Đào thất thốn

Giới thiệu Xét về mặt thẩm mỹ dưới con mắt người chơi cây, đào thất thốn được coi là ‘hoàng hậu’ của các loại đào rừng, bạch đào,….bởi vẻ đẹp tiềm ẩn cũng như nét đẹp tinh tế mà các giống đào khác không có được. Còn xét về tiềm năng kinh tế, thì quả…

  1. Giới thiệu

Xét về mặt thẩm mỹ dưới con mắt người chơi cây, đào thất thốn được coi là ‘hoàng hậu’ của các loại đào rừng, bạch đào,….bởi vẻ đẹp tiềm ẩn cũng như nét đẹp tinh tế mà các giống đào khác không có được. Còn xét về tiềm năng kinh tế, thì quả thực người gắn bó với giống đào này phải rất mạo hiểm, nhưng một khi nắm được điểm yếu của nó và biết cách khắc phục thì sẽ mang lại hiểu quả kinh tế cao. Chỉ trong 1-2 năm, thế cây hoàn thiện, dáng đẹp có thể cho giá 3-5 triệu đồng, hơn hẳn so với các loại cây khác.

  1. Cách trồng
    • Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Có thể trồng nhiều vụ trong năm, nhưng thời vụ chính để trồng đào là vào mùa xuân (tháng 2- 3) và mùa thu (cuối tháng 9 – đầu tháng 10);

– Mật độ và khoảng cách: thông thường trồng với khoảng cách 1m x 1m;

    • Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Đào là cây không chịu úng nên cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, làm đất tơi xốp, lên luống cao 25-30cm, rộng 70cm, tạo rãnh để thoát nước tốt. Bón lót phân chuồng với lượng 2-3 kg hay phân hữu cơ Đầu Trâu với lượng 1-2 kg/cây.

– Đất trồng: cây Đào không kén đất, đất thích hợp là loại đất thịt nặng hoặc đất thịt pha cát, không bị ngập úng, có độ pH 5,6 – 6,5. Đất phải làm kỹ, lên luống cao.

– Tưới nước: áp dụng tưới mặt kết hợp với tưới rãnh;

    • Kỹ Thuật Trồng Cây Đào thất thốn:

Lúc trồng lấp đất vừa ngang cổ rễ, nên nhẹ đất từ xung quanh dồn vào bầu cho chặt, tưới nước đẫm. Sau đó luôn tưới đủ độ ẩm cho đến khi cây ra lá non.

  1. Cách Chăm Sóc Cây Đào thất thốn:
    • Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Yêu cầu về đất trồng và dinh dưỡng của đào Thất thốn cũng như đào bình thường ngoại trừ khi trồng trong chậu phải đưa đào ra ánh sáng khoảng 10 giờ/ngày trong đó có 6 giờ ánh sáng trực tiếp. Khi đặt cây ở mái hiên nên để cây đặt cây gần tường hướng về phía nam. Với vị trí đó cây sẽ có ánh sáng chiếu nhiều nhất là ánh sáng phản chiếu từ tường. Có như vậy đào thất thốn mới đủ điều kiện phát triển tốt và trái chín có màu đỏ.

    • Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Đào thất thốn nói chung vốn có dáng tự nhiên đẹp không cần tạo thế. Tuy nhiên các nghệ nhân trồng đào thất thốn thường có các xu hướng sau:
Dạng hình nấm: Dạng này thường được các nghệ nhân ở Hà Nội ưa chuộng khi trồng đào thất thốn Hà Nội.
Dạng cắt uốn theo các thế Bonsai: Một số nghệ nhân bonsai thường tỉa, uốn tạo các thế truyền thống.
Dạng cắt cành phát triển vươn ngang tự nhiên: Đây là dạng cây được bấm ngọn để tạo cành phát triển xa thân chính để cây hấp thụ được nhiều ánh sáng, cho trái nhiều, chín đỏ đều và ngọt.

    • Phòng trừ sâu bệnh:

Đào thất thốn Đà lạt cũng chịu ảnh hưởng bởi sâu bệnh như đào thường như sâu đục lá và quả. Tuy nhiên, đào thất thốn ít bị sâu đục thân hơn có thể do thân gỗ cứng hơn đào thường. Đặc biệt lưu ý không trồng gần các cây thuộc họ Hoa Hồng để tránh lây nhiễm bệnh.

Bạn đang xem bài viết: Đào thất thốn. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts