công trình

Bước chuẩn bị này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thi công đất.

Bước 2: Công tác đào đất, thi công hố móng

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các công tác cần thiết khi tiến hành đào hố. Lúc này nhà thầu tiến hàng quá trình đào và thi công hố móng. Ở bước này sẽ có 3 giai đoạn như:

Giai đoạn 1: San mặt bằng công trình

Đơn vị thi công nên sử dụng máy ủi, nếu san mặt bằng trên diện tích rộng thì nên sử dụng phối hợp 2 loại máy là máy cạp và máy ủi cùng làm việc.

Giai đoạn 2: Đào đất ở hố móng

Đơn vị thi công thường sẽ gặp phải 4 loại đất xây dựng có thể gặp bao gồm: đất cát, đất lẫn sỏi sạn, đất pha cát, đất thịt và đất sét, đất thịt chắc và đất sét chắc.

Ảnh 4. Quy trình các bước trong biện pháp thi công đào đất hố móng

Khi đào đất, đơn vị thi công cần để lại một lớp bảo vệ để chống xâm thực và phá hoại của thiên nhiên.

Giai đoạn 3: Đắp lấp hố đất

Sau khi kết thức giai đoạn 3. Đâò đất ở hố móng. Các trụ sẽ tiến hành ngay lập tức. Trong giai đoạn này nhà thầu phải đảm bảo rằng các hố đất không được xảy ra trong quá trình công móng.

Khi móng nhà đã được kết cấu ổn định, đảm bảo đủ điều kiện theo như bản vẽ thi công. Công tác hoàn trả hố đất mới được tiến hành.

Thông thường thời gian thực hiện để lấp móng hố là tối thiểu 2 tuần.

Bản vẽ thi công đào đất hố móng

Trong một công trình phần móng là một trong những yếu tố được quan tâm nhất hiện nay. Do đó khi tính toán thiết kế thi công móng nhà luôn phải tuân thủ theo các yêu cầu đặt ra khắt khe nhất.

Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn, bản vẽ biện pháp thi công đào đất hố móng.

Ảnh 5. Bản vẽ biện pháp thi công đào đất hố móng

Lưu ý khi thực hiện biện pháp thi công đào đất hố móng

Để việc thi công hiệu quả, phải lựa chọn công cụ phù hợp như: Xúc đất dùng xẻng vuông, cong. Đào đất dùng xẻng tròn, thẳng. Đất cứng dùng cuốc chim, xà beng, đất mềm dùng cuốc, xẻng hoặc có thể sử dụng.

Gia chủ nên nhắc nhở nhà thầu làm theo bản vẽ thiết kế.

Ảnh 6. Những lưu ý khi thực hiện biện pháp thi công đào đất hố móng

Đối với các công trình có nền đất yếu, chủ đầu tư phải gia cố nền đất trước khi tiến hành đào đố móng (ép cọc, đóng cừ tràm, cọc khoan nhồi,…).

Yêu cầu dọn sạch hố móng, đầm lớp đất đáy móng để đạt được độ chặt theo yêu cầu, sau đó mới tiến hành công tác đổ bê tong lót móng.

Có thể bạn quan tâm:

  • Mua bán đất Hòa Bình mới nhất
  • Mua bán đất Bắc Ninh mới nhất
  • Mua đất Thái Nguyên mới nhất
  • Mua bán đất Bắc Giang mới nhất
  • Mua bán đất Hưng Yên mới nhất
  • Mua bán biệt thự Quảng Ninh mới nhất

Như vậy, trên đây là những thông tin về đào đất hố móng trong thi công công trình và nhà ở. Mong rằng sau bài viết này, bạn có thể có thêm cho mình những kinh nghiệm khi xây nhà. Để có thể giải đáp những thắc mắc, hãy để câu hỏi hoặc số điện thoại bên dưới chúng tôi sẽ nhanh chóng tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất.

TỔNG HỢP NHÓM MÓNG

Bạn đang xem bài viết: Đào đất hố móng – Tiêu chuẩn và Biện pháp thi công MỚI NHẤT. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts