Đất dùng để trồng cây sen đá phát triển tốt
Chỉ bạn cách trồng Sen Đá bằng hạt tại nhà tỷ lệ mọc mầm cao |Cách trồng Sen đá những điều cần lưu ý Chỉ bạn cách trồng Sen Đá bằng hạt tại nhà tỷ lệ mọc mầm cao |Cách trồng Sen đá những điều cần lưu ý Đất dùng để trồng cây sen đá…
Đất dùng để trồng cây sen đá phát triển tốt
Ở bài viết “Cách chăm sóc sen đá cho người mới bắt đầu” Agridoctor đã nói cho bạn biết tầm quan trọng của đất trồng đối với cây sen đá và một số cách trộn đất dùng để nuôi cây sen đá. Khi đọc được bài viết đó, nhiều bạn đã gửi thư về Agridoctor mong muốn được biết nhiều hơn về các loại đất trồng sen đá và cách trộn hỗn hợp đất sao cho cây sen đá phát triển được tốt nhất. Nhận biết được mối quan tâm đó, hôm nay Agridoctor xin mang đến cho bạn đọc kiến thức về các loại đất được dùng để trồng cây sen đá.
I. Đặc điểm của đất trồng cây sen đá
Sen đá là loài sinh vật cảnh có nguồn gốc từ vùng khí hậu ôn đới nên đặc điểm của nó là thích khô nắng, thoáng mát, không chịu được nước nhiều, ngập úng. Chính vì vậy mà đất trồng sen đá cũng phải là loại đất có độ xốp cao, có nhiều lỗ thoát nước tốt, đồng thời cũng phải cung cấp được chất dinh dưỡng cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển.
Muốn đáp ứng được những điều kiện để phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây sen đá thì rất khó để tìm ra được loại đất nào như vậy ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như ở Việt Nam. Vì vậy các nhà vườn, các kỹ sư nông nghiệp đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra cách để có thể đáp ứng các nhu cầu trên của đất trồng sen đá chính là trộn hỗn hợp các loại đất lại với nhau để tạo nên môi trường phù hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của rễ cây sen đá.
Đất dùng để trồng cây sen đá (Nguồn:internet)
II. Những loại nguyên liệu phù hợp với sen đá và cách trộn hỗn hợp đất
1. Những loại nguyên liệu tạo nên hỗn hợp
Như những gì agridoctor nói sơ lược về đặc tính của sen đá thì ta có thể biết được sen đá là loài không chịu được ngập úng nên đất trồng sen đá cũng phải là loại có khả năng thoát nước tốt, có độ tơi xốp và cuối cùng là đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Những loại nguyên liệu có thể tạo nên sự cân bằng đó sẽ đến từ:
- Độ tơi xốp tạo nên từ: Tro trấu, trấu hun hoặc xơ dừa,…
- Độ thoáng khí, thoát nước nhanh có thể được tạo thành từ: đá perliti, đất akadama, xỉ than, viên đất nung, gạch non, đá nham thạch,…
- Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây thì chắc chắn đến từ những loại phân bón hữu cơ: phân bò, phân trùn quế,…
2. Cách sơ chế và cách trộn đất dùng để trồng cây sen đá:
Tùy vào từng nguyên liệu mà bạn phải có cách sơ chế sao cho phù hợp:
- Xỉ than: Loại nguyên liệu này thường được lấy từ than tổ ong đã quá sử dụng. Bạn nên bỏ than vào bao tải, nhúng vào nước trước khi đập nhỏ chúng ra để hạn chế bụi gây khó chịu. Đập vừa phải để xỉ than thành phẩm không quá nát vụn. Những hạt than vụn nhỏ bạn có thể trộn vào trong đất, hạt lớn hơn bạn có thể đem đi lót đáy chậu giúp làm thoáng đất. Lưu ý bạn phải đem đi rửa và ngâm vào vôi trong vòng 1 tuần để loại bỏ phèn trước khi sử dụng.
- Trấu hun: Đúng với tên của nó, chính là bạn tự mua trấu về và hun chúng lên, bạn nên hun kĩ trấu để giết chết mầm bệnh tiềm ẩn và loại bỏ hạt lúa còn sót lại để tránh trong quá trình trồng sen đá hạt lúa con mọc lên. Ngoài ra nếu bạn không biết cách hun trấu thì bạn có thể ngâm trấu trong nước khoảng mười ngày rồi ủ nó với trichoderma để tiêu diệt mầm bệnh tiềm ẩn.
- Xơ dừa: Để sử dụng xơ dừa bạn nên xé vụn, xả sạch với nước sau đó ngâm với vôi 3 ngày rồi xả sạch, vắt ráo rồi phơi khô trước khi sử dụng.
- Đất Akadama hoặc đá Perlite: Hai loại đất này đều có hình dáng viên nhỏ và có độ thoát nước tốt. Bạn có thể mua ở tiệm cây giống và cây cảnh. Ngoài có tác dụng là làm đất tơi xốp và thoát nước tốt, đá perlite và đất akadama còn cung cấp khoáng chất giúp cây phát triển rễ tốt hơn.
Đất akadama trồng sen đá (Nguồn: internet)
Cách trộn đất dùng để trồng sen đá:
Để có được hỗn hợp đất dùng để trồng sen đá bạn cần phải trộn các nguyên liệu sau khi được xử lý theo một tỉ lệ phù hợp. Sau đây là một số cách trộn hỗn hợp đất dùng để trồng sen đá:
- Hỗn hợp một: Đất Akadama, phân hữu cơ, trấu hun theo tỉ lệ 2:1:1
- Hỗn hợp hai: Xơ dừa, phân hữu cơ, trấu hun theo tỷ lệ 2:1:2
- Hỗn hợp ba: Xỉ than, đá perlite, phân hữu cơ theo tỷ lệ 2:1:2
Trong quá trình trộn, bạn nên kiểm tra độ xốp của đất bằng cách dùng tay nắm chặt hỗn hợp đất dùng để trồng sen đá sau đó mở tay ra. Nếu hỗn hợp đất không vón cục thì bạn đã trộn hỗn hợp thành công. Đất dùng để trồng sen đá chưa đủ độ tơi xốp sẽ bị vón cục, bạn nên trộn thêm ít xỉ than hay đá perlite hoặc đất akadama để tăng độ tơi xốp cho đất.
3. Cách sử dụng đất dùng để trồng sen đá
Sau khi có hỗn hợp đất dùng để trồng sen đá, chúng ta sẽ tiến hành trồng cây sen đá vào chậu theo đúng kỹ thuật như sau:
- Thứ nhất bạn nên chọn chậu có các lỗ thoát nước, sau đó bạn lót một lớp xỉ than vào đáy chậu, bạn lấp khoảng 1/4 chậu cây. Lưu ý bạn nên chọn những hạt xỉ than lớn hơn so với lỗ thoát nước của chậu để tránh trường hợp đất bị trôi khỏi chậu. Lớp lót này sẽ giúp việc thoát nước tốt khi chậu cây gặp trời mưa hoặc những lúc bạn tưới nước quá tay.
- Tiếp theo là bạn sẽ đổ hỗn hợp đất dùng để trồng sen đá đã trộn vào chậu. Lớp đất này sẽ cao 1/2 chậu và có nhiệm vụ là nuôi rễ, nuôi cây sinh trưởng và phát triển.
- Cuối cùng là đặt sen đá vào theo hướng thẳng đứng rồi cố định sen đá bằng một lớp xỉ than có kích thước nhỏ hoặc có thể dùng đá perlite, đất akadama đắp lên trên. Lớp trên cùng này sẽ giúp cho bề mặt đất trồng được thông thoáng và tránh tình trạng văng, tràn đất khi tưới nước cho cây sen đá.
Sau khi trồng xong sen đá bằng hỗn hợp đất bạn nên để cây tránh ánh nắng mặt trời và tưới nước cho cây sau từ 2-3 ngày để sen đá có thời gian thích nghi với môi trường mới.
Cách sử dụng đất dùng để trồng sen đá (Nguồn: internet)
Trên đây là các thành phần và cách trộn đất dùng để trồng cây sen đá mà agridoctor muốn giới thiệu đến bạn đọc. Chúc bạn đọc có thể thành công trồng một cây sen đá thật xinh xắn!
Ý kiến bạn đọc
Cùng chuyên mục
Xu hướng nuôi cá rồng làm cảnh hiện đang phát triển nở rộ ở nhiều nơi. Vốn là loài cá cảnh có vẻ ngoài đẹp mắt, độc đáo cùng giá trị đắt đỏ, cá rồng được nhiều người chơi cá cảnh yêu thích chuộng nuôi. Ngoài ra, loài cá này còn được nuôi theo hướng phong thủy. Cá rồng không phải là loại cá cảnh dễ nuôi. Đối với những người yêu thích cá rồng và muốn nuôi cá rồng lần đầu, chắc hẳn sẽ cảm thấy khó khăn trong việc chọn giống cá, thiết kế hồ nuôi cũng như chăm sóc cá. Để giúp mọi người hiểu hơn về cách nuôi cá rồng chuẩn, để cá lên màu đẹp, thông tin nông nghiệp xin chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá rồng chi tiết cho người mới bắt đầu được cập nhật trong bài viết sau
Ngày nay, nhu cầu câu cá để giải trí, thư giãn ngày càng cao. Ngoài những loại cá quen thuộc như cá ba sa, cá trắm, cá chép, cá tai tượng cũng là một trong những loại cá da trơn được nhiều người câu ưa chuộng. Cách câu cá tai tượng không khó nếu bạn có được loại mồi câu mà cá yêu thích. Bài viết hôm nay, thông tin nông nghiệp sẽ hướng dẫn đến mọi người các cách làm mồi câu cá tai tượng cực bén, dễ thực hiện.
Hiện nay, phong trào “bỏ phố về quê”, “làm giàu từ nông nghiệp” đang nở rộ ở nhiều nơi. Nếu bà con đang có ý định phát triển kinh tế từ nông nghiệp, thì hãy cùng thông tin nông nghiệp tham khảo 10 cây trồng nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng phát triển tốt. Tùy vào kiến thức, kinh nghiệm về loại cây trồng và điều kiện tài chính, bà con có thể thử sức khởi nghiệp với các giống cây này.
Mèo là giống vật nuôi thân thiện, gần gũi với con người. Hiện nay, mèo được nuôi làm cảnh, thú cưng khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh những giống mèo quen thuộc, được nuôi phổ biến khắp nơi, trên thế giới còn có một số giống mèo có ngoại hình độc đáo, nổi bật, có giá trị đắt đỏ, được các đại gia săn lùng. Bài viết hôm nay, thông tin nông nghiệp sẽ cùng mọi người điểm qua top 6 giống mèo nước ngoài sở hữu vẻ ngoài độc lạ, có giá bán cao nhất hiện nay.